Thứ sáu, 03/05/2024 18:45
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 17/02/2020 19:00

Lời khuyên của WHO trong phòng ngừa và điều trị COVID-19

WHO khuyến cáo không nên hút thuốc lá, tự ý uống kháng sinh, đeo nhiều khẩu trang cùng lúc trong phòng ngừa và điều trị COVID-19.

Cho đến nay, chưa có một loại thuốc nào được khuyến nghị sử dụng trong việc phòng ngừa và điều trị vi rút Corona chủng mới. Tuy nhiên, những người nhiễm COVID-19 sẽ được điều trị triệu chứng và những trường hợp nặng sẽ được điều trị hỗ trợ tối ưu. Một số phương pháp điều trị đặc hiệu hiện đang được nghiên cứu và sẽ được thử nghiệm trên lâm sàng. WHO đang điều phối những nỗ lực phát triển thuốc điều trị đặc hiệu COVID-19 cùng với một số đối tác.

Theo WHO, một số người đang đánh đồng khí dung (aerosol) tức là lây truyền qua không khí. Các giọt bắn, tiếp xúc trực tiếp và truyền qua không khí là các cách truyền bệnh truyền nhiễm từ người sang người. Tuy nhiên, các giọt bắn có kích thước quá lớn và nặng nên không thể bay lơ lửng trong không khí trong thời gian dài, do đó hầu hết chúng bám vào các vật tiếp xúc trong khoảng cách gần. Hiện tại, bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy vi rút COVID-19 lây lan qua tiếp xúc và giọt bắn. Chính quyền Trung Quốc đã làm rõ rằng không có bằng chứng cho thấy khí dung (aerosol) là đường truyền chính cho vi rút COVID-19. Một lần nữa, đây là virus mới và WHO đang tiếp tục theo dõi các đường lây truyền có thể.

Những phân tích trước đây về các loại vi rút corona khác cho thấy chúng không tồn tại quá lâu trên một bề mặt. Vì thế, rất khó để bị nhiễm COVID-19 nếu bạn chỉ chạm vào mặt ngoài của một bưu kiện được gửi từ Trung Quốc hay một quốc gia khác. Vi rút thường không thể tồn tại lâu trên các bề mặt xốp như giấy hoặc bìa cứng.

Loi_khuyen_cua_WHO_trong_phong_ngua_va_dieu_tri_COVID-19 giadinhvietnam

Để tránh bị nhiễm vi rút corona chủng mới, hãy giữ gìn vệ sinh tay và hô hấp cơ bản, thực hiện an toàn thực phẩm và nếu có thể, tránh tiếp xúc gần với những người có những triệu chứng của các bệnh về hô hấp như ho hay hắt hơi.

Điều tránh làm trong phòng ngừa và điều trị COVID-19

Những biện pháp sau đây KHÔNG được khuyến cáo trong việc điều trị COVID-19 bởi chúng không có hiệu quả và có thể gây nguy hiểm:·

- Hút thuốc·

- Tự uống thuốc, ví dụ như kháng sinh

- Đeo nhiều khẩu trang cùng lúc để tối ưu mức bảo vệ

Trong bất kì trường hợp nào, nếu bạn bị sốt, ho kéo dài và cảm thấy khó thở, hãy đi khám để giảm thiểu nguy cơ bệnh trở nên nặng hơn và kể cho nhân viên y tế biết bạn đã đi những đâu trong thời gian gần đây.

Kháng sinh không có tác dụng đối với vi rút mà chỉ hiệu quả với các loại nhiễm khuẩn do vi khuẩn gây ra. Vi rút corona chủng mới là một loại vi rút và vì thế, không thể dùng kháng sinh để ngăn ngừa và điều trị loại vi rút này.

Cách phòng ngừa COVID-19

Mọi người có thể tự bảo vệ mình thông qua các biện pháp dưới đây:

- Nếu bạn sống ở khu vực có dịch ở Trung Quốc hay trở về từ vùng dịch, bạn hãy lưu ý những thông tin mới nhất về tình hình dịch bệnh và giữ gìn sức khỏe bằng những cách sau:

Duy trì khoảng cách giao tiếp từ 1-2 mét giữa bạn và người khác, đặc biệt là những người đang ho, hắt hơi và bị sốt.

Tránh sờ vào mắt, mũi và miệng.

Rửa tay thường xuyên bằng dung dịch rửa tay có cồn hoặc với xà phòng và nước.

Nếu bạn bị sốt, ho và khó thở, hãy đi khám sớm và kể cho nhân viên y tế biết chi tiết trước đó bạn đã đi những đâu.

- Nếu bạn không sống hoặc không đến các vùng dịch bệnh ở Trung Quốc và không tiếp xúc với những người bị ảnh hưởng, hãy lưu ý thông tin mới nhất và chỉ cần và giữ gìn sức khỏe bằng những cách sau:

Bảo đảm chế độ ăn uống cân bằng, ngủ đủ giấc và thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh cúm thông thường.

Tránh sờ vào mắt, mũi và miệng

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước hoặc dung dịch rửa tay có cồn.

-> Diễn biến dịch COVID 19 ngày 16/2: Vùng dịch ở Vĩnh Phúc được chốt chặn thế nào?

Sức khỏe đời sống  
Khám miễn phí cho trẻ đặc biệt nhân Tháng Tự kỷ Thế giới
'Học lỏm' 4 mỹ nhân Việt phối đồ độc - lạ - chất
Mệt mỏi vì nổi mụn, “bỏ túi” ngay 7 giải pháp cho mùa hè năm nay
Điều gì xảy ra với cơ thể khi luôn ăn tối trước 19h?
Phát hiện bệnh nguy hiểm từ những lần đổ mồ hôi bất thường
Tại sao nên sử dụng thực phẩm bổ sung để hỗ trợ sức khỏe âm đạo?
2 người tử vong do nắng nóng: Bác sĩ chỉ dấu hiệu cần đề phòng
4 biện pháp phòng ngừa tránh say nắng cực hiệu quả
Có nên tắm nhiều lần để giải nhiệt khi trời nắng nóng?
Hầu hết người già sống tới 80 không làm 4 điều này ở tuổi 60
Vỡ thai ngoài tử cung do chủ quan: Bác sĩ chuyên khoa nói gì?
Cách chữa da cháy nắng sau khi tắm biển ngày hè
Kiểu tóc tết điệu đà, ngọt ngào là hottrend của GenZ năm 2024
Mỗi tối ăn 1 tép tỏi, điều kỳ diệu gì xảy ra với cơ thể bạn?
7 bí quyết giúp bạn trẻ hơn tuổi thật mà không cần phẫu thuật thẩm mỹ
Tại sao giá túi Hermes Birkin lại đắt đỏ?
Tưởng bị viêm khớp, đi khám phát hiện ra hội chứng ống cổ tay
Mặt biến dạng sau 3 ngày cắt môi hình trái tim
Trẻ trung, sành điệu với công thức diện áo thun và quần jeans
5 kiểu áo xinh xắn, lên hình đẹp chuẩn 'nàng thơ' khi đi du lịch
Xem thêm