Thứ bảy, 11/05/2024 03:29
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 26/02/2017 15:32

Có một bác sĩ “lội ngược dòng” vì bệnh nhân nghèo

Có một bác sĩ mổ tim giỏi của Bệnh viện Chợ Rẫy đã "lội ngược dòng" về Cần Thơ gầy dựng cái nôi mổ tim cho người nghèo tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ.

Nhiều người lấy làm lạ khi thấy một bác sĩ mổ tim giỏi có tiếng của Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) lại “lội ngược dòng” bỏ về Cần Thơ đầu quân cho Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ (ĐKTWCT). Riêng mình, bác sĩ Lâm Việt Triều nói chẳng có gì lạ cả, bởi vì 17 năm gắn với nghiệp mổ tim cho hàng ngàn bệnh nhân, chứng kiến nhiều người nghèo khăn gói lặn lội đường xa, tốn kém, bệnh tình chuyển nặng càng thôi thúc trong lòng vị bác sĩ trẻ phải về gần dân nhất.

co-mot-bac-si-loi-nguoc-dong-vi-benh-nhan-ngheo-giadinhonline.vn 1

Bác sĩ Lâm Việt Triều (bên phải) trong một lần phẫu thuật tim cùng các đồng nghiệp người nước ngoài

Nhiều bác sĩ ra trường mơ được làm việc tại TP.HCM, nơi có nhiều bệnh viện lớn, dân cư đông để rèn tay nghề, thu nhập cao, thăng tiến. Còn tại BV Chợ Rẫy giấc mơ ấy càng khó và khó hơn nữa là được làm bác sĩ chính, giỏi, trực tiếp mổ tim cứu người – một chuyên ngành khó trong y học. Vậy mà bác sĩ Triều lại quyết định ra đi làm bỡ ngỡ tất cả bạn bè, đồng nghiệp và chấp nhận mức thu nhập chỉ bằng 40% so với thời gian làm việc tại TP.HCM

Vốn sinh ra từ một vùng quê nghèo của tỉnh Kiên Giang, sau đó theo cha mẹ về Cần Thơ sinh sống và học tập, từ nhỏ chàng trai Lâm Việt Triều đã mơ ước trở thành bác sĩ để cứu giúp những người bệnh. Khi đậu vào trường Đại học Y dược TP.HCM, anh không cầm được nước mắt trong lần đầu chạm cửa ước mơ. Đến năm 2000, chàng sinh viên năm nào nay đã chính thức trở thành bác sĩ công tác tại Khoa Lồng ngực - Tim mạch, Bệnh viện Chợ Rẫy.

Sau 7 năm công tác tại Bệnh viện Chợ Rẫy, lòng anh vẫn còn canh cánh nỗi niềm được giúp đỡ quê nhà. Ngay lúc này, Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang đang trong quá trình triển khai chương trình mổ tim và cần sự hỗ trợ bác sĩ mổ chính từ Bệnh viện Chợ Rẫy. Thấy được sứ mệnh của mình, bác sĩ Triều đã xung phong tham gia phẫu thuật tim cho các bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang. Cũng từ lúc này, danh tiếng về vị bác sĩ trẻ, tài giỏi về chuyên môn và tận tình vì bệnh nhân được nhiều người biết đến.

co-mot-bac-si-loi-nguoc-dong-vi-benh-nhan-ngheo-giadinhonline.vn 2

Với tay nghề mổ tim trên 17 năm tại Bệnh viện Chợ Rẫy, nay BS Triều quyết định về đầu quân cho Bệnh viện ĐKTW Cần Thơ.

Sau nhiều năm chinh chiến tại các tỉnh ĐBSCL, đặc biệt là thực hiện hàng trăm ca mổ tim tại Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang, bác sĩ Triều nhận thấy sự thiếu hụt bác sĩ chuyên khoa về tim mạch tại ĐBSCL. “Tôi thấy đối với những ca khó, bệnh nhân cần phải chuyển lên TP.HCM để phẫu thuật, nếu có thể phẩu thuật tại Cần Thơ thì khả năng cứu sống bệnh nhân cao hơn, có thể tiết kiệm chi phí cho họ và người thân, thuận tiện thăm nuôi bệnh”, bác sĩ Triều nói.

Nhiều khó khăn khi quyết định lội ngược dòng

“Tôi đã suy nghĩ rất nhiều trước khi đưa ra quyết định về Cần Thơ công tác, và điều tôi lo lắng nhất là gia đình. Bởi trước đó, tôi có bàn bạc với vợ, thật sự cô ấy không muốn gia đình tôi bị chia cắt. Cô ấy bảo nếu anh đi, gia đình chúng ta có thể tan vỡ. Điều này làm tôi trằn trọc nhiều đêm khi suy nghĩ tìm cách giải thích cho vợ thông cảm. May mắn thay, cuối cùng cô ấy cũng đã hiểu và ủng hộ tôi”, BS Triều nói. “Bởi cô ấy hiểu, từ lâu Cần Thơ đã là quê hương thứ hai của tôi, sau bao nhiêu năm cố gắng tôi vẫn muốn đóng góp một phần công sức cho sự phát triển y học nơi mà tôi sống và lớn lên”, Bác sĩ Triều tâm sự thêm.

Khi yếu tố gia đình giải quyết xong, điều làm cho BS Triều trăn trở tiếp là anh em trong cơ quan cũ lời ra, tiếng vào. Bởi sau bao năm công tác, hơn tất cả anh em trong khoa rất quý nhau, đặc biệt là sếp. “Tôi vẫn nhớ mãi, ngày tôi đề đơn xin chuyển, sếp có bảo biết bao bác sĩ ở quê mong muốn lên TP công tác, nay em từ TP lại muốn về tỉnh làm. Em đi thì các anh không cản nhưng mong em có thể làm nên chuyện ở nơi công tác mới và anh xem như đứa em đang đi công tác xa cơ quan”.

co-mot-bac-si-loi-nguoc-dong-vi-benh-nhan-ngheo-giadinhonline.vn 3

Không chỉ chữa trị cho bệnh nhân mà BS Triều còn hướng dẫn, đào tạo, nâng cao tay nghề mổ tim cho các bác sĩ đồng nghiệp

Mặc dù về Cần Thơ công tác, thu nhập của Triều giảm đi 60%, nhưng khi nói chuyện với chúng tôi trong ánh mắt Bác sĩ Triều vẫn ánh lên những tia lạc quan. Anh bảo: “Vấn đề tiền bạc lúc này với tôi không quan trọng, chỉ mong sao giúp được nhiều bệnh nhân nơi đây”. Hiện tại, một số bệnh viện tại vùng ĐBSCL đã triển khai mổ tim, tuy nhiên ê kíp mổ vẫn phải nhờ sự hỗ trợ bác sĩ mổ chính từ bệnh viện tuyến trên hoặc xử lý bệnh không nặng, phức tạp. Với sự đầu quân của bác sĩ Triều về Khoa Nội tim mạch – khớp, Bệnh viện ĐKTWCT được xem như tín hiệu lạc quan không chỉ cho riêng bệnh viện, khoa tim mạch và bệnh nhân trực tiếp đến điều trị. Mà trên hết, đó là từ thời điểm này, Bệnh viện ĐKTWCT bắt đầu mở ra chương mới trong việc điều trị kịp thời những ca bệnh tim nặng tương đương Bệnh viện Chợ Rẫy; hỗ trợ, chuyển giao, nâng cao tay nghề, kỹ thuật mới, phức tạp cho các bác sĩ tại các bệnh viện tuyến dưới, tiến đến đào tạo trở thành bác sĩ đứng mổ chính những bệnh nặng, phức tạp.

Bên ngoài nhìn vào sẽ đánh giá bệnh viện thông qua Khoa tim - mạch, bởi khoa này phát triển mạnh sẽ kéo theo các khoa khác cùng phát triển, nâng tầm trong việc chẩn đoán, điều trị. Hiện đang làm nghiên cứu sinh tiến sĩ về phẫu thuật lồng ngực – tim mạch, bác sĩ Triều kỳ vọng thời gian tới sẽ dốc hết sức mình để góp phần đưa đơn vị mới nơi anh công tác mở rộng quy mô, nâng cao tay nghề, chất lượng phục vụ đáp ứng nhiều hơn nữa nhu cầu của người dân.

Hỏi ngoài lề về chế độ đãi ngộ, bác sĩ Triều cho biết đầu tuần từ TP.HCM xuống và cuối tuần quay về với gia đình bằng xe khách, đang ở nhờ nhà người bạn, lãnh đạo không hứa hẹn gì cụ thể cho tương lai. “Tương lai là do mình tạo ra và nắm bắt. Cái được lớn nhất, hạnh phúc nhất của người bác sĩ mổ tim là làm cho những con tin tưởng chừng sắp ngừng đập bỗng đập trở lại mạnh mẽ, làm cho bệnh nhân và người thân của họ vui trào trong hạnh phúc vô biên. Mỗi năm chỉ riêng Bệnh viện ĐKTWCT có trên 300 nhu cầu và cả đồng bằng này số nhu cầu điều trị còn nhiều hơn nữa, là bác sĩ tôi không muốn nhìn thấy hoặc nghe thấy một trái tim nào ngừng đập vì sự chậm trễ trong điều trị, điều đó luôn thôi thúc tôi luôn cố gắng và quay về”.

Hồng Thắm

Tags:
  • Tin liên quan
Nhiều hoạt động xã hội của SHB tại Điện Biên
T&T Group trao tặng 5 tỷ đồng hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết cho người nghèo tỉnh Điện Biên
Nữ bác sĩ bệnh viện K gặp tai nạn hi hữu, nguy cơ bị liệt 2 chân
Ngược biên giới gặp anh nông dân hiến tặng 4.000m2 đất xây trường
Cô gái Lào 'hồi sinh' trên giường bệnh viện Bạch Mai
Hình ảnh ấn tượng tại Lễ Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
Bật điều hòa trước hay sau khi đóng cửa?
Chuyện rơi nước mắt sau ngôi mộ 2 chị em người Trung Quốc trôi dạt vào biển Hà Tĩnh
Tài xế và thức uống bổ sung năng lượng luôn đồng hành trong mỗi chuyến đi
Dùng xe cút kít vận chuyển gần 12.000kg lương thực tiếp tế chiến dịch Điện Biên Phủ
Bỏ chứng khoán đầu tư... đồng hồ Rolex
Những khoảnh khắc đáng nhớ tại Giải Golf Lương Văn Can
'Đêm thương hội' trao giải Giải Golf Lương Văn Can: Nhiều giá trị để lại
Chiêm ngưỡng bức tranh Panorama toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ rộng hơn 3.200m2
Sút cân, nuốt vướng, cụ ông 67 tuổi không ngờ mình mắc bệnh hiểm
Công việc nhàm chán gây mất 37% trí nhớ sau tuổi 70
Chán cảnh nghỉ lễ dài ngày rồi lại làm bù
'Siêu phủi' Racheen Bello dự giải bóng đá 7 người tỉnh Thanh Hóa
Già hóa dân số tại Việt Nam: Phụ nữ cao tuổi chịu nhiều ảnh hưởng nhất
3 bước từ bỏ Google
Xem thêm