Chủ nhật, 05/05/2024 13:01
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 10/03/2020 20:47

Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần cảnh giác với thông tin giả về dịch Covid-19

Bộ Y tế vừa đưa ra khuyến cáo mọi người cần tỉnh táo trong việc kiểm chứng thông tin, đừng vội chia sẻ. Và hãy lắng nghe lời khuyên của các nhà chuyên môn.

Mới đây, trên mạng xã hội đang lan truyền thông tin về ý kiến của “Giáo sư Bách”- thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 với nội dung như sau: “Chúng ta chỉ có tầm 4-6 ngày để nó chuyển giai đoạn từ 30 ca lên mức 100-500 ca! Và khoảng 8-12 ngày (sau khi thiết lập mốc 500) để lên mức 1.000-5.000 ca! Rất cần truyền thông để bà con ở nhà! Hạn chế đi lại 1 tuần để đợt sóng này biểu hiện lâm sàng hết và khoanh lại!!! Rất ngắn ở mức này”.

bo y te khuyen cao nguoi dan can canh giac voi thong tin gia ve dich covid-19 giadinhvietnam

Người dân cần sáng suốt hơn trong việc kiểm chứng thông tin về dịch Covid-19 (Ảnh minh họa)

Sáng 9/3, ông Nguyễn Đình Anh, Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng, Bộ Y tế đã xác nhận, đây hoàn toàn là thông tin giả, bởi trong thành phần của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 không có ai tên là Bách.

Bên cạnh đó, cá nhân Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Xuân Bách (nick name Bi Ti) cũng xác nhận không đưa thông tin này, đây hoàn toàn là tin giả mạo.

“Mọi người chú ý có tin nhắn share message nói tôi là thành viên BCĐ cảnh báo về lây lan Covid19. Tôi xin khẳng định là tôi không có vai trò này và không có phát biểu gì ngoài những gì tôi chia sẻ trên FB này! Xin mọi người xoá và ko share!” Tiến sĩ Trần Xuân Bách chia sẻ trên trang facebook cá nhân của mình.

Sau sự việc này, Bộ Y tế cũng khuyến cáo, người dân hãy kiểm chứng thông tin, đừng vội chia sẻ những thông tin không chính thống, hãy nghe ý kiến của các nhà chuyên môn. Mọi thông tin chính thức của Bộ Y tế tới người dân đều được truyền tải qua các kênh truyền thông chính thức của Bộ, các cơ quan báo chí chính thống và tin nhắn SMS của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực viễn thông.

-> Bộ Y tế bác tin đồn Bộ trưởng Bộ KH&ĐT mắc COVID-19

Huyền Trần (T/H)  
6 hoạt động tưởng không liên quan nhưng giúp bạn giảm cân thần kỳ
5 biến chứng nguy hiểm dễ gặp khi tiêm meso căng bóng da
5 tips chăm sóc da căng mọng bất chấp mùa hè nắng nóng
Cơ thể con người chịu đựng được mức nhiệt bao nhiêu?
Dấu hiệu của bệnh suy nhược thần kinh mà 99% bị bỏ qua
Phút dại dột sau mâu thuẫn gia đình
Nữ bệnh nhân 17 tuổi suýt chết do biến chứng thủy đậu
Giải nhiệt mùa hè bằng chân váy trắng vừa thanh lịch vừa quyến rũ
4 bữa sáng giàu protein giúp xây dựng cơ bắp cho người tập gym
Phụ nữ sau tuổi 30 kiểm tra ngay 4 điều này để phòng ngừa bệnh tật
30 tuổi không chịu lập gia đình, mẹ đưa vào viện tâm thần phát hiện điều không ngờ
Khám miễn phí cho trẻ đặc biệt nhân Tháng Tự kỷ Thế giới
'Học lỏm' 4 mỹ nhân Việt phối đồ độc - lạ - chất
Mệt mỏi vì nổi mụn, “bỏ túi” ngay 7 giải pháp cho mùa hè năm nay
Điều gì xảy ra với cơ thể khi luôn ăn tối trước 19h?
Phát hiện bệnh nguy hiểm từ những lần đổ mồ hôi bất thường
Tại sao nên sử dụng thực phẩm bổ sung để hỗ trợ sức khỏe âm đạo?
2 người tử vong do nắng nóng: Bác sĩ chỉ dấu hiệu cần đề phòng
4 biện pháp phòng ngừa tránh say nắng cực hiệu quả
Có nên tắm nhiều lần để giải nhiệt khi trời nắng nóng?
Xem thêm