Thứ ba, 23/04/2024 13:40
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 29/05/2022 14:00

Cha mẹ nghèo "còng lưng" gánh học phí

Câu chuyện tăng giá bán SGK chưa qua thì thông tin tăng học phí lại một phen khiến các phụ huynh băn khoăn lo lắng trước việc con vào năm học mới.

Mới đây, HĐND TP.Hà Nội đưa ra dự thảo Nghị quyết quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm học 2022-2023 đến năm học 2025-2026.

Theo đó, học phí đối với bậc THCS tăng gấp đôi so với năm ngoái, từ 19.000 - 155.000 đồng lên 50.000 - 300.000 đồng/tháng. Sau 4 năm, học phí sẽ tăng gấp 4 so với mức hiện tại.

Thông tin này khiến không ít phụ huynh hoang mang, nhiều gia đình lo lắng hơn khi Bộ Giáo dục và Đào tạo mới đây công bố giá SGK mới năm học 2022 - 2023 tăng gấp 2-3 lần so với sách giá hiện hành.

Cụ thể, bộ SGK lớp 3 hiện hành (chưa bao gồm sách tiếng Anh) chỉ khoảng 60.000 đồng/bộ thì giá sách mới công bố là hơn 180.000 đồng/bộ (cao hơn gấp 3 lần).

Bộ SGK lớp 7 hiện hành có giá bìa là gần 120.000 đồng/bộ (chưa bao gồm sách tiếng Anh) thì bộ SGK mới cũng chưa bao gồm sách tiếng Anh là gần 210.000 đồng/bộ. Giá của bộ SGK lớp 10 hiện hành với 13 môn học được niêm yết là 164.000 đồng thì giá SGK mới lớp 10 từ 246.000 đồng/bộ đến 300.000 đồng/bộ.

Theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Chương trình mới), môn ngoại ngữ là môn học bắt buộc từ lớp 3 trở lên. Môn ngoại ngữ cũng là môn học có số đầu SGK được Bộ GD&ĐT phê duyệt nhiều nhất. Nhưng hiện các đơn vị xuất bản đều chưa công bố giá sách ngoại ngữ. Nếu tính cả SGK tiếng Anh, giá một bộ sách mới sẽ còn cao hơn nữa.

hoc phi
hoc phis

Mức học phí dự kiến áp dụng với các trường mầm non, phổ thông chưa đảm bảo chi thường xuyên giai đoạn 2022 - 2026 (đơn vị: đồng/ học sinh/ tháng)

Lo lắng vì giá sách giáo khoa và học phí đồng loạt tăng

Trước vấn đề "nóng", chị Nguyễn Hồng Ngọc phụ huynh có 2 con đang học lớp 1 và lớp 3 (Bắc Từ Liêm, Hà Nội cho hay: "Gần 3 năm qua, do ảnh hưởng của Covid-19 nên dường như tôi bị rơi vào tình trạng thất nghiệp kéo dài. Vừa mới bắt đầu đi làm lại chưa được bao lâu, chưa kịp hết khó khăn, chưa trả hết nợ thì lại nghe tin sách giáo khoa và học phí tăng cao.

Thực sự, việc tăng học phí và giá sách giáo khoa ở thời điểm này là gánh nặng với gia đình tôi. Chưa kể, đầu năm học mới cũng phải sắm cho các con đồ dùng học tập, nộp các khoản đầu năm như đồng phục, bảo hiểm…”.

Được biết, chị Ngọc làm nhân viên cho một công ty chuyên về xuất khẩu lao động. Suốt 1 năm qua, công ty của chị ngừng hoạt động vì giãn cách ở Hà Nội rồi đến lệnh cấm bay ở các nước. Chị và chồng nghỉ ở nhà không lương. Cả nhà 4 miệng ăn nên vô cùng khó khăn, túng thiếu. Chút tiền gom góp tiết kiệm được cũng phải lấy ra để trả tiền thuê nhà và chi tiêu sinh hoạt.

Đây cũng là nỗi niềm của vợ chồng chị Phạm Thị Hương (Hưng Yên) rời quê lên Hà Nội thuê trọ để lập nghiệp. Chị Hương bán bún, chồng chạy xe ôm đang nuôi 2 con học lớp 3 và lớp 10. Vì kinh tế eo hẹp nên anh chị gửi con gái lớn ở quê cùng ông bà, chỉ dám đưa con nhỏ lên ở cùng.

Chị Hương cho hay, vì làm ruộng không đủ sống nên vợ chồng chị quyết định lên Hà Nội để làm việc, hy vọng kinh tế sẽ khá khẩm hơn. Tuy nhiên, hai năm qua dịch dã, quán bún đóng cửa, chồng chị cũng không có việc khi Hà Nội giãn cách. Hai vợ chồng phải dùng đến tiền tiết kiệm để trang trải chi tiêu. Vài tháng nay, nhịp sống bắt đầu trở lại bình thường nhưng kinh tế gia đình vẫn rất khó khăn nên thông tin học phí và giá sách giáo khoa tăng khiến anh chị thêm phần lo lắng.

"Sách giáo khoa tăng giá gấp 2-3 lần, giờ lại đến tăng học phí, vợ chồng tôi khá đắn đó vì chưa biết lấy tiền ở đâu để đóng học nuôi các con. Năm nào cũng vậy, cứ vào mùa khai giảng của con cũng là thêm gánh nặng của bố mẹ”, chị Hương than thở.

Empty

Giá sách giáo khoa và học phí tăng khiến nhiều phụ huynh lo lắng trước thềm năm học mới

Nên hay không việc tăng học phí vào thời điểm này?

Theo các chuyên gia, trong bối cảnh giá cả nhiều loại hàng hóa quan trọng trong nền kinh tế đều tăng thì các địa phương chưa nên tăng học phí ở thời điểm hiện tại mà cần phải chọn thời điểm hợp lý hơn.

Ông Nguyễn Quang Đồng, viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách và phát triển truyền thông, nhận định việc tăng học phí không thể cào bằng giữa khu vực công và khu vực tư. Khu vực tư thục có thể tăng cao vì phụ huynh đã chọn cho con theo học trường tư thường là những người khá giả, họ chấp nhận mức phí cao hơn.

Với khu vực trường công ở cấp mầm non, THCS, THPT dành cho đa số thì đây không phải là thời điểm phù hợp để tăng học phí.

"Hiện giá cả các mặt hàng khác cũng đang tăng, nên người dân vẫn cần được Nhà nước trợ giá học phí cho khu vực trường công ở thời điểm này", ông Đồng nêu vấn đề.

Ngoài chuyện tăng học phí, ông Đồng cũng cho rằng việc tăng giá sách giáo khoa, đồ dùng học tập thời gian qua cũng chưa hợp lý.

TS Ngô Trí Long, nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính), cho rằng học phí là loại giá dịch vụ thuộc danh mục Nhà nước quản lý giá. Vì thế, trong bối cảnh cả xã hội vừa trải qua dịch COVID-19, thu nhập của người dân còn hạn chế thì không nên tăng học phí ở thời điểm này.

Mức tăng học phí tại các địa phương cần được cân nhắc cho phù hợp với sức chịu đựng của đa số người dân, điều này rất quan trọng.

Học phí tác động tới hầu hết các gia đình, vì nhà nào cũng có con đi học nên cần cân nhắc kỹ tác động trước khi quyết định tăng học phí - ông Long nhấn mạnh. Ngay cả việc tăng giá bán sách giáo khoa thời gian qua cũng cần các cơ quan quản lý vào cuộc làm rõ chứ không thể đẩy hết cho người tiêu dùng được.

Không chỉ phụ huynh ở Hà Nội mà TP.HCM và một số tỉnh thành khác cũng cho biết đã có dự thảo tăng học phí.

UBND tỉnh Gia Lai đang xem xét mức phí đối với các bậc học trên địa bàn tỉnh năm học 2022 - 2023. Mức học phí thấp nhất ở địa phương là 15.000 đồng/tháng, nếu thông qua sẽ tăng từ 50.000 - 86.000 đồng/tháng, bậc THPT từ 100.000 - 133.000 đồng/tháng.

Bình Định, Phú Yên cũng cho biết đang triển khai xây dựng khung học phí mới. Nếu thông qua, học phí năm học sắp tới cũng sẽ tăng so với mức hiện tại.

-->> Phụ huynh "than trời" vì giá sách giáo khoa tăng phi mã

Thúy Ngà  
Uống gì để xua tan căng thẳng mệt mỏi trước mùa thi?
Acecook Việt Nam chung tay hỗ trợ trẻ em là con ngư dân có hoàn cảnh khó khăn với dự án 'Thả lưới ước mơ'
Vì sao ngủ đủ 8 tiếng nhưng đi làm vẫn “gật gà gật gù”?
5 lưu ý phòng chống cháy nổ khi sử dụng điện mùa nắng nóng
Hành trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Hậu Lộc - tỉnh Thanh Hoá
Vụ 2 cháu bé đạp xe xuống Hà Nội tìm mẹ: Thông tin bất ngờ
2 cháu bé người Mông đạp xe từ Điện Biên xuống Hà Nội tìm mẹ: Không nhớ tên tuổi, quê quán
Chọc dịch não tủy phát hiện mắc viêm màng não do liên cầu lợn vì món 'khoái khẩu'
“Chữa lành” hay đu trend để 'rách nát' hơn?
GS Hàn Quốc chia sẻ bí quyết để Việt Nam cạnh tranh trong ngành bán dẫn
Trang Đời sống & Pháp luật đổi tên miền
Bùng nổ “vũ điệu Yoga” dẫn lối vẻ đẹp Việt
Nguyễn Khắc Hưng: Từ trẻ tự kỷ nặng thành Kỷ lục gia thế giới
VCCA giới thiệu triển lãm định dạng Digital các kiệt tác của trường phái lập thể
Nghề lạ thu nhập 1,8 tỷ đồng/năm, nhiều người giỏi nhưng ít kẻ dám làm
Chăm sóc SKSSS/KHHGĐ cho người dân vùng đông dân cư ở Quảng Bình
Nestlé MILO tiếp tục đồng hành cùng Giải Bóng đá Nhi đồng (U11) toàn quốc 2024
Sự kiện Hula Summer tại Công viên Thiên đường Bảo Sơn dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5/2024
'Rước họa vào thân' vì thói quen để 4 đồ vật này đầu giường
Người đàn ông 15 năm âm thầm nuôi dưỡng hơn 200 em nhỏ
Xem thêm