Thứ bảy, 27/04/2024 23:34
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 23/02/2021 08:30

Bác sĩ “nông dân” hồi sinh hàng ngàn người từ cửa tử

Thầy thuốc nhân dân là danh hiệu cao quý của người làm nghề y nhưng với bác sĩ Trần Chí Cường - Giám đốc Bệnh viện Tim mạch đột quỵ Cần Thơ ông lại thích mọi người gọi thân mật là “bác sĩ nông dân”.

Sinh ra và lớn lên tại một quê nghèo của xã An Khánh, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, từ nhỏ cậu bé Cường đã nuôi trong mình ước mơ làm bác sĩ. Nhưng để biến ước mơ thành hiện thực là cả một quá trình đòi hỏi sự kiên trì bền bỉ và cố gắng không ngừng nghỉ của người con vùng đất sen hồng.

Bác sĩ Cường kể: "Những năm ôn thi cấp 3, tôi phải đạp xe từ xã An Khánh lên Sa Đéc gần 40 km, khổ nhất là những ngày mưa, nhà nghèo không có tiền mua áo mưa, phải hái lá chuối che lấy thân".

IMG_20210222_163318

TS.BS Trần Chí Cường luôn tâm niệm bệnh nhân như người thân ruột thịt của mình, bằng mọi cách phải điều trị tốt nhất cho họ

Nhưng càng khó khăn, ước mơ trở thành bác sĩ của cậu thanh niên ngày càng mãnh liệt hơn. Đền bù xứng đáng lại những ngày khổ công rèn luyện học hành, chàng trai trẻ đỗ vào cả 4 trường đại học. Lần đầu chạm cửa ước mơ, bác sĩ Cường không cầm được nước mắt. Không chút do dự, với ước mơ cứu người từ nhỏ, bác sĩ Cường đã bỏ bách khoa và chọn học y tại Trường đại học Y dược Cần Thơ.

Tiên phong mở đường cho ngành can thiệp nội mạch

Năm 2000, sau khi tốt nghiệp, chàng bác sĩ trẻ quyết định trở về Đồng Tháp công tác để giúp đỡ quê hương của mình. Sau quá trình công tác, tiếp xúc với nhiều ca bệnh nhưng bất lực. Bác sĩ Cường quyết định khăn gói lên Sài Gòn để học chuyên khoa I Ngoại thần kinh, sau đó tiếp tục tham gia khóa học chụp X-quang can thiệp thần kinh ở Bệnh viện Chợ Rẫy và Bạch Mai.

Đến năm 2005, khi được thầy Võ Tấn Sơn – nguyên hiêu trưởng Trường đại học Y dược TP.HCM giới thiệu về khoá học can thiệp mạch máu thần kinh tại Thái Lan, bác sĩ Cường đã không ngần ngại xung phong đi học. Đây là khóa học do Đại học y khoa Bicetre của Pháp phối hợp cùng Đại học y khoa Mahidol tổ chức, quy tụ các giáo sư đầu ngành về can thiệp trong lòng mạch từ Mỹ, Pháp, Canada, Đức, Thụy Sĩ, Hà Lan… Giữa năm 2006, bác sĩ Cường trở về Việt Nam đầu quân cho Bệnh viện Đại học Y dược TH.HCM.

Cầm cố tài sản để mở bệnh viện

Sau nhiều năm công tác tại Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, bác sĩ Cường nhận thấy, 99% bệnh nhân từ khu vực ĐBSCL bị đột quỵ, tai biến mạch máu não chuyển lên Sài Gòn đều trễ giờ và không thể cứu chữa. Thêm vào đó, những năm gần, tỉ lệ bệnh nhân bị đột quỵ tim mạch ngày càng tăng. Với những thực tế đó, ý nghĩ cần phải có một cơ sở điều trị uy tín điều trị can thiệp mạch máu tại khu vực ĐBSCL đã luôn thôi thúc người bác sĩ trẻ.

Nghĩ là làm, từ năm 2015, bác sĩ Cường đã lập đề án mở bệnh viện. Tuy nhiên, với khó khăn về kinh tế, ngoài giờ cứu chữa bệnh nhân, bác sĩ Cường phải ôm hồ sơ đi gõ cửa và thuyết phục từng nhà đầu tư.

Với tâm nguyện cứu người, bác sĩ Cường đã không ngại từ bỏ công việc đáng mơ ước với mức thu nhập cao tại Bệnh viện Y dược TP HCM. Hơn thế nữa, bác sĩ đã chấp nhận cầm cố cả tài sản của gia đình để có chi phí đầu tư bệnh viện tại Cần Thơ.

IMG_20210222_163323

TS.BS Trần Chí Cường khám bệnh cho bệnh nhân.

Cảm nhận được sự tâm huyết với nghề của bác sĩ Cường, nhiều nhà đầu tư đã ủng hộ, chính quyền địa phương tại Cần Thơ cũng tạo điều kiện để Bệnh viện Tim mạch đột quỵ Cần Thơ sớm đi vào hoạt động.

Ngày 20/2/2019 là một cột mốc quan trọng đánh dấu một bước ngoặt trong sự nghiệp của người bác sĩ nông dân, khi Bệnh viện Tim mạch đột quỵ Cần Thơ chính thức đi vào hoạt động. Bệnh viện có quy mô 200 giường phân bố trên 10 tầng, cùng với đầy đủ trang thiết bị hiện đại… phục vụ cho việc chữa trị, tầm soát nguy cơ và phòng ngừa đột quỵ. Từ đó, đã mở ra nhiều cơ hội cứu sống bệnh nhân đột quỵ và giảm thiểu tối đa số bệnh nhân bị trễ “thời gian vàng” cấp cứu khi phải lên tận TP.HCM.

Chỉ trong một thời gian ngắn sau khi vào hoạt động, Bệnh viện Tim mạch đột quỵ Cần Thơ đã cấp cứu kịp thời hàng ngàn trường hợp bị đột qụy. Bên cạnh đó, bệnh viện đã tổ chức hơn 15 cuộc hội thảo quốc tế để đào tạo chuyển giao công nghệ, nâng chuyên môn cho nhiều bác sĩ đến từ nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Pháp, Nhật bản, Malaysia, Úc…

Bác sĩ Cường chia sẻ: "Khi đến bệnh viên đột quỵ, bệnh nhân không có tiền cũng được cứu chữa, mục đích cuối cùng khi lập bệnh viện là vì cứu người chứ không phải vì lợi nhuận. Tuy còn khó khăn nhưng tôi cùng đội ngũ y bác sĩ của bệnh viện tâm niệm cứu người là trên hết. Chúng tôi luôn xem bệnh nhân như là người thân ruột thịt mình, bằng mọi cách phải điều trị tốt nhất cho họ".

Với tâm niệm như vậy nên người bác sĩ chân chất đó tỏ ra thích thú khi được mọi người gọi mình là “bác sĩ nông dân”.

"Tôi thích từ “nông dân” bởi một phần tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo. Bên cạnh đó, khi nói đến nông dân chúng ta cảm nhận được sự gần gũi, người nông dân lại tiết kiệm, “ăn chắc mặc bền”. Điều này tương đồng với phương châm cứu người của tôi, bỏ qua hình thức, sự xa cách giữa người bác sĩ và bệnh nhân. Trong quá trình cứu chữa bệnh nhân phải nghĩ đến kỹ thuật cứu chữa đơn giản và tối ưu nhất, tiết kiệm chi phí cho bệnh nhân", bác sĩ Trần Chí Cường nói thêm.

Tâm Y  
Nắng nóng chưa từng có dịp nghỉ lễ: Làm gì để thanh lọc, làm mát cơ thể mỗi ngày?
Người trẻ háo hức thanh lọc cơ thể để lên outfit chơi lễ
Mê mẩn góc check-in trên con tàu biểu tượng chim Hạc 
Có gì trên chiếc thắt lưng đắt nhất thế giới giá 1,8 tỷ đồng?
Sáng tác ca khúc về Tòa án nhân dân nhận giải thưởng 50 triệu đồng
Quảng Ninh tuyên truyền cộng đồng giúp giảm tỷ lệ sinh con thứ 3
Vì sao máy điều hòa có mùi hôi?
Ngày đầu nghỉ lễ 30/4 - 1/5 nắng nóng bao trùm cả nước
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK - Hàn Quốc
Đau lưng kéo dài, người phụ nữ bất ngờ phát hiện u tuỷ ngực
Hái nấm trong vườn ăn, hai ông cháu nhập viện nguy kịch
Tham quan lịch sử chiến dịch Điện Biên Phủ cùng Đại sứ quán Pháp
Cùng ngư dân Thanh Hóa thắp sáng đèn trên biển
Gần 1,500 vận động viên tham gia Hội khỏe Phù Đổng Cúp Nestlé MILO lần thứ VII
Vì sao công nghệ, máy móc ngày càng hiện đại nhưng con người lại bận rộn hơn?
5 lý do nên chọn du học nghề Đức tại Cao đẳng Việt Mỹ Hà Nội
89% khách đi buýt điện là người đi làm
Đẩy mạnh truyền thông về công tác hội nhập, ASEAN và UNESCO
Cụ ông 83 tuổi bất ngờ mọc khối u khổng lồ ở 'vùng kín'
Hà Nội tăng cường an ninh cho khách du lịch dịp lễ 30/4 và 1/5
Xem thêm