Chủ nhật, 19/05/2024 11:53
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 25/10/2017 07:00

Cụ ông hơn 50 năm làm nghề khắc bút mưu sinh bên Hồ Gươm

Hơn 50 năm qua ông Lê Văn Qúy mưu sinh bằng nghề khắc bút bên bờ Hồ Gươm. Ông được coi là người duy nhất còn “sót” lại làm cái nghề này giữa Hà Thành.

Giữa phố thị phồn hoa, ồn ào và náo nhiệt, đâu đó vẫn còn những con người thầm lặng, bình dị giữ chút ít nét đẹp văn hóa của Hà Nội xưa để lại cho thời nay. Hơn hết, đó cũng chính là cái nghề vì miếng cơm manh áo của họ.

Cụ ông mưu sinh bằng nghề khắc bút

Ai hay có dịp ghé ngang qua con đường Đinh Tiên Hoàng bên bờ Hồ Gươm chắc hẳn đã từng bắt gặp hình ảnh một ông già trạc tuổi 70 có khuôn mặt phúc hậu, miệng luôn nở nụ cười ngồi nép mình dưới cây đa cổ thụ bên đền Bà Triệu. Không kể ngày mưa hay nắng, cứ khoảng 7h30 là ông có mặt để bắt đầu công việc khắc bút dạo, đến 17h30 lại về nhà.

Hơn 50 năm nay, thầm lặng, kiên trì với nghề mà ông cho là có “duyên”, đó là nghề khắc chữ lên bút, vật phẩm… dẫu nhiều người nói ông là cổ hũ, lạc hậu và lỗi thời.

IMG_4283

Ông Lê Văn Qúy - người hơn 50 năm nay khắc bút mưu sinh bên bờ Hồ Gươm

Ông Qúy sinh năm 1940 tại Hà Nội, quê gốc ở Hưng Yên. Thuở nhỏ gia đình vốn hoàn cảnh, nghèo khó nên cậu bé Qúy không được học hành đến nơi đến chốn, chỉ học đến lớp 7 rồi phải nghỉ học để đi làm phụ giúp gia đình.

Ông Quý kể lại: “Tôi học khá môn tự nhiên nhưng thích vẽ tranh. Cứ đi chăn trâu, cắt cỏ là thôi chứ ở nhà là vẽ hết sân, lên phên nứa nhà, gốc cây… Nhiều lằn roi vọt bầm tím mông cũng vì cái tay hay vẽ”.

Nghỉ học, ông Lê Văn Qúy chọn cho mình nghề đóng giày để mưu sinh. Nhưng nhiều người thấy làm ăn được nên họ đổ xô bắt chước làm theo. Ít vốn liếng, không đủ sức cạnh tranh nên hàng ế ẩm buộc ông phải bỏ nghề.

Từ bỏ cái nghề “đo chân thiên hạ”, lòng mang đầy tâm trạng, bởi với ông không có nghề, cũng chẳng có lấy một đồng làm vốn. Sẵn có chút “tài mọn” khi còn đi học, lại không cần nhiều vốn nên ông đã chọn nghề khắc vẽ làm kế sinh nhai. Đồ nghề gồm chiếc bút khắc bằng sắt do ông tự chế, một chiếc tuốc nơ vít, mấy chiếc bút mực và phấn màu được gói gọn trong chiếc hộp nhỏ.

“Dù biết chút ít về họa, nhưng những đường nét về chữ nghĩa, hoa văn ngày đầu còn rất thô, chưa mềm mại. Tôi vừa khắc vừa luyện sao cho thuần thục. Những lần như vậy, bàn tay chai sạn đi vì cầm bút, các ngón tay tím bầm máu, các đốt như muốn rời ra” – ông kể về ngày đầu chuyển nghề.

IMG_4278

Đôi bàn tay ông Qúy giường như bị chai sạn quãng thời gian mưu sinh bằng nghề khắc bút dạo

Cũng theo ông Qúy, việc khắc bút đã khó, khắc trên những vật nhỏ và bằng nhựa, sơn mài…lại khó hơn nên cần nhất là tính kiên trì thì mới làm được. Trải qua thời gian, những nét khắc, hình ảnh vốn thô ráp ngày nào nay đã trở nên mềm mại, bay bướm hơn. Ngoài khắc bút, ông có thể khắc lên tất cả đồ dùng hoặc tặng phẩm theo yêu cầu của khách như nhựa, gỗ, tranh sơn mài.

Mấy mươi năm là khoảng thời gian ông không rời xa cây bút. Mỗi gốc cây, tên đường, tên phố có nhiều người hành nghề như ông, nhưng giờ chỉ còn lại mình ông.

IMG_4277

Bộ đồ nghề đơn sơ, tự chế theo ông Qúy mấy chục năm nay

Hỏi về thu nhập của cái nghề ít người theo, ông Quý cười hiền từ như muốn gửi chút nỗi niềm “vì cuộc sống mưu sinh nên phải đèo bòng nó đến tận hôm nay. Tuổi già sức yếu, không khắc bút chắc tôi không làm được việc gì hơn để kiếm sống. May mắn, cả ngày cũng kiếm được đủ tiền ăn. Vợ tôi mất hơn 3 năm nay. Các con tôi đã lớn và lập gia đình nhưng cũng không giúp gì được nhiều”.

Cuộc nói chuyện giữa chúng tôi và ông bị ngắt quãng bởi những cuộc điện thoại từ những người có yêu cầu hẹn gặp ông để nhờ ông khắc chữ… Mỗi chiếc bút khắc cho khách ông Qúy chỉ lấy 10.000 đồng. Ai cho ông thêm đồng nào thì ông lấy chứ không hề vòi vĩnh thêm.

Mang niềm vui gửi đến người xa lạ từ tài khắc chữ

Bao nhiêu người, bao thế hệ đã đi qua, nhưng trong ông vẫn còn nhớ như in những con người, kỷ niệm mấy mươi năm làm nghề khắc bút. Những năm kháng chiến, lớp thanh niên thủ đô xung phong lên đường nhập ngũ hiến tuổi xuân cho độc lập, hòa bình.

Ông Qúy kể: “Hồi đó, thanh niên lên đường chưa hẹn ngày trở lại, để lại nỗi nhớ nhung, yêu thương cho gia đình và người thân. Ngày ra đi hầu như ai cũng mang theo hay để lại kỷ vật làm niềm tin hẹn ngày đoàn tụ, nhất là những đôi trai gái yêu nhau họ đều tìm đến để nhờ khắc lên vật phẩm”.

IMG_4296

Khi xã hội ngày càng phát triển, mưu sinh bằng nghề khắc bút dạo càng khó khăn hơn đối với ông Qúy

Với ông, theo ngày tháng, khắc bút may lắm mới đủ nuôi nổi cái thân mình. Nhưng chỉ vì đam mê và mang lại niềm vui cho nhiều người nên ông cũng cảm thấy vui lây.

Hơn 50 năm qua không nhớ rõ bao nhiêu cây bút sắt dùng để khắc đã mòn phải thay cái mới. Không nhớ rõ bao con người, thế hệ đến từ nhiều đất nước, nhiều dân tộc. Nhưng ông chắc chắn một điều rằng mỗi dòng chữ, hình ảnh về phố cổ, tháp rùa Hồ Gươm…Hà Nội, về quê hương Việt Nam do chính mình khắc nên đều mang lại niềm vui cho họ.

Kể cho chúng tôi nghe về kỉ niệm đã làm ông vui lòng, ông Quý tâm sự: “Vào dịp này năm 2004, khi ông đang ngồi chăm chú vẽ lưu niệm cho khách thì bỗng dưng có một chiếc xe ô tô chợt dừng lại. Hai người đàn ông trên xe bước xuống trên tay cầm một chiếc bi – đông bằng đồng sáng lóa còn nguyên dòng chữ họ tên, quê quán ngày nhập ngũ của cậu thanh niên do chính tay ông khắc hơn 30 về trước. Thì ra do chiến tranh người con bị thất lạc nên ông bố muốn xác định rõ ràng để nhận lại con”.

Mãi về sau ông mới biết đó là ông Quang có người con trai từng đi lính tên Trinh giờ đang sống ở Thanh Hóa. Cũng theo ông Qúy, những nét khắc vào các vật bằng kim loại không bị hoen rỉ thì nó có thể tồn tại hàng chục năm.

khac_but

Ông Qúy tình cờ gặp lại người bạn tri kỷ lâu năm

Cũng nhờ những nét khắc của ông mà nhiều gia đình nhận ra người thân, tìm được đúng mộ liệt sỹ khi căn cứ vào những vật kỷ vật, vật dụng mang bên mình.

Ở cái tuổi xưa nay hiếm, trông ông Qúy còn khỏe và minh mẫn thế nên khi hỏi về ngày giải nghệ ông không suy nghĩ nhiều mà cho hay: “Trời cho mình sống ngày nào hay ngày đấy, còn sức cầm nổi cây bút tôi còn khắc, còn ra đây ngồi".

Lẫn giữa dòng người đang hối hả vào giờ tan tầm, xe cộ chen chúc nhau đổ về các hướng, chiếc xe đạp cọc cạch đưa ông Qúy luồn lách qua các con phố nhỏ người chật như nêm để trở về trong căn nhà nhỏ tại phường Phúc Tân.

Hà Long  
Khởi tranh Giải Bóng rổ Festival Trường học TP.HCM – Cúp Nestlé MILO 2024
Đổi rác lấy quà: Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường
Phát động đăng ký hiến tặng mô, bộ phận cơ thể người
Giới siêu giàu thuê khách sạn 27.000 USD/đêm xem Olympic mùa hè 2024
4 loại cây được coi như 'máy lọc không khí' trong phòng ngủ
Vì sao tướng quân xưa thường khoác áo choàng sau lưng?
Trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2
Người dân TP.HCM đi xe buýt chỉ cần… một chạm để thanh toán
Hỗ trợ người yếu thế và các tổ chức cứu trợ vật nuôi
Uống gì để giải nhiệt cuộc sống trước áp lực mùa thi?
Check in hoa bằng lăng Hà Nội '10k'
Sưng đau 'vùng kín', đến bệnh viện phát hiện căn bệnh không ngờ
Cụ ông 82 tuổi suýt hỏng cánh tay do tự tiêm canxi tại nhà
Giả danh giảng viên đại học mở khóa học online lừa đảo hơn 1 tỷ đồng
Mùa vải chín sớm ở Phương Nam
Xuyên rừng Pù Mát xem 'cụ' sa mu dầu hơn 2.000 năm tuổi
Đang khoẻ mạnh bỗng nhập viện nguy kịch do mắc cúm B
Sôi nổi các hoạt động tại Ngày hội thiếu nhi bảo vệ môi trường năm 2024
Ăn uống kém, đi khám phát hiện 'mối họa' trong dạ dày
Vinh danh 68 sản phẩm ‘Ngôi sao thuốc Việt’ lần thứ 2
Xem thêm