Thứ bảy, 04/05/2024 03:49
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 18/03/2018 17:49

Những tai biến phổ biến khi sinh

Dưới đây là một số tai biến nguy hiểm khi sinh nở cần biết để có giải pháp kiểm soát hiệu quả.

Vỡ tử cung là tai biến nguy hiểm khi sinh

Vỡ tử cung là trường hợp tử cung bị vỡ, làm buồng tử cung thông với ổ bụng, phức tạp hơn là tổn thương đến cả bàng quang hoặc đường tiêu hoá. Vỡ tử cung thường xảy ra trong chuyển dạ, nhưng cũng có thể xảy ra trong thời kỳ mang thai.

Thông thường, khi tử cung vỡ, thai nhi sẽ chết và nếu không được xử trí kịp thời thai phụ có thể cũng bị tử vong.

Vỡ tử cung có nhiều nguyên nhân. Có thể do người mẹ có khung chậu xương bất thường, tử cung kém phát triển, tử cung đôi, sẹo tử cung do các phẫu thuật phụ khoa hay mổ đẻ trước đó, tử cung co bóp quá mạnh hay sinh đẻ nhiều lần…

Ngoài ra, vỡ tử cung cũng có thể xảy ra do thai nhi gặp một số bất thường về phát triển, vị trí…

Các trường hợp vỡ tử cung trong chuyển dạ thông thường các bác sĩ phải mổ cấp cứu để cứu mẹ và con (nếu có thể) và xử trí thương tổn, bảo tồn tử cung... cho người mẹ, đồng thời người mẹ sẽ được theo dõi chặt chẽ trong thời kỳ hậu phẫu để phát hiện nhiễm khuẩn sau mổ.

Băng huyết sau sinh

Băng huyết sau sinh thường xảy ra trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh. Sản phụ được xác định là bị băng huyết sau sinh nếu như lượng máu tiếp tục ra trên 500ml sau sinh ngã âm đạo hoặc trên 1.000ml sau mổ lấy thai.

Tuỳ thuộc vào mức độ mất máu và việc hồi sức, cầm máu có kịp thời hay không mà băng huyết sau sinh có thể gây ra nhiều biến chứng nặng, nhẹ khác nhau: choáng do giảm thể tích tuần hoàn, đưa đến suy thận, suy đa cơ quan và có thể tử vong; dễ nhiễm trùng hậu sản; thiếu máu; viêm tắc tĩnh mạch; hội chứng Sheehan (do hoại tử tuyến yên dẫn đến suy nhược, gầy ốm, rụng lông tóc, mất sữa, vô kinh); không thể có thêm con trong trường hợp phải cắt tử cung. Băng huyết sau sinh thường gặp ở những thai phụ sinh nhiều lần, con to, nạo thai nhiều lần, có vết mổ ở tử cung.

Thuyên tắc ối

Thuyên tắc ối là một tai biến sản khoa rất hiếm gặp và rất nguy hiểm. Tần suất thuyên tắc ối khoảng 1/8.000 - 1/80.000 ca sinh, tỉ lệ tử vong mẹ khoảng 80%. Thuyên tắc ối thường xảy ra ở giai đoạn chuyển dạ, sổ thai hoặc sau sổ nhau.

Ngoài ra, thuyên tắc ối cũng có thể xảy ra khi nạo phá thai, tiêm dung dịch hủy thai, truyền dịch vào buồng ối để điều trị thiểu ối nặng trong chuyển dạ, chọc dò ối, mổ lấy thai, bóc nhau… Đây là tai biến sản khoa không thể tiên lượng được, không thể phòng ngừa được và không thể điều trị được.

tai-bien

Trẻ được sinh tại bệnh viện trong điều kiện vô khuẩn sẽ giảm được nguy cơ bị uốn ván (Ảnh: Arena Pública)

-> 5 động tác giúp giảm đau vai gáy triệt để cho dân văn phòng

Uốn ván dây rốn

Uốn ván rốn sơ sinh (sài uốn ván) do trực khuẩn uốn ván gây ra. Vi khuẩn xâm nhập cơ thể của trẻ qua vết cắt rốn do các dụng cụ đỡ đẻ hoặc tay người đỡ không được diệt khuẩn. Đây là bệnh nguy hiểm, gây tử vong cao cho trẻ.

Để phòng ngừa uốn ván rốn cho trẻ, người mẹ cần tiêm vắc-xin trước khi sinh để có thể truyền cho thai nhi lượng miễn dịch chống uốn ván. Ngoài ra, người mẹ khi chuyển dạ phải đến trạm y tế, bệnh viện để được sự hỗ trợ của các nhân viên y tế, bác sĩ và sinh nở trong môi trường vô khuẩn với quy trình y tế chặt chẽ.

Tuyệt đối không được tự đẻ ở nhà hay cắt dây rốn kiểu dân gian như cắt rốn bằng dao cau, cật nứa, dao lam… gây nhiễm trùng và ảnh hưởng lâu dài, nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ.

Những ngày sau sinh phải chú ý giữ rốn bé sạch cho đến khi rốn rụng và khô sẹo. Rốn ướt, có mùi hôi hoặc dịch mủ, máu chảy, gia đình cần đưa trẻ đến cơ sở y tế.

Tiền sản giật

Tiền sản giật là nguyên nhân của nhiều tai biến sản khoa như đẻ non, thai chết lưu, nhau bong non… có thể đe dọa tính mạng cả mẹ và con.

Các xét nghiệm máu hiện đại cho phép phát hiện sớm nguy cơ tiền sản giật ở 20 tuần tuổi thai. Kết quả các chỉ số này sẽ giúp dự đoán nguy cơ gây tiền sản giật, từ đó các bác sĩ kịp thời đưa ra các phương hướng theo dõi và điều trị thích hợp trong thai kỳ.

Nếu không tiền sản giật có thể trở thành sản giật gây nhiều biến chứng nặng nề cho cả mẹ và con.

Phụ nữ mang thai nên cẩn trọng đề phòng tiền sản giật, đặc biệt là những người có tiền sử bị cao huyết áp, chỉ số BMI cao, mang thai lần đầu, mang thai khi đã lớn tuổi, tốt nhất nên thăm khám thai đều đặn suốt thai kỳ. Khi có dấu hiệu sinh, người mẹ cần đến ngay cơ sở y tế để được hỗ trợ.

Video: Thót tim cảnh mẹ cứu con trước mũi xe bán tải

Phương Vũ  
Khám miễn phí cho trẻ đặc biệt nhân Tháng Tự kỷ Thế giới
'Học lỏm' 4 mỹ nhân Việt phối đồ độc - lạ - chất
Mệt mỏi vì nổi mụn, “bỏ túi” ngay 7 giải pháp cho mùa hè năm nay
Điều gì xảy ra với cơ thể khi luôn ăn tối trước 19h?
Phát hiện bệnh nguy hiểm từ những lần đổ mồ hôi bất thường
Tại sao nên sử dụng thực phẩm bổ sung để hỗ trợ sức khỏe âm đạo?
2 người tử vong do nắng nóng: Bác sĩ chỉ dấu hiệu cần đề phòng
4 biện pháp phòng ngừa tránh say nắng cực hiệu quả
Có nên tắm nhiều lần để giải nhiệt khi trời nắng nóng?
Hầu hết người già sống tới 80 không làm 4 điều này ở tuổi 60
Vỡ thai ngoài tử cung do chủ quan: Bác sĩ chuyên khoa nói gì?
Cách chữa da cháy nắng sau khi tắm biển ngày hè
Kiểu tóc tết điệu đà, ngọt ngào là hottrend của GenZ năm 2024
Mỗi tối ăn 1 tép tỏi, điều kỳ diệu gì xảy ra với cơ thể bạn?
7 bí quyết giúp bạn trẻ hơn tuổi thật mà không cần phẫu thuật thẩm mỹ
Tại sao giá túi Hermes Birkin lại đắt đỏ?
Tưởng bị viêm khớp, đi khám phát hiện ra hội chứng ống cổ tay
Mặt biến dạng sau 3 ngày cắt môi hình trái tim
Trẻ trung, sành điệu với công thức diện áo thun và quần jeans
5 kiểu áo xinh xắn, lên hình đẹp chuẩn 'nàng thơ' khi đi du lịch
Xem thêm