Thứ năm, 18/04/2024 05:00
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 18/04/2024 05:00

“Chữa lành” hay đu trend để "rách nát" hơn?

Chữa lành hiện nay như là một trào lưu sống được các bạn trẻ, người đi làm tìm tới để thanh lọc tâm hồn, xoa dịu cơ thể. Thế nhưng, chữa lành không đúng lại có thể gây hại.

Sơ hở là… “chữa lành”

Lên mạng gõ cụm từ "chữa lành" sẽ chỉ cần 0,2 giây để Google cho ra hơn 60 triệu kết quả. Từng đó đủ để thấy trào lưu "chữa lành" đang trở thành "trend" và được nhiều người tìm kiếm.

Không riêng gì các diễn đàn mạng xã hội, mà trong những buổi cà phê, họp nhóm tán gẫu, cụm từ “đi chữa lành” cũng trở nên phổ biến và là câu cửa miệng mỗi khi giới trẻ gặp chuyện không hài lòng.

Chuyện sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như đây là cách hay để người trẻ nhận diện đúng tình trạng của bản thân, tìm cách tháo gỡ, nhưng không ít người vì thế mà bị ảnh hưởng nặng từ mạng xã hội và “làm quá” câu chuyện của chính mình. Cũng chính vì thế, nhiều người sơ hở là … “đi chữa lành”.

base64-1713172950995621895161

Một bài đăng chia sẻ về chữa lành trên mạng xã hội thút nhiều tương tác

ThS.BS Nguyễn Hồng Bách - Giám đốc Viện Tâm lý học và Truyền thông - Hội tâm lý học Việt Nam cho biết, chữa lành hiện đang là trào lưu, "hot trend". Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa của chữa lành và cũng không phải tất cả mọi người đều nhất thiết phải đi chữa lành.

"Tôi đã từng gặp một người phụ nữ sinh năm 1976 có cuộc sống hôn nhân 20 năm, nhưng sau đó tan vỡ. Cả hai đứa con đều theo bố và chị chỉ sống một mình. Sau cú sốc đó, chị u uất, mất ngủ triền miên. Chị uống thuốc trầm cảm nhưng không hiệu quả.

Sau đó, chị có nghe theo bạn đi chữa lành. Chị được nghe thuyết pháp buông bỏ và cảm thấy tinh thần thư giãn. Tuy nhiên, sau 2 tuần chữa lành, quay trở lại cuộc sống chị lại u uất", bác sĩ Bách chia sẻ.

Với trường hợp của chị bệnh nhân trên, đi chữa lành thời điểm đó có thể xoa dịu. Nhưng quay về cuộc sống, họ không nhận ra được vấn đề họ đang vướng phải để chấp nhận.

"Việc chữa lành không đúng sẽ tạo ra thói quen không thể tự thức tỉnh bằng khả năng nội sinh của bản thân", bác sĩ Bách nói.

Người trẻ có cần chữa lành?

Bác sĩ Bách cho biết mỗi bản thân con người sinh ra đã có cơ chế tự chống đỡ với những áp lực trong cuộc sống. Do vậy, việc "đu trend" chữa lành là không cần thiết.

Để chứng minh cho điều này, bác sĩ Bách lấy ví dụ về trường hợp của Nhật – tên nhân vật đã được thay đổi (18 tuổi). Nhật ít nói, ít giao tiếp, được bố mẹ nhận xét là hiền lành và nhút nhát. Để giúp con chủ động giao tiếp, bố mẹ đã nhờ bác sĩ Bách tư vấn tâm lý cho con.

Bác sĩ Bách khuyên Nhật nên đi chạy xe ôm công nghệ vì chủ động thời gian và tiện cho việc học hành. Sau 3 tháng, khi gặp lại Nhật, bác sĩ Bách đã khá ngạc nhiên vì cậu hoạt ngôn, sành sỏi hơn. Bác sĩ hỏi, Nhật cũng tâm sự: "Khi đi chạy xe ôm con không thể hiền được".

"Với trường hợp của Nhật, từ một đứa trẻ hiền lành đã trở nên sành sỏi hơn thì Nhật có phải đi chữa lành không? Chắc chắn là không!", bác sĩ Bách nói.

Bác sĩ Bách cho rằng bản thân tâm hồn con người chưa từng lành mà sẽ có những lỗ rách. Rách ở đây chính là những trải nghiệm trong cuộc sống để chúng ta trưởng thành. Do vậy, việc "đu trend" chữa lành là không cần thiết.

chua lanh

Theo bác sĩ Bách, việc "đu trend" chữa lành là không cần thiết (Ảnh minh họa)

Chữa lành phải đúng người

Bác sĩ Bách cho rằng, chữa lành rất tốt nhưng phải đúng người. Có 4 trường hợp bắt buộc phải đi chữa lành:

- Người gặp sang chấn tâm lý. Ví như trải qua mất mát lớn, người thân yêu từ giã cõi trần, mất con hoặc bị sốc trong muối quan hệ công việc, bạn bè, người yêu…

- Người gặp tai nạn, họ bị rơi vào trạng thái sống trong ám ảnh hoặc gặp những chuyện khủng kiếp trong cuộc sống như bị xâm hại tình dục, bị lừa dối, đánh nhau để lại di chứng.

- Người gặp vấn đề rắc rối về tài chính như phá sản.

- Trường hợp bản thân nội sinh như phổ tự kỷ chức năng gây ảnh hưởng trong giao tiếp, cuộc sống thường nhật.

"Tôi không hề đả phá chuyện chữa lành nhưng phải dùng cho đúng đối tượng", bác sĩ Bách nói.

Bác sĩ Bách nhắn nhủ, các bạn trẻ hiện nay thay vì "đu trend" chữa lành thì nên biết chấp nhận cuộc sống, tìm con người của chính mình. Đừng quá ham mê chạy theo chữa lành để có những thiệt hại không đáng có.

-> Người trẻ đang "chạy trốn" tình yêu

Thúy Ngà  
“Chữa lành” hay đu trend để 'rách nát' hơn?
GS Hàn Quốc chia sẻ bí quyết để Việt Nam cạnh tranh trong ngành bán dẫn
Trang Đời sống & Pháp luật đổi tên miền
Bùng nổ “vũ điệu Yoga” dẫn lối vẻ đẹp Việt
Nguyễn Khắc Hưng: Từ trẻ tự kỷ nặng thành Kỷ lục gia thế giới
VCCA giới thiệu triển lãm định dạng Digital các kiệt tác của trường phái lập thể
Nghề lạ thu nhập 1,8 tỷ đồng/năm, nhiều người giỏi nhưng ít kẻ dám làm
Chăm sóc SKSSS/KHHGĐ cho người dân vùng đông dân cư ở Quảng Bình
Nestlé MILO tiếp tục đồng hành cùng Giải Bóng đá Nhi đồng (U11) toàn quốc 2024
Sự kiện Hula Summer tại Công viên Thiên đường Bảo Sơn dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5/2024
'Rước họa vào thân' vì thói quen để 4 đồ vật này đầu giường
Người đàn ông 15 năm âm thầm nuôi dưỡng hơn 200 em nhỏ
Vinschool tuyển sinh khóa đầu tiên tại Phú Quốc
Quỹ Toyota Việt Nam bàn giao công trình nước sạch tại Điện Biên
Nét văn hóa độc đáo của Tết Chôl Chnăm Thmây tại miền Tây
Nhà giàu thế giới đua nhau mua hộ chiếu thứ 2
Con người giữ được bí mật trong bao lâu?
'Sát thủ ẩn mình' suýt lấy mạng 2 bệnh nhân
Cựu tù Côn Đảo dùng thơ ghi lại cảm xúc ngày chiến thắng Điện Biên Phủ
Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đạt 8.000 hành khách vào mỗi giờ cao điểm
Xem thêm