Thứ tư, 24/04/2024 04:47
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 30/10/2023 14:47

Hơn 23.000 người dân Hà Nội mắc sốt xuất huyết: Nguyên nhân do đâu?

Chỉ trong một tuần, Hà Nội đã có hơn 2.000 ca sốt xuất huyết mới được ghi nhận, nhiều bệnh nhân có chuyển biến nặng, khó lường.

Hơn 23.000 người mắc bệnh, 4 ca tử vong vì sốt xuất huyết

Tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 113.962 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, 31 trường hợp tử vong. Hà Nội, TPHCM là địa phương có số ca mắc sốt xuất huyết cao nhất.

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội, về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, chỉ trong tuần qua đã có hơn 2.000 ca sốt xuất huyết mới được ghi nhận.

Cộng dồn từ đầu năm đến nay toàn thành phố Hà Nội ghi nhận 23.314 ca mắc, 4 ca tử vong. Số ca mắc tăng so với cùng kỳ năm 2022.

Empty

Hà Nội là địa phương có số ca mắc sốt xuất huyết cao nhất (Ảnh minh họa)

Đáng chú ý, Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Thị Lan Hương, Phó Giám đốc Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội) cho hay, số lượng bệnh nhân mắc sốt xuất huyết đang được điều trị nội trú tại cơ sở này lên tới 300 ca/ngày, tăng gấp 3 lần mọi năm. Bên cạnh gia tăng số lượng, điều lo ngại hơn cả là diễn biến chuyển nặng của bệnh nhân rất nhanh.

Một trường hợp là sản phụ mang thai 32 tuần được đưa vào viện điều trị. Khi mới vào viện, tiểu cầu của bệnh nhân là 116, nhưng chỉ sau 2 ngày, tiểu cầu giảm rất nhanh, chỉ còn 18.

Theo bác sĩ Hương, tình trạng này chưa từng ghi nhận. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp khác là người trẻ, khỏe, nam giới phải nhập viện gấp vì lượng tiểu cầu giảm mạnh.

Bác sĩ Phạm Văn Phúc - Phó Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cũng cảnh báo diễn biến chuyển nặng của bệnh nhân rất khó lường.

Đơn vị này ghi nhận trường hợp một bệnh nhân 46 tuổi, trú tại Hà Nội, nhập viện vào ngày thứ 6 của bệnh có tình trạng xuất huyết cơ thành bụng và vùng chậu. Tình trạng bệnh nhân rất nặng, sốc mất máu và suy hô hấp. Nếu không được phát hiện kịp thời, bệnh nhân phải đối mặt nhiều biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân dịch sốt xuất huyết vẫn tăng cao ở Hà Nội

Theo ông Bùi Văn Hào - Giám đốc CDC Hà Nội, trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh sốt xuất huyết, thành phố đã thành lập các đoàn đi kiểm tra công tác phòng, chống sốt xuất huyết tại các địa phương.

Tuy nhiên, qua kiểm tra, giám sát tại các quận, huyện thì vẫn còn bộ phận người dân còn lơ là, chủ quan, chưa thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống dịch, vệ sinh môi trường.

Các quận, huyện chưa phát huy được hiệu quả tối đa đội xung kích và tổ giám sát tại cộng đồng, việc phát hiện ổ dịch còn chậm, muộn dẫn đến số ca mắc gia tăng.

Theo CDC Hà nội, tình hình dịch sốt xuất huyết có thể tiếp tục tăng trong các tuần tới.

Do đang vào cao điểm mùa mưa nên số ca mắc tiếp tục có diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng nếu không quyết liệt triển khai các biện pháp phòng chống dịch, đặc biệt là các hoạt động diệt muỗi, diệt lăng quăng, bọ gậy tại các địa phương.

Empty

Vẫn còn bộ phận người dân còn lơ là, chủ quan trong phòng chống dịch sốt xuất huyết (Ảnh minh họa)

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng sự kiện y tế công cộng giải thích dịch sốt xuất huyết năm nay tăng cao và có những bất thường bởi nhiều lý do.

Trước đây, dịch sốt xuất huyết ở nước ta diễn biến theo chu kỳ 3-5 năm nhưng với sự biến động của thời tiết và yếu tố sau giãn cách vì dịch COVID-19, quy luật này có dấu hiệu bị phá vỡ. PGS Phu cũng cho biết, sốt xuất huyết phụ thuộc độ nóng.

“Mọi năm, dịch chỉ kéo dài tới tháng 10-11 là hết. Nhưng năm nay, do nhuận hai tháng 4, hiện thời tiết vẫn nóng, mưa nhiều. Do đó, miền Bắc đang có sự gia tăng ca mắc và dự đoán chỉ giảm khi thời tiết chuyển lạnh. Riêng miền Nam, dịch chưa thể kết thúc” - PGS Phu cho hay.

Cố vấn của Bộ Y tế nhấn mạnh, sốt xuất huyết hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vaccine phòng bệnh. Trong thời điểm hiện nay, người dân nên quan tâm hàng đầu đến việc phòng, chống dịch sốt xuất huyết bằng cách diệt loăng quăng, bọ gậy, dọn dẹp sạch sẽ môi trường sống, không để nước đọng trong các xô chậu, chum vại.

Người dân cần nằm màn tránh muỗi đốt, đặc biệt vào ban ngày vì đây là thời điểm loại côn trùng này tấn công và truyền bệnh. Khi bị sốt hoặc có dấu hiệu bệnh, người dân phải đi khám để chẩn đoán, điều trị. Đặc biệt, thời điểm có các biểu hiện như chảy máu chân răng, xuất huyết… bệnh nhân phải đến ngay cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.

-->> Sốt xuất huyết uống nước dừa được không?

Thúy Ngà  
Tăng 10% nguy cơ đột quỵ do thói quen khi ngủ
Nơi bẩn nhất trong phòng làm việc, chứa ổ vi khuẩn gấp 400 lần bồn cầu
Bệnh viện không được từ chối, chậm trễ cấp cứu trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5
Tầm soát sức khỏe toàn diện giúp chủ động cuộc sống
“Đu trend” pha mắm tôm vào trà sữa: Thú vui đánh đổi nguy cơ ngộ độc
Dấu hiệu u xơ tử cung thường gặp là gì?
Chuyên gia y tế thế giới bàn chiến lược cải thiện sức khỏe và bất bình đẳng giới
Thịt gà có 6 dấu hiệu này tuyệt đối không ăn
Cải thiện ngồi lâu giúp tăng tuổi thọ ở người lớn tuổi
Loại thực phẩm giúp vui vẻ cả ngày phải bổ sung thường xuyên trong bữa ăn
Hoạt động thể chất làm giảm 23% nguy cơ bệnh tim
Công thức “vàng” cho bữa ăn nhẹ dinh dưỡng, tiện lợi từ sữa tươi và yến mạch
Hoại tử vùng rốn sau khi hút mỡ bụng theo quảng cáo trên mạng
Tập thể dục buổi tối giúp giảm 61% nguy cơ tử vong sớm
Chế độ ăn của người dân Vùng xanh: Bí quyết sống lâu sống khoẻ
Lão hoá và và 4 cách làm chậm lại sự già đi của cơ thể
Cao huyết áp uống rượu được không?
Bé gái 12 tuổi bị xâm hại sinh con: Chuyên gia nhắn nhủ gì với phụ huynh?
Tủ lạnh mất điện bảo quản được thực phẩm trong bao lâu?
Bị rối loạn tâm thần vì loại đồ uống khó bỏ
Xem thêm