Thứ ba, 07/05/2024 01:35
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 26/02/2022 07:00

Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội chỉ 6 điều “KHÔNG ĐÚNG” về Covid-19

Số ca F0 liên tục tăng mạnh những ngày qua ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của người dân. Do đó, chuyên gia y tế chỉ ra 6 “KHÔNG ĐÚNG” về Covid-19 để mọi người hiểu rõ, tránh bị nhầm lẫn.

bs hieu

Trước tình hình các ca nhiễm Covid-19 đang tăng nhanh, nhiều người dân không tránh khỏi tâm lý hoang mang, lo sợ. Điều này đã dẫn đến nhiều quan niệm sai lầm, không chính xác do mọi người truyền tai nhau.

Từ thực tế này, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu - Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã có những chia sẻ, giải đáp trên trang cá nhân Faceboock của mình về các vấn đề liên quan tới Covid-19 hiện nay.

Theo PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu có 6 điều “KHÔNG ĐÚNG” mà mọi người thường truyền tai nhau dễ dẫn đến hiểu sai lầm.

Nhiễm SARS-CoV-2 đồng nghĩa bị bệnh Covid-19: KHÔNG ĐÚNG

Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho rằng, nhiễm SARS-CoV-2 đơn giản là virus vào cơ thể. Bệnh Covid-19 là khi miễn dịch của cơ thể gây phản ứng quá mẫn dẫn đến tổn thương phổi và nặng hơn là các cơ quan khác. Để nhận định dấu hiệu tổn thương phổi cần theo dõi nồng độ oxy (SpO2). Miễn dịch quá mẫn nếu có thường xảy ra ngày 5-10 từ khi có triệu chứng vì vậy thời gian theo dõi sức khỏe là 10 ngày từ khởi phát triệu chứng.

Nhiễm SARS-CoV-2 phải vào viện điều trị: KHÔNG ĐÚNG

Bác sĩ Hiếu cho biết, nếu đã tiêm vaccine thì 99% triệu chứng nhẹ và không chuyển thành bệnh Covid-19 theo định nghĩa ở điều 1.

Trường hợp không có bệnh thì không cần điều trị/chữa cũng không cần vào viện, miễn là ở nhà kiên trì theo dõi SpO2.

Với người bị bệnh tiểu đường, bác sĩ khuyên thêm cần kiểm tra đường huyết thường xuyên hơn bình thường.

BS HIEU

Chia sẻ của bác sĩ Hiếu liên quan đến Covid-19 trên trang cá nhân (Ảnh chụp màn hình)

Bệnh Covid-19 có thể điều trị tại nhà: KHÔNG ĐÚNG

Bệnh Covid-19 có nghĩa là đã có tổn thương phổi (biểu hiện ra là khó thở, tụt oxy) hoặc biến chứng khác. Một khi đã có bệnh thì phải vào viện, vì còn cần nhiều biện pháp theo dõi/thuốc khác chỉ dùng được ở viện, hoặc có các biến chứng chỉ chẩn đoán/điều trị được ở viện.

Test nhanh âm tính là khỏi bệnh: KHÔNG ĐÚNG

Vị chuyên gia cho rằng, test nhanh âm tính là nguy cơ lây thấp vì còn ít/ không còn virus ở đường hô hấp trên. Cái này không liên quan đến bệnh Covid-19 (ở phổi). Chính khi lượng virus xuống là khi miễn dịch lên và có thể thành quá mẫn và chuyển thành bệnh Covid-19. Vậy nên dù ngày thứ 5 test nhanh âm tính thì không được chủ quan mà vẫn phải theo dõi SpO2 đủ 10 ngày.

Test PCR dương tính tức là vẫn còn bệnh: KHÔNG ĐÚNG.

Bác sĩ cho rằng, một là như điều 1, không phải ai nhiễm SARS-CoV-2 cũng có bệnh Covid-19.

Hai là xét nghiệm PCR nhận định đoạn gien của virus, không phân biệt được virus đó sống hay chết. Nếu một người có miễn dịch bình thường (Ví dụ không uống thuốc ức chế miễn dịch hay bị ung thư máu,...), qua 10 ngày theo dõi và khỏe nhưng PCR vẫn dương tính thì đó là xác virus không có khả năng lây bệnh hay gây bệnh.

Theo Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, nhìn chung test lại PCR ở đa số F0 không có nghĩa lý gì, chỉ tốn tiền. Test lại PCR âm hay dương cũng không liên quan gì đến nguy cơ hậu Covid.

covidd

Số ca mắc Covid-19 đang tăng mạnh những ngày vừa qua (Ảnh minh họa)

Cứ có thuốc uống là tốt: KHÔNG ĐÚNG

Bác sĩ Hiếu đính chính lại, có thuốc Đúng và uống Đúng thời điểm là tốt. Các thuốc Đúng có thể dùng ở cộng đồng, theo độ quan trọng:

- Vaccine. Thời điểm đúng: sớm nhất có thể ở người lớn và trẻ trên 12 tuổi. Loại vaccine thì khó bàn vì là chính sách.

- Corticoid. Thời điểm đúng: khi bắt đầu có dấu hiệu tụt SpO2.

Lý giải việc cần đúng thời điểm, bác sĩ cho rằng nếu dùng sớm quá lúc virus đang nhân chia nguy cơ sẽ gây bùng phát nặng hơn. Còn nếu dùng muộn quá (Ví dụ do chủ quan không theo dõi SpO2) thì lỡ thời cơ ngăn chặn tổn thương phổi tiến triển, gây nguy hiểm.

- Molnupiravir có nguồn gốc tin cậy. Thời điểm đúng: trước ngày thứ 5 của triệu chứng.

Nhiều người cho rằng, thuốc này 'như thần', uống vào test âm rất nhanh nhưng bác sĩ Hiếu nhắc đọc lại điều (4) thì thấy là test âm rồi vẫn phải theo dõi đủ 10 ngày. Thuốc không dùng được cho phụ nữ có thai và những đối tượng nam nữ trẻ tuổi cũng không nên dùng.

Phân loại các thuốc và "thuốc" còn lại như sau:

- Thuốc chữa triệu chứng dù không thay đổi lộ trình bệnh (paracetamol để hạ sốt, oresol bù điện giải).

- Thuốc đã chứng minh không có tác dụng với Covid-19 và thậm chí có hại: aspirin, hydroxychloroquine, ivermectin, azithromycin, thuốc xanh đỏ,...

- "Thuốc" bổ không thay đổi lộ trình bệnh (vitamin C, thymomodulin, các thể loại thực phẩm chức năng).

Vị chuyên gia nhấn mạnh, Covid-19 là bệnh do miễn dịch quá mẫn, thuốc điều trị hiệu quả đều là thuốc ức chế miễn dịch. Do đó, vitamin C không tăng sức đề kháng, người bệnh không nhất thiết phải sử dụng.

Bác sĩ Hiếu nói thêm, người mắc Covid-19 cần bình tĩnh, không sử dụng các loại thuốc truyền tai nhau,... tránh “rước họa vào thân”.

-->> 3 ĐỪNG khi điều trị F0 tại nhà: “Tiền mất, tật mang”, không thấy khỏe lên, có khi còn mang thêm di chứng

Thúy Ngà  
Từ vụ bé gái 5 tuổi bị chó dữ tấn công: Phòng tránh nguy cơ cho trẻ bằng cách nào?
Chuyên gia đưa 3 khuyến cáo giúp phòng chống cúm A/H5N1
Bác sĩ hướng dẫn cách giúp trẻ thoát hiểm khi hóc dị vật đường thở
Miền Bắc trở lạnh, bác sĩ chuyên khoa lưu ý gì về bệnh viêm đường hô hấp cấp ở trẻ nhỏ?
Cảnh báo 4 bệnh trẻ nhỏ thường mắc vào dịp đầu năm
Học cách sống chung với bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Dấu hiệu đặc trưng và cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm ngày Tết
Nữ sinh viên năm nhất vô tình phát hiện buồng trứng đa nang, bác sĩ đưa lời cảnh báo
Gia tăng người nhập viện do bệnh tim mạch: Phòng tránh thế nào khi trời trở lạnh?
Người già và trẻ nhỏ mắc cúm A tăng đột biến: Dấu hiệu nào nhận biết, phòng bệnh thế nào?
Mỏi mắt tìm sữa chuẩn cho con, hợp túi tiền cho mẹ
Vì sao chơi thể thao khi trời lạnh dễ bị đột quỵ?
Báo động ngộ độc thuốc lá điện tử, bác sĩ đề xuất cấm khẩn cấp
Nguy cơ sâu răng sớm ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị nhanh phục hồi
Hệ thống tiêm chủng VNVC được vinh danh uy tín nhất 2023
Cha mẹ thường ép trẻ đi tất khi ngủ nhưng lại không hay biết sự thật này
Viêm loét da vì tự ý mua thuốc điều trị kiến ba khoang
Gia tăng 20 - 30%, làm gì để tránh đột quỵ khi trời trở lạnh?
Báo động trẻ bị ngộ độc thuốc và hóa chất tại nhà: Phòng thế nào, xử lý ra sao?
Ăn bao nhiêu thịt mỗi ngày để tốt cho sức khỏe?
Xem thêm