Thứ bảy, 22/06/2024 17:39
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 24/03/2018 10:09

Phân biệt đối xử với trẻ em khuyết tật, xử phạt như thế nào?

Những hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử; xâm phạm thân thể, nhân phẩm, danh dự, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của người khuyết tật... bị pháp luật nghiêm cấm.

Quy định xử phạt đối với hành vi phân biệt đối xử với trẻ em khuyết tật

Bạn đọc Hoàng Ánh (Hải Phòng) đặt câu hỏi: Con trai tôi 06 tuổi bị liệt chân từ nhỏ. Tôi xin cho cháu học tiểu học. Do đi lại khó khăn nên cháu được cô giáo xếp cho ngồi riêng một bàn. Tuy nhiên, các phụ huynh khác trong lớp không đồng ý, họ kiến nghị chuyển con tôi sang lớp khác vì sợ con tôi làm ảnh hưởng đến các bạn trong lớp. Đề nghị Luật sư tư vấn, họ có vi phạm pháp luật không?

677

Hành vi phân biệt đối xử với trẻ em khuyết tật bị xử phạt theo quy định của pháp luật (Ảnh minh họa)

Luật sư Nguyễn Thị Yến - Công ty Luật TNHH Everest (Tổng đài tư vấn 1900 6198) tư vấn về xử phạt đối với hành vi phân biệt đối xử với trẻ em khuyết tật

Điều 14 Luật người khuyết tật năm 2010 quy định như sau: “Những hành vi bị nghiêm cấm: 1. Kỳ thị, phân biệt đối xử người khuyết tật. 2. Xâm phạm thân thể, nhân phẩm, danh dự, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của người khuyết tật. 3. Lôi kéo, dụ dỗ hoặc ép buộc người khuyết tật thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, đạo đức xã hội. 4. Lợi dụng người khuyết tật, tổ chức của người khuyết tật, tổ chức vì người khuyết tật, hình ảnh, thông tin cá nhân, tình trạng của người khuyết tật để trục lợi hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. 5.

Người có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc theo quy định của pháp luật. 6. Cản trở quyền kết hôn, quyền nuôi con của người khuyết tật. 7. Gian dối trong việc xác định mức độ khuyết tật, cấp giấy xác nhận khuyết tật”.

Điểm a Khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/ 2013/ NĐ-CP của Chính Phủ ban hành ngày 29 tháng 10 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em quy định như sau: “Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử người khuyết tật”.

Như vậy, theo quy định của pháp luật, con trai anh (chị) bị khuyết tật thì vẫn có quyền được học tập, được hòa nhập bình đẳng với mọi người. Do đó, hành vi của các bậc phụ huynh khác muốn kiến nghị chuyển lớp đối với học sinh khuyết tật là một hành động kỳ thị, phân biệt đôi xử với người khuyết tật. Hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử với người khuyết tật là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử lý vi phạm hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

-> Luật sư giải đáp 1001 vấn đề liên quan đến hôn nhân gia đình, tài sản...

Video: Bé Đậu Đậu đáng yêu như thiên thần khi tập thể dục cùng bố

Mẹ già bán nhà giữ sinh mạng con trai bị điện giật nguy kịch
Hàng xóm góp gạo, củi khô lo hậu sự cho nạn nhân vụ cháy nhà ở Trung Kính - Hà Nội
Mồ côi bố mẹ, nam thanh niên 'khuyết tật' đang từng ngày vật lộn với bệnh tim
Ông nội nhọc nhằn níu giữ sự sống cho cháu trai mắc bệnh tan máu bẩm sinh
Nhặt ve chai nuôi vợ con tâm thần, lo cháu ngoại ăn học
Mẹ con tật nguyền mưu sinh trong ngôi nhà chưa đầy 10m2
Mỗi tuần một địa chỉ nhân đạo giúp 10 gia đình nghèo ổn định cuộc sống
Vợ bệnh tật hơn 6 năm chăm chồng bị liệt
Bé trai 6 tuổi mắc xơ gan hiếm gặp, mất 200 triệu đồng vẫn đau đớn từng ngày
Éo le phận đời 4 chị em mất mẹ giữa những ngày mưa lũ
Xem thêm