Thứ hai, 20/05/2024 14:58
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 10/05/2019 08:27

Thưa các bác sỹ đáng kính, làm ơn cười chút đi

Nụ cười của bác sỹ cũng là liều thuốc chữa bệnh. Làm ơn cười lên, chẳng mất gì đâu!

1. Nhờ người thân thiết giới thiệu, tôi đưa mẹ đến phòng khám tư một bác sỹ về hưu ở Hà Nội. Là bác sỹ, thầy thuốc nhân dân, là giáo sư. Chờ nửa buổi sáng, đến lượt mẹ tôi. Sau khi giới thiệu ra bệnh viện này nọ, chụp chiếu, lấy kết quả về lại phòng khám, vị giáo sư, thầy thuốc nhân dân, mời mẹ tôi ngồi, rồi bảo tôi ngồi bên cạnh.

Ông chỉ ra giường, mẹ tôi ra nằm, ông bảo “tôi bảo đâu mà chị nằm”. Mẹ tôi ngồi dậy. Ông đọc kết quả rồi kê thuốc. Chữ cực loằng ngoằng, tôi hỏi (tất nhiên là chưa hết lời, chưa rõ câu hỏi là gì), ông ngắt luôn: “Yên đó đi”. Tôi im.

Mẹ tôi nói thêm vài câu về bệnh tình, ông bảo “chị nói nhiều quá”.

Ông nói mà chẳng nhìn mặt. Ông cầm tờ giấy chữ loằng ngoằng lên đọc, sáng uống, chiều uống, 2 viên, 3 viên, 4 viên… Tôi loạn hết đầu. Tôi hỏi (cũng chưa biết hỏi gì, mới mở mồm), ông nói chặn họng ngay “trong đơn rồi, hỏi gì nữa”.

Tôi gặng hỏi vì sợ mẹ uống sai: “Cái này sáng 2 viên, chiều 2 viên…” (vì ông chỉ nói sáng uống, chiều uống, không nói rõ mấy viên, trước ăn, hay sau ăn, và chẳng đợi tôi hỏi hết), ông ngắt: “Anh không biết làm tính à? 4 viên, không sáng 2, chiều 2, thì là mấy?”. Ông đay đi, đay lại “anh không biết làm tính à?”.

Trông mặt tôi đâu ngu lắm đâu. Mẹ con tôi rời cái phòng khám của vị giáo sư, thầy thuốc nhân dân đáng kính, mất tiền đắt xắt ra miếng, chứ không đi xin xỏ, mà ức chế quá!

kham benh

Nụ cười của bác sỹ sẽ giúp các bệnh nhân có thêm nhiều niềm tin sau những áp lực bệnh tật (Ảnh minh họa)

2. Cách đây mấy năm, có bà dì không chồng, có 1 đứa con trai, hai mẹ con bị tai nạn. Con chết, mẹ bị gãy chân, hôn mê. Nằm ở BV Việt Đức khoảng hơn hơn 10 ngày thì tỉnh, người nhà gọi nhờ tôi can thiệp bác sỹ, vì chân dì hoại tử, nguy hiểm tính mạng. Tôi đến gặp bà dì thấy thảm quá, dì vẫn hỏi con trai có bị làm sao không, người nhà giấu thông tin con dì đã chết. Cái chân của dì hoại tử và thậm chí có dòi rồi. Giờ nhờ người cắt đi thôi.

Tôi gọi nhờ anh bạn có uy tín trong nghề, nhờ một bác sỹ học từ Nga về. Tôi tha thiết nhờ bác sỹ cắt giúp dì tôi cái chân. Rồi ông ấy cũng chiếu cố, cắt chân dì tôi. Tôi rất cảm ơn vì sự quan tâm cắt bỏ chân cho dì (chứ chẳng nhờ ông ấy làm chân dì tôi mọc lại). Ấn tượng cả các cuộc tiếp xúc với vị bác sỹ học ở Nga về, qua bao thời gian tôi quên mặt, quên tên ông ấy, nhưng cảm giác ông ấy có thái độ ban ơn, lầm lì, lạnh lùng, vô cảm thì vẫn nguyên.

3. Cô gái chưa đến 30 tuổi đi khám bệnh viện, bác sỹ phán có khối u. Hỏi đi hỏi lại bác sỹ bảo “thì có khối u, bảo là có khối u, hỏi nhiều làm gì. Lành hay ác, tuần nữa biết. Nhưng có vẻ là ác tính đấy”. Một bản án tử 1 tuần, cô gái ấy phải sống trong địa ngục, cả nhà thi nhau canh, động viên, đề phòng cô ấy làm chuyện dại dột.

Khỏi phải diễn tả cái cảnh cô gái ấy sống dở, chết dở và gia đình khổ sở thế nào trong 1 tuần với câu nói “có vẻ ác tính đấy” của bác sỹ. Tuần sau đến bác sỹ nói “không sao”. Vậy thôi. Đi khám khắp nơi, kết quả cũng “không sao”. Mẹ cô gái gặp tôi trình bày và ngao ngán: “Chưa thấy ai ăn nói ẩu như bác sỹ này. Thằng người yêu con bé suýt lao vào oánh”…

*****

Tôi không hề có ý định nói đến chuyên môn, với các kiểu quy định này nọ, sâu xa. Tôi hoàn toàn hiểu công việc chuyên môn của bác sỹ. Tôi mong điệp khúc “quá tải” phải đưa ra khỏi mọi lời giải thích cho sự mệt mỏi, sai lầm, mạt sát, tổng sỉ vả bệnh nhân từ một số bác sỹ. Cái sự quá tải ấy, Bộ trưởng Y tế, và những người ăn tiền thuế của dân phải nghĩ cách. Nhưng, có một thứ phát ra từ miệng bác sỹ, những người treo biển “lương y như từ mẫu”, bác sỹ như mẹ hiền ấy, phải biết cách nói năng lễ phép, có văn hóa, có văn minh.

Các bệnh nhân bỏ tiền (không xin các bác sỹ dù một xu nhé, thậm chí là phải chi nhiều hơn) bởi vậy, sau tất cả các nguyên nhân khiến các bác sỹ mệt mỏi, làm ơn hiểu giùm bệnh nhân cũng mệt mỏi gấp trăm ngàn lần khi thân thể bị hành hạ, thậm chí cận kề cái chết, xin các “mẹ hiền” nói năng cho dễ nghe chút, đừng để họ ốm thêm vì mấy lời chẳng mất tiền mua đó, đừng coi cái mệt mỏi của mình trên đau đớn, tổn thất của bệnh nhân.

Đề nghị, Bộ Y tế phát động chiến dịch bác sỹ cười với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân. Tôi tin rằng, khi cười, chẳng những tốt cho bác sỹ mà tốt cho tất cả, kể cả những khó khăn, và tình trạng quá tải đang lấn át mọi giá trị ở bệnh viện, cũng sẽ đỡ nhức nhối hơn.

-> Ngẫm gia đình - đọc để suy ngẫm

Lê Anh Đạt  
40 đa dục đại sự sẽ mất, 50 đa tình gà chó không yên
Vì sao người xưa nói “nghèo không lễ Phật”?
“Cái chết trắng” bên thảm cỏ xanh
Cổ nhân khuyên gì từ câu nói “nghèo củi, giàu bể nước”?
Một lần vào bệnh viện
Cuộc sống vô nghĩa khi bất chấp vứt bỏ 3 thứ
Đi du lịch để... sống ảo và 'cúng' Face
Hé lộ 20 sự thật cuộc đời trong buổi họp lớp sau 30 năm tốt nghiệp Harvard
Cuộc chiến vào… lớp 10
Cho người con cá không bằng chỉ người cách câu
Nghèo khó không thề thốt 3 điều, không tiền đừng dính vào 3 tình cảm
Ngựa không tranh tốc độ với trâu, chồng không tranh thắng thua với vợ
Đức mỏng quyền cao ắt gặp họa
Vì sao không phải lễ vật nào dâng lên cũng được thần linh chấp nhận?
Đàn ông sợ vợ
Khốn cảnh của người trung niên
Chậm rãi sống bình yên sau tuổi 40
Một đời làm nghề y, ba đời khanh tướng
Người có 3 hành vi này dễ bị hủy hoại vận may trong năm mới
Vì sao nói “Cười kẻ nghèo khó chứ không cười phường kỹ nữ”?
Xem thêm