Thứ hai, 20/05/2024 10:37
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 21/12/2018 13:49

Người mẹ nhiễm HIV đau lòng khi con bị bác sỹ kỳ thị

Sau khi sinh mổ, chị Nguyệt lưu trú lại bệnh viện 5 ngày mới được xuất viện. Nhưng thật đắng cay vì mẹ con chị bị kỳ thị bởi nhiễm căn bệnh HIV.

Phòng của chị Nguyệt nằm có đến 8 phụ sản vừa sinh con. Vào ngày đầu tiên khi con ra đời, chị Nguyệt thấy tất cả những đứa trẻ nằm cùng phòng lần lượt được y tá đưa đi tắm, cứ nghĩ đến chiều mới đến lượt con mình, chị Nguyệt không dám hỏi y tá mà cố gắng chờ. Đến 5 giờ chiều vẫn không thấy ai đến đưa con chị đi tắm, chị hỏi một y tá thì cô này trả lời: “Người nhà tự tắm”.

1

Đau khổ của người mẹ bị nhiễm HIV bởi không chỉ chị mà cả con cũng bị kỳ thị

Chị định thắc mắc thì cô y tá đã vội vã rời khỏi giường chị sang thăm khám các phụ sản khác rồi nhanh chóng ra khỏi phòng. Mẹ chị đã đi hỏi khắp nơi thì đều nhận được câu nói: Người nhà tự lo, y tá đang bận.

Nghĩ rằng mình chưa đưa tiền “bồi dưỡng”, chị Nguyệt bảo mẹ đưa cho cô y tá 200 ngàn, nhưng cô y tá lắc đầu: “Con gái bác nhiễm HIV, thằng bé cũng đang trong quá trình xét nghiệm, tốt nhất là người nhà tự tắm cho bé chứ chúng cháu không ai dám tắm đâu”. Lúc này chị Nguyệt mới vỡ lẽ là do con chị bị nghi nhiễm HIV từ mẹ nên không ai dám đụng vào thằng bé.

Chị Nguyệt xót con mà rơi nước mắt. Sau đó, gia đình chị đã phải vận động bác sỹ để đưa con vào phòng tắm và mẹ chị tự tay tắm cho cháu. Chị Nguyệt chưa thể đi lại được sau khi mổ nên không thể tự tay tắm cho con, chị nằm trong phòng mà thấp thỏm lo mẹ chị không tắm được cho bé sơ sinh, nhỡ có chuyện gì thì khổ. Cũng may mẹ chị đã hoàn thành công việc bằng tấm lòng của một người mẹ, người bà, dù đã cao tuổi.

“Mẹ con tôi ở bệnh viện đến ngày thứ 2 thì đã có 6/8 sản phụ xin chuyển phòng vì sợ… lây nhiễm HIV từ mẹ con tôi. Tôi không thể ngờ rằng trong xã hội ngày nay, họ vẫn còn nghĩ rằng có thể bị nhiễm HIV khi thở chung không khí như vậy. Còn đối với y tá của bệnh viện, đến họ còn kỳ thị trẻ nhiễm HIV thì thử hỏi xã hội sau này sẽ đối xử với con tôi ra sao?”, chị Nguyệt nói trong nước mắt.

Bệnh viện cho biết, vì là bệnh viện tuyến huyện cho nên không có khoa phòng riêng cho những sản phụ nhiễm HIV/AIDS. Hơn nữa tại đây nhiều y tá mới ra trường, tay nghề và kiến thức còn non nên vẫn có thái độ xa lánh, ngại đụng chạm đến những bệnh nhân nhiễm AIDS.

“Những phụ nữ bình thường sinh con đã khổ thì những người mang trong mình căn bệnh HIV còn khổ hơn gấp bội, mẹ con tôi bị chính những nhân viên y tế kỳ thị. Tại sao chung tôi lại phải chịu những nỗi bất hạnh như thế, chúng tôi cũng chỉ là nạn nhân mà thôi”, chị Nguyệt nghẹn ngào.

Sự kỳ thị của cộng đồng, của nhân viên y tế không chỉ là vấn đề của riêng những bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh mà còn có ở nhiều tuyến cao hơn. Một điều đáng báo động là sự kỳ thị ở đâu vẫn còn thì ở đó số lượng người nhiễm HIV lại càng cao hơn, bởi vì sẽ có những người “dấu bệnh” và vô tình làm phơi nhiễm người khác trong sinh hoạt. Thay vì đẩy họ ra xa, mỗi người cần kéo lại, giúp họ hiểu rõ hơn về căn bệnh, để bảo vệ chính những người xung quanh.

->Điều gì khiến bé yêu thức giấc mỗi đêm?

Xem thêm: Chuyên gia tư vấn cách xử trí tránh lây nhiễm bệnh HIV

Nguyễn Hoạt (ghi)  
Học phương pháp rửa mặt 4-2-4 của 'tình đầu quốc dân' Suzy
Bí quyết trường thọ của Từ Hi Thái hậu từ 3 thực phẩm bình dân
Lịch trình 'chuyện ấy' an toàn cho phụ nữ mang thai
5 bí kíp giúp các sĩ tử 'học đâu nhớ đó' suốt mùa thi
Dùng ống hút tiện lợi khi uống nước nhưng 2 đối tượng phải tuyệt đối tránh
Thực phẩm giúp giải độc tố gan tự nhiên, ngăn ngừa suy gan
Cách giữ sức khỏe và chế độ dinh dưỡng cho các sĩ tử mùa thi
Loại rau giúp giảm lượng đường trong máu tốt nhất
Kiểu tóc nữ đẹp 'hot trend' dẫn đầu xu hướng 2024
Nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?
Vì sao ăn nhiều trước khi ngủ lại thấy đói hơn vào sáng sớm?
Quy tắc 20-20-20: Bí quyết giúp bảo vệ đôi mắt giữa thời 4.0
Giải pháp giúp giảm bớt hội chứng thị giác màn hình
Người nhóm máu O hay bị muỗi đốt có đúng không?
5 lý do phụ nữ nên kết hợp hạnh nhân vào chế độ ăn hằng ngày
Cách phục hồi làm dịu vết cháy nắng ở nam giới
Cách mix áo sơ mi đi làm cũng đẹp, du lịch cũng mê
Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn hai quả trứng mỗi ngày?
Vì sao không va chạm vẫn có vết bầm tím trên người?
Leo cầu thang làm giảm 39% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch
Xem thêm