Thứ năm, 16/05/2024 07:27
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 24/01/2023 07:00

Linh thiêng cây nêu ngày Tết Việt

Từ lâu, cây nêu đã gắn liền với ngày Tết cổ truyền ở các gia đình, làng xã Việt, đặc biệt là vùng Bắc Bộ. Theo tục lệ xưa, cây nêu cũng giống với cành đào, mai, quất… trở thành biểu tượng, báo hiệu một năm mới sắp bắt đầu.

Từ bao đời nay, trong tâm thức của mỗi người dân Việt, Tết Nguyên đán được xem là một ngày quan trọng nhất trong năm. Mặc dù cả năm làm ăn vất vả, cực nhọc, cho dù có đi xa chăng nữa thì trong dịp này, mọi người cũng đều cố gắng trở về đoàn tụ bên gia đình và chuẩn bị đầy đủ các lễ vật để dâng cúng ông bà tổ tiên. Các loại lễ vật đó đã được dân gian đúc kết thành cặp câu đối đầy ý nghĩa:

“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ

Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”

Trong đó, hình ảnh cây nêu được nhiều địa phương coi là biểu tượng thiêng liêng nhất của ngày Tết. Theo thời gian, theo địa phương, theo dân tộc và tập quán của cộng đồng, ý nghĩa của việc trồng cây nêu ngày Tết đã trải rộng hơn. Dựng nêu ngày tết bao gồm trong nó cả các dụng ý để trừ ma, quỷ, thờ phụng thần linh và vong hồn tổ tiên, tảo trừ những điều xấu xa của năm cũ để đón năm mới.

Empty

Ngày nay, cây nêu vẫn được nhiều địa phương coi là biểu tượng đón một năm mới bắt đầu

Theo Tiến sĩ Đinh Đức Tiến, Trường Đại học Khọc học xã hội và Nhân văn, cây nêu đã gắn liền với hình ảnh trong ngày Tết truyền thống ở các gia đình, làng xã Việt, đặc biệt là vùng châu thổ Bắc Bộ. Cho đến nay, tục này vẫn được duy trì, nhưng không còn phổ biến như trước nữa, nhất là ở các đô thị.

Trong đời sống tín ngưỡng của người Việt, luôn có sự xuất hiện của thần linh (thần, thánh, Phật…) và những thế lực đối lập như: ma, quỷ… Thần linh thì ban phúc, giúp đỡ con người; ma quỷ thì quấy nhiễu, gây hại, giáng tai họa cho con người. Chính vì vậy, con người phải dựa vào thần linh, cầu khẩn họ giúp đỡ để tránh được sự quấy quả - vận xui của ma quỷ.

“Đây là một quan niệm vừa có tính chung, vừa có tính riêng biết đối với các nền văn hóa trên thế giới. Dân gian Việt Nam là một minh chứng điển hình cho quan niệm “coi vạn vật đều có linh hồn” và bên cạnh cuộc sống đời thường của con người, thì luôn có những thế lực thần bí tác động, chi phối, thậm chí kiểm soát tới họ”, Tiến sĩ Tiến cho hay.

Còn theo tài liệu văn hóa dân gian, cây nêu ngày Tết mang triết lý âm dương, qua hai chữ Càn (Trời) và Khôn (Đất) nằm trong hình ảnh cái nón và cây gậy của Chử Đồng Tử và Tiên Dung. Nó bao hàm sự thống nhất và tương trợ giữa Âm và Dương hay sự không tách rời giữa Động và Tĩnh…

Cây nêu còn gắn với truyền thuyết dân gian ngăn ngừa không cho quỷ ở biển Đông vào đất liền, bén mảng tới nơi con người cư trú làm ăn, sinh sống. Theo thời gian, từng địa phương phong tục, tập quán ở mỗi dân tộc, ý nghĩa của trồng cây nêu ngày Tết trải rộng hơn, đa dạng hơn.

Thời gian dựng cây nêu cũng khác, người Kinh dựng nêu vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch để ngăn ngừa ma quỷ tới quấy rầy gia chủ trong những ngày ông Công, ông Táo lên chầu trời. Một số dân tộc khác như Tày, Nùng ở miền núi phía Bắc như: Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Lào Cai, Yên Bái lại trồng cây nêu vào chiều 30 tháng Chạp âm lịch. Người Mông dựng cây nêu trong lễ hội Gầu tào từ ngày 3 đến ngày 5 tháng Giêng âm lịch, ngày 7/1 âm lịch là ngày hạ nêu, đồng bào dân tộc Sán Dìu dựng cây nêu trong lễ Cầu mùa. Ngoài ra cây ném trong hội lồng tồng, cây pồn pông của người Mường, cây đâm trâu của người dân tộc ở Tây Nguyên đều là những hình thức biểu hiện của cây nêu.

Empty

Trong triều đại quân chủ ở Việt Nam, tục dựng cây nêu đã đưa vào Hoàng cung và sử dụng như một phong tục, điển chế của triều đình. Theo các tài liệu Châu bản triều Nguyễn về Tết Nguyên đán trong Hoàng cung triều Nguyễn, trong suốt 143 năm tồn tại, tục lệ dựng cây nêu được duy trì hàng năm.

Tết xưa, cây nêu được mọi người cung kính dựng trước nhà. Trong nhịp sống hiện đại, con người tất bật lo toan, nhà chật, đất hẹp khiến nêu dần “vắng bóng”. Nhưng ở nhiều địa phương, tục lệ này được gìn giữ, lưu truyền cho thấy những phong vị độc đáo trong đón Tết cổ truyền người Việt. Đặc biệt, những năm gần đây, tại một số đơn vị hoạt động trong lĩnh vực văn hóa của Hà Nội cũng đã tổ chức tục lệ Thượng nêu để giới thiệu những nét đẹp văn hoá truyền thống trong phong vị đón Tết cổ truyền của người Việt.

Không đơn giản là một vật phẩm trang trí ngày Tết, cây nêu còn là điểm tập trung hoạt động của làng trong những ngày xuân. Ðối với cư dân nông nghiệp, thời điểm cuối năm là lúc nông nhàn, chuẩn bị bước vào các hoạt động vui chơi. Khi cây nêu được dựng lên, tất cả mọi hoạt động khác đều dừng lại. Nó tạo nên thế cân bình tuyệt đối trong sự vận hành thay đổi giữa năm cũ và năm mới. Con người yên tâm vui chơi, cả cộng đồng sinh hoạt vui vẻ, quên đi những ưu phiền của năm cũ. Chính vì thế, ở thôn quê, Tết thật sự bắt đầu khi cây nêu được dựng lên; sân đình sân chùa trở thành nơi diễn ra các hoạt động tế lễ, vui chơi của cả cộng đồng.

-> Hương vị Tết Việt

Ngọc Vy  
Vì sao nhà giàu thích chơi tranh?
Thiết kế cửa sổ đại kỵ tránh 10 điều làm tiêu tán tài lộc
Tuổi già keo kiệt chi 5 thứ này phúc khí dễ bay mất
Quanh nhà xuất hiện 3 điều báo hiệu may mắn sắp đến
Vì sao ngày càng nhiều bà nội không muốn chăm cháu?
Hối hận sau 5 năm bán nhà ở quê chuyển về sống gần con trai
Vì sao nói 'phần mộ sụp con cháu ít, trên mộ không có cỏ tài sản cạn kiệt'?
3 tài sản cha mẹ dễ gây bất hòa con cái
Làm gì để sống một mình không cô độc?
Chăm cháu khi về già có 4 điều cấm kỵ không nên nói
Cùng làm một việc, ở một nơi nhưng kẻ giàu, người nghèo
Không có gỗ không đỡ được nhà, không xóm giềng không thể sống tốt
Lời 'dặn dò' con gái trong đám cưới gây sốt MXH, chuyên gia khuyên 'không nên': Vì sao?
Tuổi 70 vợ chồng thỏa thuận 4 điều để an tâm dưỡng già
Con cái trưởng thành thường trốn tránh cha mẹ
34 năm gia đình hạnh phúc nhờ sẻ chia việc nhà
Nữ sinh lớp 8 tự làm hại bản thân do nguyên nhân thường thấy trong các gia đình
3 kiểu gia đình không thay đổi sớm muộn cũng bị đào thải
Phụ nữ hiện đại phải cân bằng gia đình và công việc
Lạnh lùng với người nhà, thân thiện với người ngoài có phải bất hiếu?
Xem thêm