Chủ nhật, 05/05/2024 19:07
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 04/11/2017 19:30

Sai lầm khi dùng thuốc cao huyết áp nhiều người mắc phải

Dùng thuốc là quy tắc sống còn trong điều trị bệnh huyết áp. Thế nhưng, việc dùng thuốc không đúng cách lại là con dao hai lưỡi, gây nguy hiểm cho người bệnh.

Sai lầm khi dùng thuốc cao huyết áp nhiều người mắc phải

Tăng huyết áp đang ngày càng gia tăng và là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong và bệnh tật. Nếu không kiểm soát được huyết áp sẽ gây ra nhiều biến chứng nặng nề, thậm chí có thể gây tử vong. Dùng thuốc là cách để kiểm soát huyết áp, nhưng người bệnh cần tránh những sai lầm dưới đây.

sai-lam

Dùng thuốc cao huyết áp không đúng cách sẽ gây hại cho sức khỏe người bệnh (Ảnh minh họa)

Tự ý tăng liều thuốc

Khi nhức đầu, khó chịu…, người bệnh cho rằng huyết áp tăng cao, rồi tự tăng liều. Trên thực tế, tự tăng liều thuốc có thể gây tụt huyết áp quá mức, thậm chí có thể gây trụy mạch.Chính vì thế, khi cảm thấy nhức đầu, khó chịu, thậm chí huyết áp có tăng nhẹ so với huyết áp mục tiêu, chúng ta không nên tự ý tăng liều thuốc, đồng thời nằm nghỉ ngơi ở chỗ yên tĩnh, thoáng khí.

Tự ý ngừng thuốc, không theo đuổi liệu trình

Nhiều người bệnh sau khi dùng thuốc điều trị, huyết áp đã nhanh chóng trở về mức bình thường, vì thế cho rằng mình đã khỏi bệnh và tự ý ngưng thuốc. Thế nhưng, khi tự ngừng thuốc, huyết áp có thể đột ngột tăng cao, gây ra tai biến.

Dùng thuốc không đúng giờ

Huyết áp thường tăng giảm theo chu kỳ sinh học: gần sáng huyết áp tăng dần, khi thức dậy tim hoạt động mạnh hơn, huyết áp tăng nhanh hơn, từ 9 – 12 giờ trưa ở mức cao nhất, rồi thấp dần vào buổi chiều, thấp nhất vào lúc 3 giờ sáng, từ 3 giờ sáng lại tăng dần theo chu kỳ. Theo đó, phải uống thuốc đều đặn vào một giờ nhất định trong ngày. Nên chọn vào giờ mà huyết áp có khuynh hướng tăng (7 – 8 giờ sáng). Không nên dùng thuốc một cách tùy tiện.

Không kiểm tra lại, dùng mãi một đơn thuốc

Cao huyết áp tiến triển theo hướng ngày càng nặng, có thể làm xuất hiện hay nặng thêm các bệnh trong hội chứng rối loạn chuyển hóa. Cần phải điều chỉnh thuốc, liều lượng phù hợp với từng giai đoạn. Cần tuân theo lịch hẹn khám lại theo định kỳ, không tự ý dùng mãi một đơn thuốc kéo dài.

Video: Lời khai của 9x sát hại người phụ nữ ở chung cư cao cấp Hà Nội

Phương Vũ  
6 hoạt động tưởng không liên quan nhưng giúp bạn giảm cân thần kỳ
5 biến chứng nguy hiểm dễ gặp khi tiêm meso căng bóng da
5 tips chăm sóc da căng mọng bất chấp mùa hè nắng nóng
Cơ thể con người chịu đựng được mức nhiệt bao nhiêu?
Dấu hiệu của bệnh suy nhược thần kinh mà 99% bị bỏ qua
Phút dại dột sau mâu thuẫn gia đình
Nữ bệnh nhân 17 tuổi suýt chết do biến chứng thủy đậu
Giải nhiệt mùa hè bằng chân váy trắng vừa thanh lịch vừa quyến rũ
4 bữa sáng giàu protein giúp xây dựng cơ bắp cho người tập gym
Phụ nữ sau tuổi 30 kiểm tra ngay 4 điều này để phòng ngừa bệnh tật
30 tuổi không chịu lập gia đình, mẹ đưa vào viện tâm thần phát hiện điều không ngờ
Khám miễn phí cho trẻ đặc biệt nhân Tháng Tự kỷ Thế giới
'Học lỏm' 4 mỹ nhân Việt phối đồ độc - lạ - chất
Mệt mỏi vì nổi mụn, “bỏ túi” ngay 7 giải pháp cho mùa hè năm nay
Điều gì xảy ra với cơ thể khi luôn ăn tối trước 19h?
Phát hiện bệnh nguy hiểm từ những lần đổ mồ hôi bất thường
Tại sao nên sử dụng thực phẩm bổ sung để hỗ trợ sức khỏe âm đạo?
2 người tử vong do nắng nóng: Bác sĩ chỉ dấu hiệu cần đề phòng
4 biện pháp phòng ngừa tránh say nắng cực hiệu quả
Có nên tắm nhiều lần để giải nhiệt khi trời nắng nóng?
Xem thêm