Thứ hai, 06/05/2024 19:45
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 23/06/2019 19:00

Người phụ nữ sống trong căn phòng trọ 6m2, 10 năm mưu sinh giữa thủ đô

10 năm nay người phụ nữ ấy mưu sinh giữa thủ đô bằng gánh hàng rong để kiếm tiền nuôi gia đình và những đứa con ở quê nhà.

64846194_466644220779901_5913091599088222208_n

Căn phòng vẻn vẹn 6m2 của cô Trần Thị Loan tại phố Tân Ấp , Hà Nội

10 năm mưu sinh thủ đô với những gánh hàng

Nằm sâu trong phố Tân Ấp, Phúc Xa, Ba Đình, Hà Nội – khu ổ chuột ven thành phố là ngôi nhà có căn gác nhỏ, nơi trú mưa, che nắng của người phụ nữ tên Trần Thị Loan 46 tuổi quê ở Hà Nam.

Để vào được ngôi nhà phải đi qua 1 con ngõ dài và hẹp 2 xe máy không tránh nổi nhau. Căn nhà ọp ẹp, cũ kĩ nằm gọn lỏn 1 góc bên những ngôi nhà san sát nhau. Đi qua mấy chục bậc cầu thang và những mảng tường loang lổ bong tróc là căn gác nhỏ 6m2 nơi cô Loan thuê trọ.

Căn phòng nhỏ và tối, kể cả ban ngày nếu không bật đèn cũng khó nhìn rõ mặt người. Trong phòng cũng không có gì có giá trị ngoài mấy bộ quần áo lao động, 1 vài cái xoong nồi bát đĩa nấu ăn và những vật dụng linh tinh.

Kể về công việc hàng ngày của mình cô Loan cho biết: "Cô ra khỏi nhà từ lúc trời còn chưa sáng, tối về đến nhà cũng 9 - 10 giờ đêm, về ngả lưng 1 lúc rồi 4-5h sáng lại đi lấy hàng. Ở rộng làm gì cho phí, tiết kiệm được đồng nào hay đồng ấy gửi về cho chú nuôi các em".

Cô Loan là dân tỉnh lẻ, lăn lộn ở xứ này gần 10 năm nay để kiếm sống với nghề bán hàng rong, vài năm trước cô bán hàng chỉ với đôi quang gánh với các mặt hàng như mấy mớ rau, mấy củ hành, quả chanh, quả ớt... Gần đây sức khoẻ đi xuống, cô không quẩy quang gánh đi bộ khắp các phố phường ngõ ngách nữa, cô mua 1 chiếc xe đạp cũ đi bán hoa quả lấy từ chợ đầu mối Long Biên.

Cô Loan kể: "Sáng 3 - 4 giờ khi người ta đang yên giấc thì mình lọ mọ dậy dắt xe đạp ra khỏi nhà, đạp ra chợ Long Biên lấy hàng xong cũng tầm 5 giờ là bắt đầu rong ruổi cả ngày trên các con phố không cố định địa bàn nào cả".

Những người lao động như cô Loan từ quê lên thành phố kiếm sống chỉ mong 1 ngày bán hàng lãi được một hai trăm nghìn tiết kiệm gửi về quê cho gia đình. Cô Loan kể, buổi trưa cô ăn uống ở ngoài, hôm nào bán được hàng thì dám ăn bún hoặc ăn cơm nhưng cũng không quá 20 nghìn đồng 1 bữa. Có những ngày đã ế hàng lại bị phường thu mất xe là ngày hôm ấy coi như mất cả vốn lẫn lãi, lại thêm cả tiền nộp phạt để lấy xe đạp về.

Ngày nắng cũng như ngày mưa, đôi dép mòn quẹt, đôi vai gầy guộc ấy hàng ngày vẫn lam lũ tần tảo rong ruổi khắp các nẻo đường.

"Có những hôm đang đạp xe thì gặp mưa, về ốm mấy ngày không dậy đi chợ được, nằm nhà mà lòng nóng như lửa đốt, nghỉ chợ đã không kiếm được đồng nào lại còn tốn thêm tiền ăn uống thuốc thang", cô Loan tâm sự.

Giữa phố phường lung linh sắc màu các nhà hàng quán xá sang trọng mọc lên như nấm, những gánh hàng rong dường như gặp nhiều khó khăn hơn trước, họ phải chắt chiu tằn tiện mọi chi phí sinh hoạt để tiết kiệm gửi về trang trải cuộc sống gia đình.

Nỗi niềm thương nhớ chồng con

Khi hỏi về gia đình cô ở quê thế nào, cô Loan tâm sự: "Vợ chồng cô lấy nhau hơn 20 năm nay, được 2 đứa con nhưng chưa bao giờ chú ấy đánh mắng hay nặng lời với vợ con, luôn nghĩ cho vợ con trong bất cứ hoàn cảnh nào."

Chồng cô Loan hơn cô 7 tuổi, ở quê ngày mùa thì trồng trọt cấy hái, hết mùa thì chú đi thợ xây, cô chú có 2 người con, 1 đứa chuẩn bị thi vào đại học, 1 đứa sắp vào lớp 9. Khi nhắc đến chồng con gương mặt rám nắng của người phụ nữ ấy trở nên rạng rỡ, ánh mắt như hiện lên sự yêu thương vô hạn cùng niềm tự hào.

"Cô đi lên trên này 1 mình là chú ở nhà vất vả. Lẽ ra phụ nữ phải quán xuyến việc nhà chăm lo con cái nhưng việc đó chú lại làm thay cô, không oán thán nửa lời. Nhớ nhà nhớ con là cô đón xe về, biết cô về là ở nhà có gì ngon chú đều để phần cho cô. Nhà có công có việc chú cũng dậy sớm làm hết những gì có thể để cô đỡ phải làm".

Không khó để gặp những gánh hàng rong trên những con phố như Hàng Bạc, Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Bông, Hàng Gai... số tiền họ kiếm được từ những mẹt hàng không nhiều nhưng so với ở quê thì có thể nó sẽ trang trải được ít nhiều cho những lo toan cơm áo gạo tiền, nuôi con cái ăn học.

Phụ nữ 1 thân 1 mình bươn chải nơi đất khách quê người như cô Loan có lẽ niềm an ủi duy nhất là gia đình, là chồng và những đứa con.

Lau vội giọt mồ hôi đang chảy dài trên gò má, người phụ nữ ấy mỉm cười nói: "Gia đình hạnh phúc mới quan trọng, con cái ngoan ngoãn ăn học thành người mới quan trọng, còn cô sao cũng được, cô không quan trọng".

-> Người nghệ sĩ một thời và cuộc sống mưu sinh bằng vé số

Thu Chang  
Khơi lại sai lầm chồng ngoại tình khác nào 'đòn tra tấn'
Tình cờ chạm mặt chồng cũ, tôi đi từ bất ngờ này sang cú sốc khác
Lợi ích của màn dạo đầu khi bước vào 'cuộc yêu'
Chồng ngoại tình khi chúng tôi đang nỗ lực làm thụ tinh ống nghiệm
Phụ nữ bỗng nhiên có ham muốn tình dục lớn hơn bình thường cần đặc biệt chú ý
Tôi bỏ anh giám đốc giàu có để yêu chàng nhân viên nghèo
Đang hạnh phúc vì hôn nhân hoàn hảo, tôi giận sôi khi nghe con trai hỏi một câu
Tôi chẳng cần người vợ không coi trọng gia đình chồng
Chồng hào hứng mong tới ngày họp lớp, tôi sụp đổ khi biết rõ bí mật đáng sợ
Sau đám cưới vài ngày, bí mật 'chí mạng' của chồng khiến tôi bỏ nhà ra đi
Tôi 'xao lòng' với nữ đồng nghiệp, bỗng tỉnh ngộ khi nghe vợ kể chuyện
Được nghỉ dịp lễ 5 ngày, con dâu ấm ức vì mẹ chồng cố tình kiếm cớ không cho về bên ngoại
Tôi ngoại tình bỏ vợ, sau đó ân hận khi nghe mẹ đẻ tiết lộ điều này
Tôi đã sai khi để vợ phải ngoại tình?
Tại sao nam ham muốn 'yêu' buổi sáng, nữ lại muốn ban đêm?
Vợ xinh đẹp, giỏi giang chồng vẫn vào nhà nghỉ cùng nữ đồng nghiệp
Tôi vụn vỡ khi vô tình tìm thấy ảnh lạ trong máy tính của chồng
Những cuộc 'yêu' ngẫu hứng hóa ra lại không thú vị như chúng ta vẫn tưởng
Tức giận vì mẹ đem sữa tiền triệu của cháu cho mèo uống, tôi bật khóc ân hận khi biết lý do
Tôi vô sinh nhưng vợ lại thông báo có bầu 3 tháng sau khi cưới
Xem thêm