Thứ hai, 20/05/2024 14:57
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 21/07/2023 10:42

Tiêm filler tại điểm bán bánh mì xôi, chàng trai 21 tuổi nhập viện sau 5 phút

Sau khi tiêm filler nâng mũi tại địa chỉ bán bánh mì và xôi, chàng trai 21 tuổi bị đau đầu kèm nôn ói, đau mắt phải, nhìn mờ và được đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Sở Y tế TP.HCM tiếp nhận thông tin từ Bệnh viện Nhân dân 115 báo cáo về trường hợp tai biến y khoa vào ngày 17/7, liên quan đến tiêm chất làm đầy (filler).

Bệnh nhân là anh N.V.H (21 tuổi, Đồng Nai) thực hiện tiêm filler phong thủy vùng mũi tại quận 10, TP.HCM.

Sau khi tiêm 5 phút, người bệnh xuất hiện triệu chứng đau đầu kèm nôn ói, đau mắt phải, nhìn mờ, chóng mặt.

Anh H. được nhập Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhân dân 115 và tiếp tục chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy. Sau khi tiếp nhận thông tin, Sở Y tế TP.HCM phối hợp với Phòng Y tế quận 10 và chính quyền địa phương tiến hành xác minh.

Empty

Nơi tiêm filler cho bệnh nhân (Ảnh: Phòng Y tế Quận 10)

Kết quả ghi nhận, nơi anh H. tiêm filler treo biển hiệu kinh doanh bánh mì, xôi mặn, tầng 1 là nhà trọ sinh viên thuê. Bà M.T.A.L. thực hiện tiêm filler tại tầng 1. Địa chỉ này cũng là nơi con gái của bà L. đang ở.

Bà L. mua filler trên mạng với giá 300.000 đồng/1cc. Cơ sở không có hồ sơ pháp lý liên quan đến hoạt động khám chữa bệnh.

Phòng Y tế quận 10 phối hợp với Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an quận 10 thụ lý và xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật.

Chia sẻ về trường hợp trên, Ths.BS Phạm Duy Linh - Thành viên hội Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ Việt Nam cho biết, filler được sử dụng trong dịch vụ thẩm mỹ ngày càng nhiều, chiếm ưu thế so với các phương pháp làm đẹp khác nhờ kỹ thuật khá đơn giản, ít đau, hiệu quả tức thì và kéo dài, không phải trải qua phẫu thuật.

Tuy nhiên, theo quy định của Bộ Y tế, người tiêm chất làm đầy bắt buộc phải là bác sĩ chuyên ngành da liễu, tạo hình thẩm mỹ, được đào tạo bài bản về tiêm chất làm đầy. Cơ sở thực hiện thủ thuật phải được cấp phép. Nếu tiêm sai kỹ thuật, sử dụng filler không rõ nguồn gốc và chất lượng, sẽ gây hậu quả nghiêm trọng, tổn thương tàn phế vĩnh viễn một số chức năng cơ thể, thậm chí tử vong.

Empty

Ths.BS Phạm Duy Linh thăm khám cho bệnh nhân

Do đó, để đảm bảo an toàn, bác sĩ Duy Linh lưu ý, không phải ai cũng có thể tiêm filler mà chỉ có bác sĩ chuyên khoa được đào tạo về tạo hình thẩm mỹ mới được phép thực hiện.

“Làm đẹp là nhu cầu chính đáng nhưng mọi người nên đến các cơ sở y tế, các bác sĩ, bệnh viện chuyên khoa thẩm mỹ để được làm đẹp một cách an toàn và hiệu quả, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra”, bác sĩ Linh nhắn nhủ.

-->> Chi 50 triệu đồng trị mụn, nhận lại khuôn mặt mưng mủ, rỉ máu

Thúy Ngà  
Bí quyết trường thọ của Từ Hi Thái hậu từ 3 thực phẩm bình dân
5 bí kíp giúp các sĩ tử 'học đâu nhớ đó' suốt mùa thi
Dùng ống hút tiện lợi khi uống nước nhưng 2 đối tượng phải tuyệt đối tránh
Thực phẩm giúp giải độc tố gan tự nhiên, ngăn ngừa suy gan
Cách giữ sức khỏe và chế độ dinh dưỡng cho các sĩ tử mùa thi
Loại rau giúp giảm lượng đường trong máu tốt nhất
Nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?
Vì sao ăn nhiều trước khi ngủ lại thấy đói hơn vào sáng sớm?
Quy tắc 20-20-20: Bí quyết giúp bảo vệ đôi mắt giữa thời 4.0
Giải pháp giúp giảm bớt hội chứng thị giác màn hình
Người nhóm máu O hay bị muỗi đốt có đúng không?
5 lý do phụ nữ nên kết hợp hạnh nhân vào chế độ ăn hằng ngày
Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn hai quả trứng mỗi ngày?
Vì sao không va chạm vẫn có vết bầm tím trên người?
Leo cầu thang làm giảm 39% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch
5 thực phẩm tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường
5 thực phẩm bổ não, tiếp sức sĩ tử trong mùa thi
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm, Thứ trưởng Bộ Y tế nêu 3 cách giải quyết nỗi lo
Bé gái 17 tháng tuổi mắc bệnh hiếm 1 triệu trẻ mới có 1 người bị
Cơ thể cần bao nhiêu calo mỗi ngày?
Xem thêm