Thứ bảy, 11/05/2024 14:49
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 07/06/2017 19:25

Trẻ dậy thì sớm có đáng lo ngại?

Dậy thì sớm đang là vấn đề được rất nhiều ông bố, bà mẹ quan tâm. Thậm chí, nhiều người còn sẵn sàng bỏ tiền triệu để hàng tháng đưa con đi tiêm hóc môn kìm hãm dậy thì. Trước thực tế này, nhiều chuyên gia cho rằng, đây là vấn đề không đáng lo ngại, vì nó đang diễn ra theo đúng quy luật.

Nhiều phụ huynh hốt hoảng khi thấy con 8 tuổi đã dậy thì

tre-day-thi-som-co-dang-lo-ngai-giadinhonline.vn 1

TS Bùi Phương Thảo – Phó khoa Nội tiết, chuyển hóa, di truyền (Bệnh viện Nhi Trung ương) đang khám cho một trẻ bị dậy thì sớm

Một thống kê mới đây tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TPHCM), cho thấy cách đây khoảng 8 năm về trước, cơ sở này chỉ tiếp nhận 7 ca dậy thì sớm đến khám mỗi năm. Đến nay, mỗi năm họ khám cho khoảng 200 ca. Qua đó có thể thấy được, trẻ dậy thì sớm đang tăng theo cấp số nhân.

Còn tại Bệnh viện Nhi Trung ương, ghi nhận của chúng tôi trong vòng 1 tiếng, tại phòng khám Nội tiết – Chuyển hóa – Di truyền, cho thất có đến 4 hồ sơ đăng ký đến khám và chờ đọc kết quả liên quan đến vấn đề dậy thì sớm. Trong số đó, có những ca các bác sĩ chỉ định phải tiêm thuốc kìm hãm dậy thì sớm.

Trường hợp của cháu N.T.N (9 tuổi 2 tháng, ở Hà Nam) thì được xác định chắc chắn bị dậy thì sớm. Cháu đang được tiêm hóc môn ức chế dậy thì tại bệnh viện và đến để kiểm tra định kỳ 6 tháng/lần. Trong lúc ngồi chờ đợi, chị Bình (mẹ cháu N.) chia sẻ: “Con tôi phát hiện dậy thì sớm và điều trị từ khi hơn 8 tuổi, đến nay đã được gần 1 năm. Mỗi lần đi kiểm tra định kỳ như thế này, tôi vô cùng lo lắng vì chỉ cần một chỉ số tăng thôi là hỏng hết”.

Theo chị Bình, cách đây gần 1 năm, chị phát hiện ngực con gái phát triển to bất thường, rất giống trẻ dậy thì. Đưa đi khám, các bác sĩ chỉ định cần theo dõi vì lúc đó cháu chưa xuất hiện kinh nguyệt.

Một thời gian sau, chị phát hiện con có chất nhầy ra ở âm đạo. Chị đưa con đến bệnh viện khám thì được các bác sĩ tư vấn nên tiêm hóc môn ức chế dậy thì. Hiện cứ 4 tuần 1 lần chị Bình đưa con đến bệnh viện để tiêm hóc môn, dự kiến sẽ tiêm khoảng 2 năm liên tục.

Dậy thì sớm do đâu?

tre-day-thi-som-co-dang-lo-ngai-giadinhonline.vn 2

Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia, tình trạng trẻ dậy thì khi mới 8-10 tuổi hiện nay là một thực tế và phụ huynh cũng không nên quá lo lắng , bởi đây là xu thế chung của xã hội hiện đại.

“Nếu như trước đây, các cụ vẫn thường nói “gái thập tam, nam thập lục”, tức là nữ 13, nam 16 mới đến tuổi dậy thì. Tuy nhiên, nếu bây giờ đến tuổi đó mới dậy thì, thì được coi là muộn”, TS Bùi Phương Thảo – Phó khoa Nội tiết, chuyển hóa, di truyền (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho hay.

Theo TS Thảo, sở dĩ hiện nay trẻ dậy thì sớm hơn so với trước kia là vì, điều kiện kinh tế và điều kiện tinh thần tốt hơn trước rất nhiều. Trẻ được ăn đầy đủ chất, được tiếp cận với văn hóa thông tin sớm và nhiều hơn ngày xưa…nên tuổi dậy thì sẽ sớm hơn trước.

Còn theo TS Nguyễn Trọng Hưng (Khoa Dinh Dưỡng Lâm Sàng - Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia), đến thời điểm hiện tại chưa hề có một công trình nào nghiên cứu và chỉ ra chính xác nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ dậy thì sớm gia tăng.

“Có thể nói trẻ dậy thì sớm gia tăng là do tác động của một nhóm nguyên nhân, đó là sự phát triển của đời sống xã hội, sự bùng nổ công nghệ thông tin tác động sớm vào trẻ, vấn đề môi trường và một tác nhân không thể thiếu đó chính là vấn đề dinh dưỡng, thực phẩm”, TS Hưng cho hay.

Theo TS Hưng, mất an toàn thực phẩm đang là vấn đề nhức nhối chung của toàn xã hội. Riêng đối với trẻ em, việc phải thường xuyên sử dụng những loại thực phẩm có tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, chất bảo quản… sẽ tác động đến sự phát triển của trẻ. Trong đó có sự tác động đến nội tiết và đó là một trong số những tác nhân khiến trẻ dậy thì sớm.

“Đồ ăn nhanh hay thức ăn hè phố chỉ ảnh hưởng phần nào đó trên những số trẻ nhất định, chứ không thể đánh đồng. Vì cũng những loại thức ăn đó, cháu này ăn thì bị ảnh hưởng, nhưng cháu kia thì không. Vì thế, nên rất khó để “đổ lỗi” 100% do thức ăn nhanh, mà nó chỉ là yếu tố thúc đẩy mà thôi”, TS Hưng nói.

→ Lợi bất cập hại khi tiêm hormone hãm dậy thì cho con

Lê Phương

Tags:
  • Tin liên quan
Cưới chồng 3 năm không thể mang thai, bác sĩ kết luận do thói quen từ 10 năm trước
Ăn trứng vịt lộn có thực sự giúp quý ông “sung mãn”?
Nam giới ăn giò lợn, chân dê tăng cường 'chuyện ấy' được không?
8.000 trẻ em Việt mắc bệnh tan máu bẩm sinh mỗi năm: 'Đau đầu' bài toán sức khoẻ giống nòi
Phụ nữ sau tuổi 30 kiểm tra ngay 4 điều này để phòng ngừa bệnh tật
Vỡ thai ngoài tử cung do chủ quan: Bác sĩ chuyên khoa nói gì?
Cảnh báo “dọn” bikini quá thường xuyên làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khó chịu tái phát
Thói quen khi tắm khiến phụ nữ mắc bệnh phụ khoa
Quyết sang trời Tây học tập, nữ tiến sĩ hối hận khi ngày trở về không thể sinh con
Căng thẳng làm giảm khả năng mang thai của phụ nữ?
Chuyện 'yêu' ở người cao tuổi: Bao nhiêu là đủ?
Ngân hàng tinh trùng: Giúp nam giới đảm bảo khả năng sinh sản trong tương lai
Vì sao các cặp đôi sắp sinh con đều thích ăn dâu tây?
Nam giới có con ở độ tuổi nào là tốt nhất?
Phát bệnh vì kiêng cữ sau sinh theo tục lệ dân gian
Uống thuốc tránh thai lùi ngày 'đèn đỏ' được không?
Mất hứng “chuyện ấy” sau sinh con
'Kiêng' để dự trữ tinh trùng: Nên không?
Dùng thuốc tiêm tránh thai làm tăng nguy cơ u não gấp 5 lần
Chuyên gia cảnh báo polyp buồng tử cung: Bệnh thường gặp, biến chứng nguy hiểm
Xem thêm