Thứ tư, 26/06/2024 13:25
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 02/03/2016 19:00

Cấp cứu lưu động giành lại sự sống cho bệnh nhân nhi bị sốc sau tiêm Quinvaxem

Mới đây, đội cấp cứu lưu động Bệnh viện Nhi Trung ương đã cứu sống thành công một bé gái gần 6 tháng tuổi, nguy kịch tính mạng do sốc phản vệ sau tiêm phòng.

Sốc sau khi tiêm 1 tiếng

Bé gái may mắn đó là cháu Trần Vân Anh (Việt Trì, Phú Thọ), được người nhà đưa đến trạm y tế phường Nông Trang-Thành phố Việt Trì để tiêm phòng Quivaxem mũi 3. Gia đình cho biết, trước khi tiêm, sức khỏe cháu qua kiểm tra hoàn toàn bình thường.

Sau khi tiêm xong, bé được theo dõi tại trạm y tế trong 30 phút và không không có bất kỳ biểu hiện bất thường nào. Tuy nhiên, 9h30 phút cùng ngày (tức là 1 tiếng sau khi tiêm xong), bé Vân Anh bỗng nhiên quấy khóc và xuất hiện nhiều biểu hiện bất thường: chân tay lạnh, tím tái. Quá lo lắng, gia đình đưa con đến trạm xá rồi chuyển con đến Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ.

Tại đây, cháu Vân Anh được các bác sĩ chẩn đoán sốc sau tiêm phòng Quivaxem. Cháu được cấp cứu bằng đặt nội khí quản, thở máy, dùng adrenalin tiêm bắp nhưng tình trạng sức khỏe không cải thiện. Trước tình huống đó, các bác sĩ Bệnh viện đa khoa Phú Thọ ngay lập tức đã hội chẩn nhanh qua điện thoại với tiến sĩ, bác sĩ Tạ Anh Tuấn - Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Nhi Trung ương. Chỉ 1 tiếng sau, đội cấp cứu lưu động bệnh viện Nhi đã kịp thời có mặt tại Phú Thọ.

Cháu Vân Anh đã khỏe lại sau khi được cấp cứu.

Thạc sĩ, bác sĩ Đào Hữu Nam, khoa Hồi sức cấp cứu, người được lãnh đạo bệnh viện giao trọng trách hỗ trợ các đồng nghiệp tuyến dưới cho biết: “Cháu Vân Anh khi đó tình trạng sức khỏe rất xấu, cháu phải thở máy, chỉ số máy rất cao, phải dùng 4 loại thuốc trợ tim liều cao. Ngoài ra, cháu còn bị phù phổi, trào bọt hồng qua nội khí quản, da tái, chi lạnh, huyết áp không ổn định”.

Trong vòng 3 tiếng, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương một mặt tích cực cấp cứu hồi sức cho bé bằng cách đặt catheter tĩnh mạch trung tâm, đặt huyết áp động mạch, một mặt tiếp tục duy trì các thuốc vận mạch, làm các xét nghiệm, truyền máu.

Với những tình huống cấp cứu mà tính mạng người bệnh “chỉ cách tử thần trong gang tấc” lại phải vượt một quãng đường gần 100km mới tới được bệnh viện tuyến Trung ương, đội cấp cứu lưu động luôn đứng giữa 2 sự lựa chọn khó khăn: nếu để bệnh nhân ở lại thì không đủ điều kiện điều trị, nhưng nếu chuyển bệnh nhân đi thì với tình trạng mạch yếu, huyết áp không ổn định, cháu bé rất có thể ngừng tim dọc đường.

Khi nhận thấy tình trạng sức khỏe của bệnh nhi đã đủ điều kiện chuyển lên tuyến trên, nhóm cấp cứu cùng các phương tiện đi kèm lập tức lên đường đưa cháu bé đến bệnh viện Nhi Trung ương để được các bác sĩ tiếp tục theo dõi.

Quá quen với cấp cứu lưu động

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, bé Vân Anh vẫn còn dấu hiệu sốc, nhịp tim nhanh 238 nhịp/phút. Cháu được các bác sĩ khoa Hồi sức cấp cứu tiếp tục điều trị bằng thở máy, bù dịch, duy trì thuốc vận mạch kết hợp lọc máu liên tục.

Bác sĩ Nam và đồng nghiệp đang cấp cứu bệnh nhân tại Bệnh viện đa khoa Phú Thọ

Đến nay, qua 1 tuần được các bác sĩ Hồi sức cấp cứu tích cực chăm sóc, sức khỏe của bé Vân Anh đã có dấu hiệu bình phục. Bé cai được hầu hết các thuốc vận mạch, các chỉ số máy thở giảm, cháu đã tự thở, tình trạng ổn định hơn.

Được biết, khoa Hồi sức cấp cứu (Bệnh viện Nhi Trung ương) là nơi tập trung các bệnh nhi mà tính mạng lúc nào cũng đứng giữa gianh giới mong manh của sự sống và cái chết, những tình huống bất ngờ luôn ập đến không báo trước khiến không khí làm việc tại khoa Hồi sức cấp cứu lúc nào cũng căng thẳng như dây đàn.

Cả ngày các bác sĩ, điều dưỡng luôn tay luôn chân không ngừng nghỉ để theo dõi tình trạng bệnh nhi vì sức khỏe các cháu lúc nào cũng trong tình trạng rất phức tạp. Vất vả như vậy, nhưng hễ có bất kỳ ca bệnh nặng nào từ tuyến dưới nhờ hỗ trợ như trường hợp của bé Vân Anh, các anh đều cấp tốc đi ngay không quản mệt mỏi và thời gian.

Từ khi Bệnh viện Nhi Trung ương triển khai đề án bệnh viện vệ tinh: Hỗ trợ đào tạo, chuyển giao kỹ thuật cho các bệnh viện tuyến nhằm nâng cao năng lực cho các cán bộ y tế tuyến cơ sở thì các công việc các bác sĩ càng trở nên bận rộn. Những ca cấp cứu lưu động đã không còn xa lạ với họ nữa.

Tiến sĩ, bác sĩ Tạ Anh Tuấn, trưởng khoa Hồi sức cấp cứu chia sẻ: “Dù có áp lực như thế nhưng vất vả mãi cũng thành quen. Trước mỗi bệnh nhân, chúng tôi chỉ suy nghĩ làm sao giữ được tính mạng các cháu. Đó luôn là mục tiêu được ưu tiên hàng đầu”.

Lê Mai

Tags:
Kỷ lục bất gờ, thú vị tại EURO 2024
Một ngày theo chân 'thợ rừng' săn ba khía miền Tây
Tạo hình khúc nối bể thận niệu quản cho nam thanh niên 26 tuổi
Xuất hiện 'hố tử thần' sâu hơn 3,5 mét gần khu dân cư ở Quảng Ninh
Vì sao CĐV Croatia đội mũ trong khi Scotland mặc váy khi ra sân cổ vũ EURO?
Nghệ nhân Mông Hoa từ Điện Biên về Hà Nội biểu diễn thêu áo và vẽ sáp ong
Giới trẻ Hà thành loay hoay tìm nơi tránh nóng
5 em nhỏ Điện Biên đi bộ hơn 20km để bắt xe về quê
Công bố trường dẫn đầu thế giới về trách nhiệm quản lý bền vững
Vì tầm vóc Việt: Ưu tiên nguồn lực cho trẻ em
Nhà báo chủ kênh Youtube hơn 1 triệu 'Sub' kể chuyện ngày đầu làm MXH
Nhà báo xinh đẹp nhất thế giới: “Phụ nữ có thể trở thành phóng viên điều tra giỏi”
Nhà báo trẻ 4.0: Thay đổi mạnh mẽ nhưng vẫn giữ lửa báo chí cách mạng
Hội KHHGĐ Việt Nam tích cực đổi mới, mở rộng công tác truyền thông
Chuyên gia quốc tế cảnh báo về mối đe dọa từ ô nhiễm hữu cơ tại Việt Nam
Kiếm hơn trăm triệu mỗi tháng nhờ nghề vỗ dưa hấu
5 món ăn vặt nhất định phải thử khi du lịch Cần Thơ
Nặng nhọc nghề hầm than của 430 hộ gia đình ở Sóc Trăng
Học sinh Hà Nội thu hơn 5,6 tấn giấy và quần áo cũ, gửi thông điệp bảo vệ môi trường
Ngã gãy tay do sai lầm khi mặc áo chống nắng
Xem thêm