Thứ sáu, 14/03/2025 23:57     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 10/01/2019 19:45

Vì sao truyền bia vào cơ thể người có thể giải độc được rượu nặng?

Để cứu bệnh nhân bị ngộ độc rượu methanol, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị đã truyền 15 lon bia vào cơ thể bệnh nhân.

Ngộ độc rượu nguy hiểm thế nào?

Rượu là chất độc và có thể gây hậu quả chết người. Cơ thể bạn chỉ có thể xử lý một đơn vị rượu mỗi giờ. Uống nhiều rượu trong một khoảng thời gian ngắn sẽ cản trở cơ thể hoạt động bình thường.

Theo Medical News Today, ngộ độc rượu là tình trạng nghiêm trọng. Ngay cả khi bạn ngừng uống rượu, nguy cơ ngộ độc rượu vẫn tồn tại vì nồng độ cồn trong máu (BAC) có thể tiếp tục tăng trong 30-40 phút sau đó.

Các triệu chứng tiến triển từ say sang ngộ độc rượu bao gồm:

- Nhầm lẫn

- Hạ thân nhiệt

- Da nhợt nhạt, đôi khi có màu xanh

- Không phản ứng nhưng có ý thức (sững sờ)

- Bất tỉnh

- Thở bất thường, đôi khi lên đến 10 giây giữa các nhịp thở

- Nôn mửa, có khả năng bị nghẹn khi nôn

Trong trường hợp nghiêm trọng:

- Ngừng thở hoàn toàn

- Cơn đau tim có thể xảy ra

- Nếu bị nghẹn khi nôn, chất nôn có thể bị hít vào phổi gây nhiễm trùng nghiêm trọng

- Hạ thân nhiệt

- Nếu mất quá nhiều chất lỏng, bạn có nguy cơ bị tổn thương não

- Đường huyết giảm có thể gây co giật

- Bệnh nhân có thể hôn mê và nguy cơ tử vong cao.

ngo-doc

Uống rượu là thói quen phổ biến trong các bữa tiệc liên hoan gia đình, bạn bè. Ảnh: Internet.

Vì sao truyền bia vào cơ thể người có thể giải độc được rượu nặng?

Mới đây, bác sĩ Lê Văn Lâm, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị, cứu sống bệnh nhân Nguyễn Văn Nhật (48 tuổi, Triệu Phong, Quảng Trị) trong tình trạng hôn mê, nguy kịch do ngộ độc rượu bằng cách truyền 15 lon bia vào cơ thể.

Trước đó, trong tiệc mừng Giáng sinh, ông Nhật cùng một số người uống rượu. Sau khi về nhà, ông cùng 3 người khác là Nguyễn Văn Tửu, Hoàng Thanh Chiến và Lê Văn Xược xuất hiện các biểu hiện bất thường.

Ông Nguyễn Văn Nhật và Lê Văn Tửu cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị, hai bệnh nhân còn lại điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế. Đến ngày 28/12/2018, bệnh nhân Lê Văn Xược tử vong.

Liên quan đến việc cứu chữa bệnh nhân Nguyễn Văn Nhật, chia sẻ với Zing.vn, bác sĩ Lâm cho biết đã tiến hành xét nghiệm khí máu, soi đáy mắt và dựa vào biểu hiện lâm sàng chẩn đoán bệnh nhân bị ngộ độc methanol có trong rượu.

Để cứu sống bệnh nhân, bác sĩ truyền ba lon bia tức 990 ml vào đường tiêu hóa của bệnh nhân. Mỗi giờ tiếp theo, bệnh nhân được truyền thêm một lon bia. Sau khi truyền tổng cộng 15 lon bia, tức gần 5 lít, bệnh nhân dần bình phục, tỉnh táo. Ngày 9/1, ông Nhật đã xuất viện, sức khỏe ổn định.

Bác sĩ Lâm giải thích rượu có hai loại cơ bản là Etylic và Metylic (Methanol). Khi đi vào cơ thể, gan sẽ chuyển hóa Etylic trước, sau đó đến Metylic. Trong đó, Etylic được chuyển hóa sẽ không gây ngộ độc nhưng Metylic được chuyển hóa thành Andehit Formic, ở hàm lượng cao sẽ gây ngộ độc, nguy cơ tử vong rất cao.

Bia có Etylic, vì vậy để ngăn chặn quá trình chuyển hóa Metylic, đội ngũ y, bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực- chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị đã truyền bia cho bệnh nhân. Khi truyền bia cho bệnh nhân Nhật, gan sẽ ưu tiên chuyển hóa Etylic, ngưng chuyển hóa Metylic, điều đó giúp có đủ thời gian để lọc máu. Hơn nữa, Methylic ở lâu trong cơ thể không được chuyển hóa sẽ bị đào thải dần qua đường nước tiểu, làm giảm độc tố trong cơ thể, đây là cơ sở để cứu sống bệnh nhân.

-> Điều trị và phục hồi di chứng sau tai biến ra sao?

Video: Hơn 140 người ngộ độc thực phẩm ở Sơn La

Phương Vũ (T/h)  
Thông tin u xơ tử cung, u nang buồng trứng dưới 50mm
Nhiễm trùng nguy kịch sau 1 tuần tự đắp lá cây trị vết thương tại nhà
Đau nhức xương khớp sau sinh có tự khỏi được không, điều trị thế nào?
Uống thuốc giảm đau sau khi uống rượu: Tự tay 'huỷ hoại' lá gan của mình
Nam học sinh bị chìa khóa xuyên sọ não 3cm
Chuyên gia bày cách để chị em 'hết khổ' hàng tháng nhờ một thay đổi nhỏ
Suy thận độ 1 do làm nặng - Giờ tôi hết bệnh rồi!
Phụ nữ tuổi 25 cần bổ sung những loại vitamin nào?
Vì sao phụ nữ sau sinh dễ bị đau nhức xương khớp?
Sụt 10kg trong vòng 5 tháng, biết sự thật ai cũng ngớ người
Thai phụ 23 tuổi bị xoắn u buồng trứng hiếm gặp
Chế độ thai sản ở các nước trên thế giới: Trợ cấp cao nhưng bất ngờ nhất là Mỹ
Ăn cá bổ dưỡng nhưng tránh 4 loại có thể gây ung thư
U40 gặp dấu hiệu này chứng tỏ xương đang lão hóa nhanh, dễ mắc bệnh
Đứt gân, nhiễm trùng cổ tay sau 4 mũi tiêm khớp của 'thần y'
Bí quyết hồi sinh sau đột quỵ do huyết áp cao
Nữ sinh 15 tuổi thủng hành tá tràng do áp lực thi vào lớp 10
Nhập viện do đắp thuốc nam chữa u tuyến giáp
6 căn bệnh cha mẹ mắc con khó tránh
Thường xuyên gội đầu 3 thời điểm này trước sau cũng vào viện
Xem thêm