Thứ ba, 14/05/2024 19:20
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 12/12/2022 11:10

Hoại tử mặt vì làm đẹp cấp tốc đón Tết

Cận Tết, nhu cầu làm đẹp gia tăng nhưng cũng chính vì thế nhiều người “tiền mất, tật mang” do chọn spa, cơ sở thẩm mỹ chưa được cấp phép.

Mới đây, Bệnh viện Da liễu Trung ương tiếp nhận nam bệnh nhân (34 tuổi, Hà Nội) bị hoại tử toàn bộ vùng da mũi, trán và bị tắc một phần động mạch cánh mũi sau khi tiêm filler để nâng mũi tại một spa gần nhà.

Theo đó, vốn tự ti với sống mũi thấp làm gương mặt kém sang, bệnh nhân quyết tâm làm đẹp đón Tết. Anh đến một spa gần nhà để tiêm filler vì cho rằng "vừa nhanh vừa rẻ", mong đến Tết sẽ có mũi đẹp.

Tuy nhiên, sau khi làm xong, mũi anh trắng bệch, chuyển ửng đỏ rồi thâm dần. Một tuần sau khi tiêm filler, toàn bộ vùng sống mũi và cánh mũi chuyển màu xanh đen, tạo mủ đau nhức. Người đàn ông đến Bệnh viện Da liễu Trung ương (Hà Nội) cầu cứu bác sĩ.

lam dep

TS Vũ Thái Hà khám cho bệnh nhân bị biến chứng vì làm đẹp tại spa

Tiến sĩ Vũ Thái Hà, Trưởng khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc (Bệnh viện Da liễu Trung ương) cho biết, người đàn ông này bị hoại tử toàn bộ vùng da mũi, trán và tắc một phần động mạch cánh mũi.

"Do đến viện quá muộn nên mũi của nam bệnh nhân rất khó cứu. Nếu may mắn sẽ cứu được mô phía dưới không bị hoại tử thêm, nhưng vùng da hoại tử bị bong lớp thượng bì (bề mặt) sẽ để lại sẹo sâu", Tiến sĩ Hà cho biết.

Nguyên nhân của trường hợp biến chứng này được cho là do tiêm sai lớp giải phẫu.

Theo bác sĩ Hà, gần Tết, đa phần khách hàng lựa chọn các phương pháp giúp tạo sự thay đổi nhanh chóng như căng chỉ, tiêm botox, filler, mesotherapy... Đặc biệt, mesotherapy là giải pháp đưa thuốc hoặc hoạt chất phân bố lại trên bề mặt da, để cải thiện tình trạng da sần vỏ cam, tăng sắc tố, giãn mạch, chống lão hóa, tăng sinh mọc tóc…

Vị trưởng khoa này cho biết gần đây, bệnh viện thường xuyên tiếp nhận ca nhập viện điều trị biến chứng sau làm đẹp. Các năm trước, biến chứng thường gặp là tắc mạch, hoại tử sau tiêm filler. Năm nay, đa số bệnh nhân nhập viện do phản ứng viêm, nổi u hạt sau tiêm mesotherapy - tế bào gốc được quảng cáo làm căng bóng, trắng sáng da. Lứa tuổi vào cấp cứu do gặp biến chứng nhiều nhất là 20-30 và việc điều trị rất khó khăn.

"Có những trường hợp nhiễm trùng không tìm ra vi khuẩn điển hình nên phải điều trị phản ứng viêm, kháng sinh… rất mất thời gian" - bác sĩ Hà nói.

Qua tìm hiểu của các bác sĩ, một số spa, cơ sở thẩm mỹ sử dụng sản phẩm không rõ nguồn gốc, không được Bộ Y tế cấp phép tiêm (chỉ được bôi, lăn kim ngoài da), nhưng vẫn cố tình tiêm cho khách dẫn đến phản ứng, biến chứng.

Đặc biệt, nếu người thực hiện thủ thuật không phải là bác sĩ, không nắm được kiến thức về giải phẫu có thể tiêm filler vào đường đi của mạch máu, gây tắc mạch, hoại tử, thậm chí dẫn đến mù lòa.

Ngoài ra, người không được đào tạo bài bản về liều thuốc gây tê, gây mê, có thể tiêm thuốc quá mức, cao gấp nhiều lần ngưỡng ngộ độc; dùng thuốc không được Bộ Y tế cấp phép, từ đó gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Đáng nói, rất ít bệnh nhân khi xuất hiện biến chứng đến viện ngay mà thường tự điều trị hoặc quay lại nơi làm đẹp, sau khi không đỡ mới đến viện. Sai lầm này khiến tình trạng của bệnh nhân tăng nặng, gây khó khăn khi điều trị.

Để làm đẹp an toàn đón Tết, bác sĩ Hà khuyến cáo người dân cần lựa chọn cơ sở y tế được cấp phép, thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn can thiệp thẩm mỹ.

-->> Mặt biến dạng sau khi trị nám bằng thuốc mua 200 nghìn đồng

Kim Ngân  
Những rủi ro “khôn lường” khi ăn hàu sống
Công dụng chữa “bách bệnh” của rau diếp cá
Điều gì xảy ra với cơ thể khi bổ sung quá nhiều chất xơ mỗi ngày?
Bị lạc nội mạc tử cung nên và không nên ăn gì?
5 đồ uống buổi sáng giúp kiểm soát huyết áp mà không cần thuốc
Nhiều người ngáy to nhưng tỉnh dậy vẫn một mực phủ nhận, vì sao vậy?
Nhầm lẫn tai hại trong tiệm spa
9 bước cần thực hiện để xây dựng một lối sống lành mạnh
Biết 5 tác dụng này sẽ hiểu vì sao nhiều người uống nước dừa mỗi ngày
Bé 5 tháng tuổi mặt sưng nề do thói quen tai hại từ người lớn
Ung thư đại trực tràng ở Mỹ tăng 500%, ngày càng trẻ hoá độ tuổi
Giải pháp cải thiện ù tai, nghe kém ở người cao tuổi từ thảo dược
Người Việt thích thưởng trà nhưng đa số mắc 3 sai lầm tai hại
Mùa hè nóng nực ăn kem mỗi ngày có tốt không?
Không còn khàn tiếng, u xơ dây thanh quản nhờ bí quyết thảo dược
7 triệu chứng cholesterol cao thường bị bỏ qua ở phụ nữ tuổi 40
1 người chết, 18 người nhập viện sau khi ăn cỗ ở Thái Bình: Bác sĩ chỉ món khoái khẩu mang ổ bệnh
Không một giọt rượu bia vẫn 'dính' nồng độ cồn do hội chứng kỳ lạ hiếm người gặp
8 lợi ích bất ngờ từ việc ôm đối phương
Dưa hấu và dưa lưới: Ăn loại nào tốt hơn, bao nhiêu là đủ?
Xem thêm