Thứ sáu, 03/05/2024 20:47
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 26/10/2017 08:59

Làm gì khi chồng cũ không trả tiền trợ cấp nuôi con?

Tôi phải làm gì khi chồng cũ không trả tiền trợ cấp nuôi con?

Hỏi: Tôi có 2 con trai sinh năm 2007 và 2013. Năm 2014 do hai vợ chồng có mâu thuẫn lớn nên chúng tôi ra tòa ly hôn. Chồng tôi nuôi con trai lớn, tôi nuôi đứa nhỏ. Căn nhà chung bán đi chia đôi, tôi mua căn hộ chung cư để tiếp tục nuôi con.

1

Chồng tôi có buộc phải chi trả các khoản nuôi con mà chúng tôi đã thỏa thuận hay không? - Ảnh minh họa

Trong thời gian sau ly hôn, vì con trai lớn tôi quấn mẹ và em nên thường xuyên về nhà tôi để ở. Vì chồng cũ của tôi hay đi vắng, tụ tập rượu chè nên không có thời gian đưa đón con đi học. Tôi vì thương con nên nhận công việc đó. Hết giờ học tôi đón con về nhà, ăn cơm, cho con học hành rồi lại chở sang nhà chồng cũ để ngủ. Sáng sớm tôi lại đến đưa đi học.

Sau một thời gian dài cho đến tháng 9/2015 con trai tôi dọn hẳn đến ở với tôi và chồng cũ của tôi cũng không phản đối. Chúng tôi thống nhất sẽ để các con ở với tôi theo thỏa thuận. Hàng tháng chồng cũ sẽ đóng các khoản tiền học hành cho đứa lớn và đưa tôi một khoản tiền nhỏ cho việc ăn uống chăm nom.

Đến tháng 2/2016 chồng cũ của tôi không đóng tiền học cho con cũng không đưa tiền trợ cấp nuôi con với lý do “không có tiền”. Tôi biết chồng cũ vẫn có thu nhập khoảng 20 triệu một tháng nhưng không đưa tiền cho tôi. Vì sợ chồng đòi con mang về nhà nuôi nên tôi không dám đòi tiền, cố gắng thu xếp để có thể trang trải nuôi hai con.

Đợt vừa qua tôi bị bệnh ốm nặng, không thể làm việc và kiếm tiền nuôi con cho nên tôi đề nghị chồng cũ đưa các khoản tiền từ trước không đưa. Chồng cũ của tôi nói rằng việc tôi nhận nuôi con là tự nguyện, nếu không nuôi được thì trả con lại cho anh ta.

Tôi muốn hỏi:

1. Chồng tôi có buộc phải chi trả các khoản nuôi con mà chúng tôi đã thỏa thuận hay không?.

2. Tôi có thể kiện chồng tôi để giành quyền nuôi con vì trong thời gian qua chồng cũ đã không có trách nhiệm trong việc nuôi con?

Trả lời:

1. Khi vợ chồng ly hôn thì có 3 mối quan hệ cần giải quyết: ở trường hợp của vợ chồng chị thì quan hệ về tình cảm, hiện đã chấm dứt; quan hệ tài sản hiện cũng đã chấm dứt không còn tranh chấp; quan hệ nuôi con và cấp dưỡng hiện đang có tranh chấp. Về vấn đề nuôi con sau khi ly hôn và nghĩa vụ cấp dưỡng được Luật hôn nhân và gia đình quy định như sau:

Căn cứ theo Điều 110 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.”

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 21 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi.”

Xét trong vụ việc, kể từ năm 2007 đến năm 2016, bé trai lớn chưa đủ 18 tuổi (bé 9 tuổi), do đó vẫn là người chưa thành niên. Như vậy, cha, mẹ có nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho con khi ly hôn.

Trong trường hợp này, dù đã được Tòa án tuyên mỗi bên có nghĩa vụ nuôi dưỡng đối với mỗi đứa con. Nhưng tuy nhiên, sau khoảng thời gian ly hôn thì hai bên đã thỏa thuận lại chị vợ sẽ nuôi thêm cả con trai lớn và chồng có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con: Con trai lớn sẽ về với mẹ và 2 tháng chồng sẽ đóng các khoản tiền học hành, ăn uống cho đứa lớn.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 82 của Luật HNGĐ thì cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng.

2

Tôi có thể kiện chồng tôi để giành quyền nuôi con vì trong thời gian qua chồng cũ đã không có trách nhiệm trong việc nuôi con? - Ảnh minh họa

Như vậy, anh chồng này có nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho con trai lớn của mình, nhưng tuy nhiên, để chồng chị thực hiện đúng nghĩa vụ của mình về các khoản nuôi con theo thỏa thuận, chị phải có chứng cứ chứng minh rằng có tồn tại thỏa thuận giữa chị và chồng chị.

Đồng thời, phải chứng minh được thỏa thuận giữa hai bên là hợp pháp và thuộc vào các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 84- Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

- Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

- Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Khi có được điều này, thì chị hoàn toàn có quyền yêu cầu anh chồng chi trả khoản nuôi con và vấn đề này cũng được ghi nhận tại Điều 83 của Luật này về Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

“1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình. 2.(...).”

Trong trường hợp anh chồng không tự nguyện cấp dưỡng, chị có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định yêu cầu anh chồng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, căn cứ theo khoản 1 Điều 119 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.”

2. Trong trường hợp anh chồng không tự nguyện cấp dưỡng, chị có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định yêu cầu chồng cũ thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, căn cứ theo khoản 1 Điều 119 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.”

Trong trường hợp này, chị có thể khởi kiện để giành quyền nuôi con và yêu cầu chồng cấp dưỡng để nuôi con. Nhưng trước tiên, để có thể giải quyết dễ dàng và nhanh chóng hơn, chị có thể nộp đơn yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con đến Tòa.

Dựa vào những căn cứ mà chị đưa ra thì người chồng cũ đó đã vi phạm các nghĩa vụ về chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng: suốt ngày rượu chè không trông nom con, không đưa đón con đi học, không đảm bảo được các quyền lợi và sự phát triển tâm sinh lý bình thường của con nên chị hoàn toàn có quyền yêu cầu Tòa án thay đổi quyền nuôi con, chuyển quyền trực tiếp nuôi con từ chồng sang chị.

Nhưng để có những điều kiện thuận lợi nhất trong việc này thì chị cần phải chứng minh được khả năng của mình: kinh tế, khả năng nuôi dưỡng,... nhưng tuy nhiên, về khả năng kinh tế của chị hiện nay thì chị đang bị ốm và chưa có khả năng kiếm tiền nên để có thể thắng trong vụ kiện thì chị nên đợi một thời gian khi chị khỏi ốm, thu nhập ổn định, chị có thể tiến hành nộp đơn khởi kiện.

Đặc biệt, căn cứ vào khoản 3 Điều 84 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên”. Như vậy, tính đến thời điểm nộp đơn khởi kiện giành quyền nuôi con, nếu con chị được đủ 7 tuổi thì cần phải hỏi ý kiến, nguyện vọng của bé mong muốn được sống với ai, để có thể đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của con.

Luật sư Nguyễn Doãn Hùng – Giám đốc Công ty Luật HTC Việt Nam (Đoàn Luật sư HN)  
Mồ côi bố mẹ, nam thanh niên 'khuyết tật' đang từng ngày vật lộn với bệnh tim
Ông nội nhọc nhằn níu giữ sự sống cho cháu trai mắc bệnh tan máu bẩm sinh
Nhặt ve chai nuôi vợ con tâm thần, lo cháu ngoại ăn học
Mẹ con tật nguyền mưu sinh trong ngôi nhà chưa đầy 10m2
Mỗi tuần một địa chỉ nhân đạo giúp 10 gia đình nghèo ổn định cuộc sống
Vợ bệnh tật hơn 6 năm chăm chồng bị liệt
Bé trai 6 tuổi mắc xơ gan hiếm gặp, mất 200 triệu đồng vẫn đau đớn từng ngày
Éo le phận đời 4 chị em mất mẹ giữa những ngày mưa lũ
Xem thêm