Thứ sáu, 17/05/2024 19:33
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 10/07/2020 06:30

Nhịn tiểu có thể gây vô sinh, thậm chí tử vong

Nhịn tiểu là nguyên nhân gây ra rất nhiều căn bệnh nguy hại đối với sức khỏe. Nguye hiểm có thể dẫn đến vô sinh hoặc tử vong.

Nữ giới nhịn tiểu lâu dẫn đến vô sinh

Theo nghiên cứu, cơ quan sinh dục của phụ nữ sống cùng nhà với bàng quang ở trong xương chậu, về độ "gần gũi" thì tử cung ở phía sau bàng quang. Nhịn tiểu làm cho bàng quang tích trữ quá nhiều, bàng quang phình to ra sẽ chèn ép tử cung, làm cho tử cung đổ về sau.

Nếu thường xuyên nhịn tiểu, tử cung đổ về phía sau rất khó trở lại vị trí cũ. Khi bàng quang chèn ép tử cung nhiều, ép vào dây thần kinh ở trước xương cùng, làm cho phần xương cùng đau nhức, nặng sẽ gây ra vô sinh.

tac hai cua viec nhin tieu lau Giadinhvietnam

Cần hạn chế tối đa việc nhịn tiểu và đáp ứng nhu cầu tiểu tiện nhanh nhất có thể (Ảnh minh họa)

Nguy cơ dẫn tới đột tử

Bệnh nhân tăng huyết áp nếu "nhịn" đi tiểu sẽ khiến thần kinh hưng phấn, dẫn đến huyết áp tăng, tim đập nhanh, lượng ôxy tiêu hóa gia tăng, gây ra xuất huyết não hoặc nhồi máu cơ tim rất có thể dẫn đến đột tử.

Hay người bị bệnh tuyến tiền liệt "nhịn" tiểu lâu ngày gây viêm tuyến tiền liệt do nước tiểu thâm nhập vào các mô tuyến tiền liệt. Khi "nhin" đi tiểu gây tổn hại lâu dài cho bàng quang và làm tăng tốc độ lão hóa.

Vỡ bàng quang, có thể tử vong

Bàng quang con người cũng như một cái túi, trung bình chứa được 250 – 300ml nước. Khi dung tích bàng quang khoảng 400ml thì bắt đầu có dấu hiệu căng giãn gây cảm giác mót tiểu, nếu thường xuyên bị căng và nhịn tiểu lâu có thể gây vỡ bàng quang.

tac hai cua viec nhin tieu lau 2 Giadinhvietnam

Việc nhịn tiểu lâu có thể gây sỏi thận và suy thận (Ảnh minh họa)

Gây sỏi và suy thận

Thận đóng vai trò rất quan trọng trong hệ bài tiết, nên khi chúng ta nhịn tiểu thì các chất cặn bã có trong nước tiểu bị ứ đọng lại, lâu ngày các chất cặn bã này tăng cao kết tinh thành thể rắn ngưng tụ lại gây bệnh sỏi thận, có thể gây suy thận mãn tính.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn ảnh hưởng đến đường tiết niệu. Vi khuẩn có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của đường này. Vi khuẩn xâm nhập niệu đạo, bàng quang và có thể lây lan đến thận. Phụ nữ dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu do niệu đạo ngắn hơn, nhưng bệnh thường nghiêm trọng hơn khi xuất hiện ở nam giới.

Các triệu chứng phổ biến bao gồm nước tiểu đục hoặc có màu máu, hay buồn tiểu, sốt nhẹ và cảm giác nóng rát khi đi tiểu. Nếu gặp các triệu chứng như vậy, hãy đi kiểm tra vì có thể bạn bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu hoặc bệnh liên quan đến thận. Trong hầu hết các trường hợp, thuốc kháng sinh được sử dụng. Nhiễm trùng đường tiết niệu dưới có thể điều trị bằng kháng sinh uống trong khi nhiễm trùng đường tiết niệu trên có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh tiêm tĩnh mạch.

Mất kiểm soát

Việc nhịn tiểu lâu ngày cũng sẽ làm cơ thể mất phản xạ tiểu theo đúng chu kỳ, dẫn tới tiểu són, tiểu rắt. Một tác hại nữa của thói quen này là trẻ em sẽ căng thẳng, khó tập trung vào học tập.

Đặc biệt, khi nhịn vệ sinh trở thành thói quen, chức năng các bộ phận bị ảnh hưởng có thể gây mất kiểm soát khi 'buồn' đi vệ sinh.

Viêm bàng quang kẽ

Viêm bàng quang kẽ là bệnh gây viêm và đau đớn ở bàng quang khi giữ nước tiểu. Những người bị viêm bàng quang kẽ có xu hướng đi tiểu thường xuyên hơn và thường có khối lượng nước tiểu nhỏ hơn. Các nguyên nhân chính xác của bệnh chưa được xác định nhưng các bác sĩ tin rằng, bệnh gây ra do vi khuẩn. Các triệu chứng thông thường bao gồm khung xương chậu đau đớn, buồn đi tiểu liên tục và trong một số trường hợp, đi tiểu nhiều hơn 60 lần một ngày. Không có cách chữa cho bệnh này, các phương thức điều trị chỉ làm giảm bớt triệu chứng.

Nhịn tiểu không phải là một thói quen tốt cho cơ thể đặc biệt là đối với hệ tiết niệu, chính vì vậy dù trong bất kể trường hợp nào cần hạn chế tối đa việc nhịn tiểu và đáp ứng nhu cầu tiểu tiện nhanh nhất có thể. Khi đã có các dấu hiệu ban đầu liên quan tới tiết niệu thì cần được thăm khám ngay để chẩn đoán và điều trị sớm nhất có thể.

-->> Những thực phẩm tuyệt đối không ăn khi say rượu tránh rước họa vào thân

Xem thêm: Lợi ích của việc uống nước mỗi buổi sáng

Thu Chang (T/H)  
5 lý do phụ nữ nên kết hợp hạnh nhân vào chế độ ăn hằng ngày
Cách phục hồi làm dịu vết cháy nắng ở nam giới
Cách mix áo sơ mi đi làm cũng đẹp, du lịch cũng mê
Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn hai quả trứng mỗi ngày?
Vì sao không va chạm vẫn có vết bầm tím trên người?
Leo cầu thang làm giảm 39% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch
5 thực phẩm tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường
5 thực phẩm bổ não, tiếp sức sĩ tử trong mùa thi
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm, Thứ trưởng Bộ Y tế nêu 3 cách giải quyết nỗi lo
Bé gái 17 tháng tuổi mắc bệnh hiếm 1 triệu trẻ mới có 1 người bị
Cơ thể cần bao nhiêu calo mỗi ngày?
Uống nước mía có tăng cân không?
Gợi ý 10 set đồ đi du lịch trẻ trung, nổi bật của mỹ nhân Việt
5 loại rau củ giúp giải nhiệt tự nhiên, thanh lọc cơ thể vào mùa hè
6 thói quen hàng ngày khiến chứng lo âu tồi tệ hơn
Điều gì xảy ra với cơ thể khi tiêu thụ quá nhiều muối?
Cẩn trọng đột quỵ - căn bệnh nguy hiểm ai cũng dễ mắc
Lợi ích 'vàng' của BHA trong chu trình chăm sóc da
4 lý do đàn ông lười “yêu”
Những mẹo làm đẹp dân gian tuyệt đối không nên thử
Xem thêm