Thứ hai, 17/06/2024 06:03
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 30/03/2018 12:50

Vắc-xin nào sẽ thay thế Quinvaxem 5 trong 1?

Theo Bộ Y tế, năm 2018, một số loại vắc-xin mới sẽ được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng thay thế cho vắc-xin Quinvaxem, dự kiến được triển khai từ tháng 6/2018.

Bộ Y tế vừa chính thức thông tin việc sẽ dừng tiêm phòng loại vắc-xin Quinvaxem từ tháng 5/2018. Ngay sau khi có quyết định này, nhiều người có con trong độ tuổi tiêm chủng lo ngại, không biết sau khi dừng loại vắc xin này thì trẻ sẽ được tiêm thay thế bằng vắc-xin nào?

Trao đổi về việc dừng tiêm loại vắc-xin Quinvaxem trong thời gian tới, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho rằng, việc dừng tiêm loại vắc-xin này không phải là vì chất lượng vắc xin không tốt, mà do nhà máy của Hàn Quốc không sản xuất nữa. Việc dừng này không chỉ riêng ở Việt Nam.

Trước lo lắng của những bà mẹ có con trong độ tuổi tiêm phòng không biết sẽ dùng loại vắc-xin nào thay thế, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng khẳng định, để đảm bảo việc phòng bệnh cho trẻ, Bộ Y tế đã tính tới việc sử dụng loại vắc-xin khác cũng là 5 trong 1 về thành phần với hiệu quả và hiệu lực cũng tương tự như vắc-xin Quinvaxem.

“Hiện số lượng vắc-xin Quinvaxem vẫn còn đủ sử dụng đến hết tháng 5/2018. Còn loại vắc xin thay thế, Bộ Y tế sẽ nhập loại vắc-xin tốt nhất, được sử dụng nhiều trên thế giới và có thành phần, hiệu quả phòng bệnh, giá thành tương tự vắc-xin Quinvaxem”, PGS.TS Trần Đắc Phu cho hay.

Empty

Bộ Y tế sẽ dừng tiêm phòng loại vắc-xin Quinvaxem từ tháng 5/2018

>>>Cư dân Victoria Văn Phú ôm đồ bỏ chạy trong đêm vì phát hiện lửa và khói ở tầng hầm

PGS.TS Trần Đắc Phu cho biết thêm, loại vắc-xin mới nhập về sẽ tương tự loại vắc-xin cũ nên sẽ không ảnh hưởng tới việc tiêm chủng, việc thực hiện tiêm chuyển đổi từ vắc-xin Quinvaxem sang vắc-xin mới được thực hiện bình thường, không ảnh hưởng gì tới sức khỏe của trẻ. Dự kiến tháng 6/2018 sẽ triển khai trên phạm vi quy mô cả nước.

Ngoài ra, PGS.TS Trần Đắc Phu Phu cũng cảnh báo việc không tiêm vắc xin cho trẻ sẽ để lại hệ lụy vô cùng to lớn với trẻ, nhất là việc không tiêm vắc xin 5 trong 1 thì một số bệnh nguy hiểm như ho gà, bạch hầu, viêm phổi hyp rất dễ mắc ở trẻ.

Empty

PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế)

Cũng theo Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, chương trình tiêm chủng mở rộng trong những năm qua đã góp phần quan trọng trong việc thanh toán và phòng chống nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm phổ biến ở trẻ em.

Cụ thể, trong hơn 7 năm qua, chương trình tiêm chủng mở rộng đã sử dụng vắc-xin Quinvaxem để tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi. Hiện nay, nhà sản xuất Berna Biotech đã ngừng sản xuất vắc-xin Quinvaxem, số vắc-xin Quinvaxem còn lại dự kiến sẽ sử dụng đến hết tháng 5/2018 trên quy mô toàn quốc. Vì vậy, Bộ Y tế đã có kế hoạch chuyển đổi sử dụng vắc xin Quinvaxem bằng loại vắc xin phối hợp 5 trong 1 tương tự về thành phần và hiệu quả phòng bệnh.

Theo kế hoạch, loại vắc xin phối hợp 5 trong 1 này sẽ được đưa vào sử dụng trên quy mô nhỏ tại 4 tỉnh, sau đó sẽ đưa vào sử dụng rộng rãi trên quy mô toàn quốc vào cuối quý II năm 2018.

Bộ Y tế cũng khuyến cáo các bậc cha mẹ tiếp tục đưa con đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch các vắc xin trong chương trình mở rộng, để trẻ em không bị mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

“Do tình hình dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp và kết quả của một số nghiên cứu, đánh giá cho thấy miễn dịch bảo vệ phòng sởi ở phụ nữ mang thai thấp. Bộ Y tế khuyến cáo các phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đến các cơ sở y tế tiêm vắc xin phòng bệnh Sởi – Rubella để chủ động phòng bệnh cho chính mình và phòng bệnh Sởi, hội chứng Rubella bẩm sinh với đa dị tật cho con”, PGS.TS Phu nhấn mạnh.

Video: Bố mẹ đánh, kéo lê con vì nghĩ con bị "ma nhập"

Hải Sơn  
Bé trai 3 tuổi nhét thanh gỗ vào tai
Ngã gãy tay do sai lầm khi mặc áo chống nắng
Cô gái 18 tuổi bị sẹo lồi to như khối u do bấm lỗ tai
Học sinh lớp 9 trường Hàn Quốc tại Hà Nội đầu tư chứng khoán thu lãi hàng nghìn USD
Không có sự hỗ trợ đắc lực của kinh tế, không thể có cơ quan báo chí mạnh
Cụ bà 69 tuổi nguy kịch do vết loét mò đốt
Ông Phạm Quốc Huy làm Tổng biên tập Tạp chí Đời sống và Pháp luật
Đi bộ hơn 1.600km trong 41 ngày để kịp xem EURO 2024
Hải Phòng xây dựng mô hình khu nhà trọ văn minh an toàn PCCC
Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP.HCM có tân Phó viện trưởng
25ha rừng Net Zero Cà Mau tái sinh từ sức sống diệu kỳ
Salon bị tố 'ăn chặn' tóc hiến tặng cho bệnh nhân ung thư: Giám đốc Bệnh viện Bắc Ninh nói gì?
Công bố đáp án các môn thi vào lớp 10 của Hà Nội
Bé 10 tháng tuổi nuốt phải bóng đèn điện tử
Lở loét cánh tay sau 5 ngày tự mua thuốc điều trị vết mèo cào
Người trên đường đời: Tri ân những con người vì cơ đồ hôm nay
Trồng lan trên mái nhà thu hơn 100 triệu đồng mỗi tháng
Làm gì để 'săn' được học bổng bậc Trung học 2024 tại New Zealand?
Bé trai 12 tuổi bị xe ba gác chèn qua người
Bác sĩ Nhật phẫu thuật võng mạc miễn phí cho bệnh nhân nghèo Hải Phòng
Xem thêm