Thứ năm, 25/04/2024 04:24
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 25/06/2022 05:30

30 năm gắn bó, thợ điêu khắc than đá Quảng Ninh buồn nỗi lo thất truyền

Từng có 30 năm gắn bó với nghề điêu khắc than đá nhưng ông Lê Quang Ninh vẫn chưa thể nghỉ ngơi do còn mang trong mình những tâm tư, lo lắng về người kế nghiệp.

Căn nhà nhỏ của ông Lê Quang Ninh nằm sâu trong con ngõ tại phường Cẩm Thành, TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh đều đặn hàng ngày vang tiếng đục đẽo, mài than đá. Tính đến nay ông Ninh đã có gần 30 năm làm đề điêu khắc than đá với vô số các sản phẩm độc đáo ra đời.

289047366_416454630385469_5765455715123022257_n

Ông Lê Quang Ninh bên cạnh cặp lục bình mới hoàn thiện gần đây nhất

Ông Ninh chia sẻ: “Tôi bắt đầu làm nghề điêu khắc than đá từ khoảng năm 1997, thời gian đó gia đình vừa buôn bán vừa làm nghề điêu khắc. So với các chất liệu khác thì than đá là chất liệu điêu khắc khó làm nhất bởi tính chất cứng, giòn nên yêu cầu người thợ phải rất tỷ mỷ, cẩn thận đến từng chi tiết một. Tất cả công đoạn từ định hình, phác thảo, chạm khắc hoa văn phải làm bằng tay và hầu như công đoạn quan trọng là làm vào ban đêm”.

Từng ấy năm gắn bó với nghề điêu khắc than đá là từng ấy năm ông Ninh không ngừng hoàn thiện tay nghề cũng như đa dạng các sản phẩm.

“Từ khi bước vào nghề, tôi đều tự mình mày mò làm chứ không có ai chỉ bảo. Bắt đầu từ những sản phẩm đơn giản nhất như làm các con vật rồi đến sản phẩm đòi hỏi sự kỳ công như lục bình, lọ hoa, trống đồng… hễ ai đặt sản phẩm gì thì mình lại phải lên mỏ tìm than sau đó vận chuyển về để làm”, ông Ninh cho hay.

283420445_3475409919407691_8388925785751259618_n

Từ những sản phẩm đơn giản nhất cho tới sản phẩm phức tạp đều đòi hỏi người thợ điêu khắc than đá phải tỷ mỷ

Để tạo ra những tác phẩm than đá mỹ nghệ là cả một quá trình không hề đơn giản. Những hòn than đen nhánh không có hình dạng nhất định nhưng dưới bàn tay tài hoa của người thợ điêu khắc những vỉa than đã được “thổi hồn” thành những sản phẩm mang đặc trưng vùng mỏ Cẩm Phả.

Ông Ninh tiết lộ, than nguyên liệu để chế tác điêu khắc hiện chỉ có thể lấy được ở mỏ Cọc Sáu và mỏ Đèo Nai (Cẩm Phả). Bởi than ở 2 mỏ này đáp ứng được yêu cầu là than nguyên khối, già và nằm ở vỉa mức dương không bị ngấm nước, nguyên chất và không lẫn xít mà người làm nghề gọi đó là than kíp lê.

287357036_5393428047407987_422870225895480692_n

Ông Ninh bên cạnh tác phẩm mặt trống đồng chế tác trên hòn than 1,5 tấn với 15 ngày làm không ngừng nghỉ

Chưa kể, theo ông Ninh nghề làm điêu khắc trên than đá nhiều vất vả, khó nhọc: “Người lúc nào cũng có bụi than bám, trong khi để hoàn thiện sản phẩm có khi cũng phải làm cả ngày lẫn đêm. Khổ nhất là lúc đi tìm than để điêu khắc, nhiều hôm phải lên tận mỏ để tìm khối than ưng ý để về làm. Tác phẩm tiêu biểu nhất mà tôi từng làm là mặt trống đồng trên khối than nặng 1,5 tấn của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển 324. Tôi và một đồng nghiệp phải làm liên tục trong 15 ngày mới hoàn thiện xong. Gần đây nhất là cặp lục bình nặng gần 2 tấn làm từ những hòn than nguyên khối”.

Vất vả là thế và cũng đã tính chuyện nghỉ ngơi nhưng khi nói đến việc truyền nghề ông lại ngậm ngùi: “Gia đình tôi các con không có ai theo nghề trong khi đó người làm nghề điêu khắc than đá ở thành phố này cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vì thế việc nghề mai một là điều khó tránh khỏi. Nếu có ai học nghề thì cũng khó mà theo đuổi được nghề này bởi thu nhập từ nghề cũng không đủ đáp ứng cuộc sống vùng mỏ mọi thứ đều đắt đỏ”.

288157052_578087117086609_2375531179417859171_n

Một góc nhỏ tại căn nhà nhỏ ở ngõ 224, Cẩm Thành, TP Cẩm Phả nơi trưng bày các sản phẩm của ông Ninh

Cúng theo chia sẻ của ông Ninh, trước đây có nhiều người ở TP. Cẩm Phả theo nghề điêu khắc than đá nhưng dần bỏ nghề do vất vả lại khong có nơi tiêu thụ, mang lại thu nhập không đáng kể.

“Những người làm nghề như chúng tôi rất trăn trở về việc truyền lại nghề, giữ lại nghề này và cũng mong mỏi thành phố có một khu trưng bày giới thiệu các sản phẩm điêu khắc độc đáo từ than đá. Tiếp đó mở rộng quảng bá sản phẩm điêu khắc than đá tới khách du lịch khi đến với Quảng Ninh”, ông Ninh bày tỏ.

Mong mỏi của ông Ninh cung chính là mong muốn và trăn trở của những người điêu khắc than đá ít ỏi còn sót lại ở thành phố mỏ.

V. Hùng  
Khuyến cáo 10 biện pháp phòng chống cháy nổ gia đình dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
6 cách tẩy bay mọi vết bẩn trên nệm
Hà Nội thí điểm ứng dụng cảnh báo cháy gắn với định danh số nhà
Hành trình đến Korea Global School của một học sinh Hà Nội
Uống gì để xua tan căng thẳng mệt mỏi trước mùa thi?
Acecook Việt Nam chung tay hỗ trợ trẻ em là con ngư dân có hoàn cảnh khó khăn với dự án 'Thả lưới ước mơ'
Vì sao ngủ đủ 8 tiếng nhưng đi làm vẫn “gật gà gật gù”?
5 lưu ý phòng chống cháy nổ khi sử dụng điện mùa nắng nóng
Hành trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Hậu Lộc - tỉnh Thanh Hoá
Vụ 2 cháu bé đạp xe xuống Hà Nội tìm mẹ: Thông tin bất ngờ
2 cháu bé người Mông đạp xe từ Điện Biên xuống Hà Nội tìm mẹ: Không nhớ tên tuổi, quê quán
Chọc dịch não tủy phát hiện mắc viêm màng não do liên cầu lợn vì món 'khoái khẩu'
“Chữa lành” hay đu trend để 'rách nát' hơn?
GS Hàn Quốc chia sẻ bí quyết để Việt Nam cạnh tranh trong ngành bán dẫn
Trang Đời sống & Pháp luật đổi tên miền
Bùng nổ “vũ điệu Yoga” dẫn lối vẻ đẹp Việt
Nguyễn Khắc Hưng: Từ trẻ tự kỷ nặng thành Kỷ lục gia thế giới
VCCA giới thiệu triển lãm định dạng Digital các kiệt tác của trường phái lập thể
Nghề lạ thu nhập 1,8 tỷ đồng/năm, nhiều người giỏi nhưng ít kẻ dám làm
Chăm sóc SKSSS/KHHGĐ cho người dân vùng đông dân cư ở Quảng Bình
Xem thêm