Thứ tư, 04/12/2024 16:06     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 11/02/2021 11:30

Nét đẹp phong tục đi lễ đầu năm của người Việt

Trong tâm thức người Việt từ bao đời nay, Tết không chỉ mang ý nghĩa của việc tiễn đưa năm cũ, chào đón năm mới, mà còn mang đậm nét tâm linh, tín ngưỡng. Ngoài tục lệ cúng gia tiên, người dân cũng thường tìm về các đền, chùa để cầu phúc, cầu may cho gia đình với mong muốn những điều tốt đẹp nhất trong năm mới.

Trong đời sống tâm linh của người Việt, chùa là một địa danh rất linh thiêng và tôn kính. Người ta đến chùa không chỉ để cầu may, tìm sự bình an, sự thanh thản, mà còn để tìm về với cội nguồn dân tộc. Đi chùa đã trở thành một việc làm không thể thiếu của rất nhiều người dân Việt Nam mỗi dịp Tết đến, xuân về. Do vậy, đã thành thông lệ, cứ vào đêm 30 Tết, sau khoảnh khắc giao thừa, nhiều gia đình bắt đầu chuẩn bị đi lễ chùa. Ở Việt Nam, đi lễ chùa vào thời khắc giao thời giữa năm cũ và năm mới được gọi là “Tống cựu nghinh tân”.

le chua dau nam

Đầu năm đi lễ cầu may mắn- sức khỏe - bình an cho mọi người (Ảnh minh họa)

Mọi người đến chùa với nhiều mục đích khác nhau, người thì cầu tài, cầu lộc, cầu duyên; người thì cầu bình an, sức khỏe cho bản thân và người trong gia đình, cũng có những người đến chùa chỉ để tìm lấy những giây phút bình yên nhằm xua tan đi những lo toan bộn bề trong cuộc sống. Nhưng nói chung, khi đến chùa mọi người đều mang theo tấm lòng thành kính, từ đó họ tìm được đến với đức tin, sự thanh thản, bình an trong tâm hồn. Ai cũng tin tưởng vào năm mới tốt đẹp vì lời khấn nguyện thành tâm đã đến được các đấng linh thiêng…

Với người Việt, đi lễ chùa đầu năm không đơn giản chỉ để ước nguyện, mà đó còn là khoảnh khắc để con người hòa mình vào chốn tâm linh, là lúc mỗi người tìm về với cội nguồn dân tộc. Bởi vậy, không chỉ đi chùa vào đêm giao thừa và sáng mùng 1 Tết, người Việt còn có phong tục đi chùa du xuân trong tất cả các ngày Tết Nguyên đán. Khung cảnh tĩnh mịch, thanh đạm của các ngôi chùa vào dịp này bỗng trở nên đông đúc, chùa rực sáng ánh đèn, nến vào sâu bên trong, hương khói nghi ngút tỏa ra từ các ban thờ. Trong khói hương mờ mịt, tiếng đọc kinh lúc bổng, lúc trầm… ngoài kia, vạn vật như đang khoác lên mình một bộ áo mới, phơi phới niềm vui như lòng người vậy.

Theo Tiến sĩ Vũ Thế Khanh - Tổng giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng UIA, Tết đến xuân về nhiều gia đình thường đi chùa để cầu xin bình an, tài lộc, sức khỏe và cũng để lòng mình thanh thản chốn tâm linh. Tuy nhiên, không nhiều người biết cách chuẩn bị, đi chùa đầu năm. Đi chùa đầu năm không những phải chọn ngày, sắm lễ, chuẩn bị trang phục phù hợp mà còn cần phải biết cách cầu sao cho đúng… để lòng thành được toại nguyện.

Theo đó, đền, chùa là chốn trang nghiêm. Vì thế, người đi lễ chùa cần phải biết cách thể hiện sự tôn trọng của mình với các bậc thánh thần, trước hết nên mặc trang phục lịch sự. Bên cạnh đó, người đi chùa nên chuẩn bị các loại lễ vật chay như hương, hoa quả, bánh oản, xôi, chè... Chốn chùa linh thiêng, chúng ta cần hạn chế sử dụng đồ mặn làm lễ, nhằm tránh mang theo oán niệm từ các sinh linh động vật bị giết hại. Đến dâng hương tại các chùa chỉ nên sắm các lễ chay như: Hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi chè... không nên sắm sửa lễ mặn như cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt mồi, gà, giò, chả...

Sắm sửa lễ mặn chỉ được chấp nhận nếu như trong khu vực chùa có thờ tự các vị Thánh, Mẫu và chỉ dâng ở đó mà thôi. Tuyệt đối không được dâng đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện.

Ngoài ra, không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện mà nên bỏ vào hòm công đức.

Theo các chuyên gia văn hóa, dường như khi cuộc sống ngày một hiện đại và văn minh, con người lại càng muốn tìm về những giá trị cổ xưa, những yếu tố tâm linh huyền bí. Tuy nhiên, cũng cần phân biệt rõ giữa văn hóa đi lễ chùa với những hành động mang tính chất mê tín dị đoan gây hao tốn tiền của. Việc đi lễ chùa không chỉ giúp cho người dân Việt giữ gìn được bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, ghi nhớ công ơn ông bà tổ tiên mà còn hướng con người tới cái thiện, tạo dựng niềm tin giữa con người trong xã hội đang ngày một trở nên bon chen, xô bồ.

->9 điều kiêng không nên cầu xin khi đi lễ chùa

Hà Dương  
Nhà chật đến mấy vẫn phải tránh đặt bếp 4 hướng này để không lục đục, ốm đau
Nhận cay đắng sau 4 năm bán nhà ở quê lên phố sống cùng con gái
5 lỗi phong thủy nhà ở khiến tiền tài tiêu tan, tình duyên lận đận
Tiền tài không vào cửa bẩn, tuyệt đối phải dọn sạch 5 vị trí này trong nhà
Thăm người nhà, bạn bè nằm viện chú ý '3 không, 2 có' để ai cũng vui
4 điều về già tuyệt đối không nói với con nhất là chuyện tài sản
Vì sao ngày càng nhiều gia đình từ bỏ sàn gỗ?
Trẻ thích làm việc nhà ít thất nghiệp, hạnh phúc hơn trong tương lai
Có nên thiết kế phòng tắm trong phòng ngủ?
Có nên tiết lộ cho con cái biết về tiền lương hưu, sổ tiết kiệm?
5 loại hoa tặng phụ nữ ý nghĩa nhất cho ngày 20/10
Lễ hội Sen Đôn - Ta: Dịp bày tỏ hiếu hạnh của người Khmer
Trồng cây phong thủy trong nhà có tốt không?
Một lần lâm bệnh nhận ra 2 kiểu con cái tàn nhẫn với cha mẹ
Vợ chồng già đối đãi nhau tử tế đến đâu cũng tránh 5 điều cấm kỵ
Cần bao nhiêu tiền để nghỉ hưu an nhàn, không phiền con cháu?
Doanh nhân Nguyễn Bích Hằng: Phụ nữ hiện đại luôn tìm hạnh phúc trong công việc và con cái
Cúng Rằm tháng 7 chú ý điều gì để thành tâm, ý nghĩa?
10 nhà ở gần những nơi này có tới 9 nhà giàu có
Cúng rằm tháng 7 năm 2024 vào ngày nào đẹp nhất?
Xem thêm