Thứ sáu, 10/05/2024 01:55
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 19/03/2020 19:00

Những sai lầm thường mắc phải khi rửa tay khiến COVID-19 lây lan nhanh chóng

Rửa tay là biện pháp cơ bản được Bộ Y tế và WHO khuyến cáo để bảo vệ bạn khỏi nguy cơ mắc COVID-19, tuy nhiên không phải ai cũng biết rửa tay đúng cách để phòng bệnh hiệu quả.

Rửa tay sai cách không chỉ không giúp bạn bảo vệ mình trước dịch bệnh mà còn làm tăng nguy cơ lây nhiễm COVID-19. Dưới đây là những sai lầm thường gặp trong quá trình rửa tay ngăn ngừa dịch.

Chỉ rửa tay với nước

nhung sai lam thuong mac phai khi rua tay khien covid-19 lay lan nhanh chong giadinhvietnam (2)

Chỉ rửa tay với nước không thể làm sạch vi khuẩn trên tay (Ảnh minh họa)

Nhiều người vẫn nghĩ chỉ cần rửa tay với nước là đủ rồi. Tuy nhiên nước không thể loại bỏ hết vi khuẩn trên tay bạn được. Chính vì vậy, việc dùng xà phòng rửa tay để diệt khuẩn là điều kiện bắt buộc để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh. Kể cả khi bạn đang sử dụng phòng tắm hay nhà vệ sinh công cộng thì dù cho có gấp thế nào cũng nên dùng xà phòng để diệt khuẩn sạch sẽ cho đôi tay của mình.

Dùng xà phòng trước khi làm ướt tay

Mặc dù bạn có thể nghĩ rằng dùng xà phòng trước hay làm ướt tay trước sẽ không có gì khác biệt. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên bạn nên làm ướt tay trước, khi da ướt, tay bạn có thể dễ dàng hấp thụ xà phòng hơn, điều này sẽ giúp cho việc loại bỏ vi khuẩn được hiệu quả.

Rửa tay quá nhanh

nhung sai lam thuong mac phai khi rua tay khien covid-19 lay lan nhanh chong giadinhvietnam (3)

Rửa tay quá nhanh không thể tiêu diệt được vi khuẩn, virus gây bệnh (Ảnh minh họa)

Đây là lỗi thường hay gặp phải trong quá trình rửa tay. Thời gian để rửa tay đạt chuẩn là khoảng từ 25 - 30 giây để có thể tiêu diệt vi khuẩn, virus gây bệnh. Nhưng nếu bạn chỉ chà xà phòng lên tay ướt và nhanh chóng rửa sạch xà phòng. Điều này sẽ không giúp bạn thoát khỏi vi trùng và mầm bệnh.

Bỏ qua móng tay, kẽ ngón tay khi rửa

Nếu bạn chỉ chà xà phòng vào giữa lòng bàn tay và rửa bằng nước thì vẫn chưa đủ. Bởi lẽ, hầu hết vi trùng và các mầm mống bệnh tật đều ẩn giấu dưới móng tay, giữa các kẽ ngón tay. Có nghĩa là, bạn cần phải rửa cả các khu vực này một cách cẩn thận.

Chạm tay vào vòi rửa ngay khi rửa tay xong

Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, hầu hết vòi nước gia đình chứa các vi khuẩn có hại có thể gây bệnh. Nếu bạn rửa tay nhưng chạm vào vòi nước ngay sau đó thì bạn vẫn có thể tiếp xúc với những vi khuẩn gây bệnh. Do đó, sau khi rửa tay xong bạn hãy dùng khăn giấy sạch để tắt vòi nhằm tránh lây nhiễm bệnh.

Không làm khô tay sau khi rửa

nhung sai lam thuong mac phai khi rua tay khien covid-19 lay lan nhanh chong giadinhvietnam (1)

Cần phải làm khô tay ngay sau khi rửa để ngừa nguy cơ nhiễm bệnh (Ảnh minh họa)

Du bạn rửa tay sạch sẽ nhưng nếu không làm khô tay ngay sau khi rửa thì cũng hoàn toàn vô dụng. Bởi vi khuẩn lây nhiễm dễ dàng nhất trong môi trường ẩm ướt. Do vậy, bạn hãy dành thời gian để đảm bảo tay bạn đã khô hoàn toàn trước khi rời khỏi phòng vệ sinh và đừng chạm vào bất kỳ bề mặt nào cho đến khi tay bạn khô hoàn toàn.

Không xả xạch bánh xà phòng trước mỗi lần sử dụng

Một nghiên cứu chỉ ra rằng, các vi khuẩn gây bệnh có thể sẽ trú ngụ tại các bánh xà phòng trong và sau khi sử dụng. Vi khuẩn khá là thích sống trên bề mặt nhờn của bánh xà phòng, nhưng nếu bạn rửa sạch bánh xà phòng trước khi sử dụng, vi khuẩn sẽ bị rửa trôi.

Ngoài ra, bạn cũng nên cất bánh xà phòng ở nơi khô ráo, tránh nước, để bánh xà phòng có thể khô giữa những lần sử dụng.

-> Phòng COVID-19: Khi nào nên rửa tay ướt, khi nào dùng gel khô?

Huyền Trần (T/H)  
Bổ sung 7 nhóm thực phẩm cho mái tóc chắc khỏe, dày dặn
Nam giới ăn giò lợn, chân dê tăng cường 'chuyện ấy' được không?
5 màu sắc trang phục nổi bật, ăn ảnh đáng sắm nhất Hè 2024
'Bảo bối' giúp giữ gìn làn da khỏe đẹp suốt ngày hè
3 quy tắc 'vàng' giúp tập thể dục thể thao đạt hiệu quả
8.000 trẻ em Việt mắc bệnh tan máu bẩm sinh mỗi năm: 'Đau đầu' bài toán sức khoẻ giống nòi
Không còn khàn tiếng, u xơ dây thanh quản nhờ bí quyết thảo dược
3 loại nước giúp Dương Mịch luôn có body thanh mảnh, da căng mướt ở tuổi U40
7 triệu chứng cholesterol cao thường bị bỏ qua ở phụ nữ tuổi 40
1 người chết, 18 người nhập viện sau khi ăn cỗ ở Thái Bình: Bác sĩ chỉ món khoái khẩu mang ổ bệnh
Bổ sung thực phẩm gì sau khi tập cơ bụng để nhanh có '6 múi'?
Không một giọt rượu bia vẫn 'dính' nồng độ cồn do hội chứng kỳ lạ hiếm người gặp
8 lợi ích bất ngờ từ việc ôm đối phương
4 kiểu váy 'hack' dáng, chiều cao như tăng thêm 10cm
6 cách 'biến' da khô thành căng mọng suốt mùa hè
Dưa hấu và dưa lưới: Ăn loại nào tốt hơn, bao nhiêu là đủ?
Ăn yến sào hàng ngày được không, nên ăn thế nào cho tốt?
Bí quyết hết nặng ngực, đau nhói tim do suy tim
Lạm dụng đồ uống có đường nhân tạo tăng 20% nguy cơ mắc bệnh tim
Quý ông mất bản lĩnh do... thể thao
Xem thêm