Thứ sáu, 03/05/2024 09:36
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 30/05/2022 15:09

"Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, không thể theo giá thị trường"

Theo chuyên gia, “cú sốc” tăng giá sách giáo khoa trong bối cảnh thu nhập hạn hẹp, càng khiến người dân thêm bức xúc nên giải trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa thuyết phục.

Nếu để tình trạng này, rất phí nguồn lực!

Những ngày qua, câu chuyện giá sách giáo khoa tăng 2-3 lần khiến dư luận phản ứng với nhiều ý kiến trái chiều. Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội về vấn đề này, Đại biểu Nguyễn Anh Trí - Đoàn đại biểu TP Hà Nội cho biết, thông qua phát biểu của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn tại buổi họp tổ, ông đã hiểu rõ sách giáo khoa hiện nay có thể dùng lại được, không phải là sách dùng một lần.

Tuy nhiên, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí còn băn khoăn với việc sách giáo khoa có thể sử dụng lại. Đó là việc các trường được chọn bộ sách giáo khoa dạy cho từng cấp học, trong từng năm. Ngoài ra, trong các bộ sách giáo khoa, học sinh có thể làm bài tập ngay trong đó.

Tang-gia-sach-giao-khoa02

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí cho rằng, nếu còn tiếp diễn tình trạng như hiện nay, sẽ rất phí nguồn lực. (Ảnh: Nhật Hạ).

“Năm nay trường chọn bộ sách này, nhưng sang năm họ lại chọn bộ sách khác thì lớp học sinh sau có dùng lại được nữa hay không? Còn việc học sinh lớp trước giải luôn bài tập trong sách giáo khoa, thì các em sau này chưa làm đã biết hết quả rồi” - vị đại biểu phân tích và cho rằng đó là “kỹ thuật” của những người làm sách.

Ông Nguyễn Anh Trí nhấn mạnh: “Bộ trưởng cũng giải thích vì sao sách giáo khoa hiện nay đắt hơn trước là vì giấy tốt hơn, khổ to hơn, in đẹp hơn và cũng có yếu tố xã hội hóa. Bộ trưởng nói thế là đúng rồi. Nhưng giá sách như vậy đã trở thành “gánh nặng” với nhân dân, nhất là với những gia đình có nhiều con đi học, các hộ nghèo”.

Để giá sách giáo khoa không trở thành “gánh nặng” đối với nhiều hộ gia đình, vị đại biểu đoàn Hà Nội đề nghị Nhà nước có chính sách trợ giá trong in sách giáo khoa.

“Chọn sách để học khó lắm, như một cậu sinh viên chưa chắc đã biết chọn cuốn nào cho phù hợp. Do vậy, nếu cứ để như tình trạng hiện nay thì rất phí nguồn lực”, đại biểu TP Hà Nội nêu ý kiến.

“Đầu tư giáo dục là đầu tư phát triển, không thể theo giá thị trường”

Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong - Chuyên gia kinh tế cũng đưa ra góc nhìn trước vấn đề trên. Ông cho rằng dư luận bức xúc do việc giá sách giáo khoa tăng vài ba lần so với trước đây, tạo ra một “cú sốc” tăng giá trong bối cảnh thu nhập đang bị hạn hẹp như thế này.

“Lý do được Bộ trưởng đưa ra khiến giá sách giáo khoa tăng là do khổ lớn, cho chất lượng in ấn, và “đổ” cho giá cả do thị trường, do doanh nghiệp quyết định. Rõ ràng, lúc này, vai trò của Bộ Giáo dục và Đào tạo là hoàn toàn mờ nhạt .Vậy nên người dân bức xúc là vì thế”, Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong nói.

Empty

Câu chuyện giá sách giáo khoa tăng 2-3 lần khiến dư luận phản ứng với nhiều ý kiến trái chiều.

Chuyên gia kinh tế này cũng chỉ ra rằng, giá sách có thể tăng do chất lượng sách được nâng lên, bao gồm cả chất lượng nội dung, chất lượng hình thức (như kích cỡ khổ, chất lượng giấy, màu sắc, in ấn…).

"Tuy nhiên, các giải trình đó đã được thẩm định hay chưa? Chẳng hạn, mức giá mà các đơn vị xuấn bản đưa ra, với các chi phí đầu vào đã được kiểm định hay chưa? Hay chỉ đơn thuần đó là giá mà các nhà xuất bản tự kê khai, tự đăng ký giá, sau đó tự thuyết phục người mua", Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong nói.

Cùng với đó, Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong cho rằng lý giải của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn mặc dù cũng có một phần hợp lý, nhưng cơ bản người dân chưa thực sự được thuyết phục.

“Công tác thông tin, tuyên truyền, minh bạch thông tin cũng như trách nhiệm giải trình chưa được làm rõ”, ông Phong đánh giá.

Tang-gia-sach-giao-khoa01

Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong cho rằng đầu tư giáo dục là đầu tư phát triển, không thể theo giá thị trường (Ảnh: TL)

Cũng theo vị chuyên gia này, người dân càng thêm bức xúc ở chỗ đáng lẽ đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, mà lại bị đẩy hoàn toàn cho tư nhân. Trong khi đây lại là sách giáo khoa cho bậc học phổ thông - bậc học mà đáng lẽ còn phải được ưu đãi về học phí, mà lại đẩy theo giá thị trường.

Bên cạnh đó, người dân cũng đang theo “quán tính cũ”, bức xúc về chuyện sách giáo khoa dùng một lần hay mua theo kiểu “lạc kèm bia”, “ép” mua thêm sách tham khảo… tạo ra một cảm nhận rất xấu về câu chuyện sách giáo khoa”.

Từ những phân tích đó, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng cần phải có giải trình kỹ hơn, công khai rõ ràng, minh bạch tất cả những chi tiết liên quan đến chi phí đầu vào của sách giáo khoa.

"Phải giải trình rõ trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo đến đâu trong chuyện này, chứ chỉ lý giải như Bộ trưởng là chưa thuyết phục được hết”, Chuyên gia Nguyễn Minh Phong đưa ý kiến.

Nhật Hạ  
Gần 1.500 công trình đề cử tham gia giải thưởng VinFuture 2024
Lên núi Thạch Bàn tận mắt xem nơi tiên đánh cờ
Ngắm bình minh đẹp như tranh vẽ tại bến Ninh Kiều, chợ nổi Cái Răng
'Ngân hàng sữa mẹ” cưu mang sức khỏe đầu đời cho trẻ sơ sinh
Đồng hồ 7 tỷ đồng xem giờ bằng cách… đếm hoa
5 món lẩu chay nghe lạ tai nhưng thơm ngon, thanh lành
Messi, Ronaldo đi giày của hãng nào?
Gửi 50 đơn hàng đồ ăn đến nhà chơi khăm bạn gái cũ
Vụ “chặt chém” khách Tây 3 quả dứa 500 nghìn đồng gây xôn xao dư luận
Du khách tới huyện đảo Vân Đồn không được mang theo các sản phẩm nhựa
Dự báo thời tiết 30/4: Miền Bắc nhiều nơi nắng gắt, đêm có mưa giông
Lễ thượng cờ thiêng liêng mừng chiến thắng 30/4 tại quảng trường Ba Đình
Sôi động Khai mạc Giải đua ngựa Shanrila Mường Lò trong rừng trúc đẹp nhất Việt Nam
Đau bụng âm ỉ cả tháng, bất ngờ phát hiện xương cá đâm xuyên thành ruột
Nắng nóng gay gắt trên cả nước kéo dài đến khi nào?
Lễ hội du lịch Sầm Sơn 2024: Rực rỡ sắc màu
Nắng nóng, người dân đổ xô đến Công viên nước Hồ Tây
Nắng nóng chưa từng có dịp nghỉ lễ: Làm gì để thanh lọc, làm mát cơ thể mỗi ngày?
Người trẻ háo hức thanh lọc cơ thể để lên outfit chơi lễ
Mê mẩn góc check-in trên con tàu biểu tượng chim Hạc 
Xem thêm