Thứ bảy, 27/04/2024 00:07
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 22/02/2022 16:07

Thuốc điều trị COVID-19 không rõ nguồn gốc: Đừng lãng phí tiền bạc, tiếp tay cho buôn lậu

Mua bán, sử dụng thuốc điều trị COVID-19 không rõ nguồn gốc là thiếu hiểu biết, lãng phí tiền bạc và tiếp tay cho buôn lậu, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu khuyến cáo.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu - Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội chia sẻ rằng, thời gian qua ông nhận được nhiều thông tin, hình ảnh hộp thuốc "xanh - đỏ" có chữ tiếng bằng Nga loằng ngoằng do người dân gửi đến để nhờ tư vấn vì họ cho rằng những loại thuốc này dùng để chữa Covid - 19.

Empty

Thuốc Areplivir rao bán tràn lan trên mạng xã hội được người dân rỉ tai nhau mua để điều trị bệnh Covid - 19. Việc sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc, chưa được cấp phép lưu hành có thể gây nhiều hệ lụy khôn lường

Để trả lời những câu hỏi của người dân, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu khẳng định: “Thuốc "xách tay" không rõ nguồn gốc thì không nên sử dụng. Đừng lãng phí tiền bạc và tiếp tay cho nhóm buôn lậu thuốc công khai bán trên mạng".

Liên quan đến thông tin thuốc chữa bệnh Covid-19 không rõ nguồn gốc, bán tràn lan trên mạng đang được người dân rỉ tai nhau trong thời gian qua, Dược sĩ Hà Quang Tuyến - Trưởng khoa Dược, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cũng cho hay: Lợi dụng tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp và tâm lý lo lắng của người dân, nhiều người đã rao bán các mặt hàng thuốc điều trị virus “xách tay” từ Nga, Trung Quốc về Việt Nam như Arbidol thành phần là Umifenovir; Areplivir thành phần là Favipiravir với lời quảng cáo có cánh về khả năng phòng chống lây nhiễm và điều trị hiệu quả Covid-19.

Theo Dược sĩ Hà Quang Tuyến, Arbidol (Umifenovir) là thuốc kháng virus phổ rộng được cấp phép sử dụng để dự phòng và điều trị cúm mùa tại Trung Quốc và Nga từ năm 2006. Thử nghiệm tiền lâm sàng cho thấy thuốc Arbidol có hoạt tính kháng với một số virus đường hô hấp ở người như virus cúm A, B, C, adenovirus, rhinovirus,….

Empty

Thuốc Arbidol thành phần là Umifenovir không có tác dụng điều trị bệnh Covid-19 như người dân đồn thổi

Ở Trung Quốc, Umifenovir được thử nghiệm trên bệnh nhân Covid-19 ngay giai đoạn đầu bùng phát dịch, nhưng kết quả về hiệu quả của thuốc với Covid-19 là không đồng nhất giữa các nghiên cứu.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sử dụng Arbidol nguy cơ gặp tác dụng phụ cao hơn trong đó có thể kể đến như rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, nôn....

Cũng theo Trưởng khoa Dược, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, mỗi loại thuốc kháng virus có chỉ định trên một số đối tượng bệnh nhân Covid-19 nhất định. Việc dùng các thuốc kháng virus này cần phải có sự chỉ định của bác sĩ.

"Các thuốc trị Covid-19 này cũng có khá nhiều chống chỉ định, đòi hỏi phải tuân thủ chặt chẽ. Đồng thời trong quá trình sử dụng cũng cần giám sát cẩn thận các tác dụng phụ để tránh xảy ra các rủi ro có thể xảy ra. Hiện nay, thuốc Arbidol và Areplivir đều chưa được cấp phép lưu hành và nhập khẩu chính thức ở Việt Nam, các sản phẩm trên trang mạng xã hội, các nhóm diễn đàn bán đều là hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ, tiêu chuẩn chất lượng”, Dược sĩ Hà Quang Tuyến nhấn mạnh.

Người dân tuyệt đối không tự ý tìm mua và dùng thuốc trị COVID-19 theo thông tin truyền tai, không rõ nguồn gốc, bán tràn lan trên mạng hay "xách tay". Điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại đối với sức khỏe người dùng, thậm chí có thể tăng thêm tính trầm trọng đối với bệnh nhân Covid-19.

Hà Long  
Từ vụ bé gái 5 tuổi bị chó dữ tấn công: Phòng tránh nguy cơ cho trẻ bằng cách nào?
Chuyên gia đưa 3 khuyến cáo giúp phòng chống cúm A/H5N1
Bác sĩ hướng dẫn cách giúp trẻ thoát hiểm khi hóc dị vật đường thở
Miền Bắc trở lạnh, bác sĩ chuyên khoa lưu ý gì về bệnh viêm đường hô hấp cấp ở trẻ nhỏ?
Cảnh báo 4 bệnh trẻ nhỏ thường mắc vào dịp đầu năm
Học cách sống chung với bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Dấu hiệu đặc trưng và cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm ngày Tết
Nữ sinh viên năm nhất vô tình phát hiện buồng trứng đa nang, bác sĩ đưa lời cảnh báo
Gia tăng người nhập viện do bệnh tim mạch: Phòng tránh thế nào khi trời trở lạnh?
Người già và trẻ nhỏ mắc cúm A tăng đột biến: Dấu hiệu nào nhận biết, phòng bệnh thế nào?
Mỏi mắt tìm sữa chuẩn cho con, hợp túi tiền cho mẹ
Vì sao chơi thể thao khi trời lạnh dễ bị đột quỵ?
Báo động ngộ độc thuốc lá điện tử, bác sĩ đề xuất cấm khẩn cấp
Nguy cơ sâu răng sớm ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị nhanh phục hồi
Hệ thống tiêm chủng VNVC được vinh danh uy tín nhất 2023
Cha mẹ thường ép trẻ đi tất khi ngủ nhưng lại không hay biết sự thật này
Viêm loét da vì tự ý mua thuốc điều trị kiến ba khoang
Gia tăng 20 - 30%, làm gì để tránh đột quỵ khi trời trở lạnh?
Báo động trẻ bị ngộ độc thuốc và hóa chất tại nhà: Phòng thế nào, xử lý ra sao?
Ăn bao nhiêu thịt mỗi ngày để tốt cho sức khỏe?
Xem thêm