Chủ nhật, 05/05/2024 16:52
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 25/01/2022 06:00

Nỗi lòng người xa quê khi "Tết này con không về"

Tết đến, Xuân sang là thời điểm để mỗi người xa quê được trở về sum vầy với gia đình. Thế nhưng, vì dịch Covid-19 nhiều người đành ngậm ngùi “Tết này con không về”.

Những ngày cận Tết Nguyên đán, khi không khí xuân đang ngập tràn khắp con đường, ngõ hẹp, đâu đâu cũng vang lên những ca khúc chào xuân khiến nhiều lao động không khỏi háo hức không khí tết. Nhưng với tình hình dịch bệnh như năm nay, việc về quê của nhiều người vẫn bỏ ngỏ.

biaaaa

Gần một năm chưa về quê, vợ chồng chị Phùng Thị Hoài (Hà Nội) rất mong đến Tết để có thời gian dài được về đoàn tụ cùng gia đình. Tuy nhiên, việc về quê tận Hà Giang với chị quả thật là chuyện phải tính toán.

“Được nghỉ 2 ngày cuối tuần nhưng nếu về quê thì nguyên thời gian di chuyển đã chiếm trọn, về được 2 - 3 tiếng chưa kịp nghỉ ngơi lại phải đi luôn rất vất vả mà tiền đi xe cũng không rẻ. Nên vợ chồng tôi đành bảo nhau, cố gắng làm việc và tích lũy để khi về quê có một cái Tết đong đầy”, chị Hoài chia sẻ việc về quê ngày thường.

Tưởng chừng điều mong muốn nhỏ nhoi của chị Hoài sẽ dễ thực hiện, nhưng năm nay dịch bệnh diễn biến phức tạp, công việc không ổn định nên việc về quê ăn Tết của vợ chồng chị Hoài vẫn bỏ ngỏ.

"Dịch bệnh diễn biến phức tạp, mất việc liên tục, lương tháng có tháng không khiến kinh tế cũng eo hẹp. Hơn nữa, mỗi địa phương quy định một kiểu cách ly nên em cũng không dám đi đâu, ở nhà thôi. Không về quê cũng buồn và tủi thân lắm vì dù sao đón Tết ở quê vẫn vui hơn vì có gia đình rồi bạn bè nữa", chị Hoài tâm sự.

Chị Phạm Hương Giang (quê ở Quảng Ninh) nghẹn ngào tâm sự, Tết đến chi mong lắm được về quê đoàn tụ nhưng đứng trước câu hỏi "Tết này có về không" cùng sự ngóng trông của bố mẹ, chị lại thấy nhói lòng.

Những ngày cận Tết, chị càng cồn cào nhớ cảm giác được về quê ăn Tết như ngày còn chưa lấy chồng. Chị Giang tâm sự, vì dịch bệnh nên năm nay chị chưa thể đưa con về quê thăm ông bà ngoại.

“Tôi cũng dự định Tết này về quê để ông bà được gặp mặt cháu. Nhưng, tình hình dịch căng thẳng quá, đường sá xa xôi mà con còn nhỏ, chưa được tiêm vắc-xin phòng Covid-19 nên đi đâu cũng không yên tâm. Nếu có vấn đề gì phát sinh thì khổ cả con và ông bà ở quê nữa, nên cả hai vợ chồng quyết định ở lại Hà Nội đón Tết năm nay”, chị Giang buồn rầu tâm sự.

Chị Giang chia sẻ thêm, ở Quảng Ninh đã xuất hiện thêm nhiều ca nhiễm mới trong cộng đồng, tình hình dịch cũng diễn biến hết sức phức tạp. Nếu như kịch bản năm ngoái, tỉnh lập chốt chặn, cách ly và kiểm soát chặt chẽ người ra vào địa bàn, thì lỡ dở hết công việc của hai vợ chồng.

Mỗi lần gọi điện thoại, bố mẹ chị đều hỏi bao giờ thì đưa con về. Biết ông bà nhớ cháu nhưng với vợ chồng chị Giang, an toàn sức khỏe của gia đình và người thân là ưu tiên được đặt lên hàng đầu. Nhìn đứa con tíu tít ê a với ông bà qua màn hình điện thoại, chị càng cảm thấy chạnh lòng.

“Đành đợi ra Giêng xem tình hình dịch bệnh có khả quan hơn không khi đó chúng tôi sẽ về quê, coi như ăn Tết muộn. Dù rất muốn được về nhưng tôi cũng đành gác lại mong muốn đó vì tình hình dịch bệnh chung, cũng đành lỗi hẹn với người thân rằng “Tết này con không về”. Ai đang ở đâu thì ở yên đó để dịch bệnh không nghiêm trọng hơn”, chị Giang nói.

Tuy nhiên, với nhiều người Tết là thời điểm sum họp gia đình nên họ cho rằng chỉ cần cố gắng tuân thủ các quy định phòng dịch thì vẫn có một cái Tết đoàn viên.

Chị Phạm Hồng Hạnh (quê Vĩnh Phúc) cho hay: "Trước khi về quê, tôi cũng đi xét nghiệm âm tính rồi mới về. Nên tôi rất háo hức và mong ngóng được về quê vì đã nửa năm chưa được về với bố mẹ".

IMG_E1723

Chị Hạnh sắm sửa, sắp xếp đồ đạc để chuẩn bị về quê đoàn tụ với gia đình

Tại căn nhà ở Hà Nội, chị Hạnh đã trang trí cành đào để nhà có không khí Tết: “Giống như mọi năm, tôi luôn mua đào quất sớm để có không khí Tết tại Hà Nội, sau đó khi được nghỉ làm cả nhà sẽ lên xe về quê đón Tết với ông bà”.

Năm nay, dịch bệnh diễn biến phức tạp khiến bao người con xa quê đành phải "xuân này con không về". Chính vì thế, một trong những mong muốn lớn nhất của mọi người là dịch bệnh được đẩy lùi để mỗi dịp Tết đến xuân về không còn sự ngăn cách.

-->> Mặc cảm vì Tết không thể... “mang tiền về cho mẹ”

Thúy Ngà  
Công việc nhàm chán gây mất 37% trí nhớ sau tuổi 70
Chán cảnh nghỉ lễ dài ngày rồi lại làm bù
'Siêu phủi' Racheen Bello dự giải bóng đá 7 người tỉnh Thanh Hóa
Già hóa dân số tại Việt Nam: Phụ nữ cao tuổi chịu nhiều ảnh hưởng nhất
3 bước từ bỏ Google
Học viện cưỡi ngựa Hoàng Gia ghi danh Việt Nam lên bản đồ môn thể thao quý tộc thế giới
Gần 1.500 công trình đề cử tham gia giải thưởng VinFuture 2024
Lên núi Thạch Bàn tận mắt xem nơi tiên đánh cờ
Ngắm bình minh đẹp như tranh vẽ tại bến Ninh Kiều, chợ nổi Cái Răng
'Ngân hàng sữa mẹ” cưu mang sức khỏe đầu đời cho trẻ sơ sinh
Đồng hồ 7 tỷ đồng xem giờ bằng cách… đếm hoa
5 món lẩu chay nghe lạ tai nhưng thơm ngon, thanh lành
Messi, Ronaldo đi giày của hãng nào?
Gửi 50 đơn hàng đồ ăn đến nhà chơi khăm bạn gái cũ
Vụ “chặt chém” khách Tây 3 quả dứa 500 nghìn đồng gây xôn xao dư luận
Du khách tới huyện đảo Vân Đồn không được mang theo các sản phẩm nhựa
Dự báo thời tiết 30/4: Miền Bắc nhiều nơi nắng gắt, đêm có mưa giông
Lễ thượng cờ thiêng liêng mừng chiến thắng 30/4 tại quảng trường Ba Đình
Sôi động Khai mạc Giải đua ngựa Shanrila Mường Lò trong rừng trúc đẹp nhất Việt Nam
Đau bụng âm ỉ cả tháng, bất ngờ phát hiện xương cá đâm xuyên thành ruột
Xem thêm