Thứ bảy, 11/05/2024 21:54
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 20/12/2023 10:16

Lạng Sơn: Chăm sóc SKSSVTN từ truyền thông nhà trường

Những năm qua, các cấp, ngành tài tỉnh Lạng Sơn đã chú trọng truyền thông, giáo dục sức khỏe sinh sản đến học sinh tại các trường ở cấp THCS, THPT nhằm giúp các em có nhận thức đầy đủ về giới tính, sức khỏe sinh sản, thực hành lối sống lành mạnh.

Năm 2023, Chi cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Trường THPT Đồng Đăng (huyện Cao Lộc) và nhiều trường THPT khác, tổ chức sinh hoạt ngoại khóa chuyên đề về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Mỗi buổi sinh hoạt diễn ra trong không khí cởi mở, có sự kết nối giao lưu giữa cán bộ Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh với các nữ sinh và nam sinh các nhà trường.

Tại chương trình ngoại khóa, học sinh được chia sẻ những kiến thức về tình bạn, tình yêu; hướng dẫn nhận biết những thay đổi về tâm lý, sinh lý của cơ thể trong độ tuổi dậy thì cũng như các phương pháp chăm sóc, vệ sinh cá nhân đúng cách.

Em Thân Thị Huyền Trang, học sinh lớp 11A4, Trường THPT Đồng Đăng chia sẻ: "Em thấy buổi ngoại khóa rất bổ ích. Khi tham gia ngoại khóa, em được nghe các cô chia sẻ về đặc điểm giới tính, nhận biết rõ hơn về cơ thể mình cũng như tình yêu đôi lứa, tình bạn, suy nghĩ về việc có nên yêu sớm hay không".

Tương tự Trường THPT Đồng Đăng việc giáo dục sức khỏe sinh sản cũng được Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh quan tâm thực hiện tốt.

Cô Vương Xuân Thuận, Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh cho biết: "Năm học 2023 – 2024, trường có gần 600 học sinh, trong đó có 477 học sinh nữ và 120 học sinh nam. Các em ăn ở, sinh hoạt ngay tại trường nên ngay từ đầu năm học, trường đã chú trọng rèn luyện học sinh nhận thức đúng về giới tính, rèn luyện kỹ năng sinh hoạt tập thể, ăn ở, vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Đồng thời, tổ chức nhiều chương trình ngoại khóa, sinh hoạt chuyên đề chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên.

Riêng từ đầu năm học đến nay, nhà trường đã tổ chức được 3 cuộc với gần 1.800 lượt học sinh tham gia. Qua đó giúp học sinh nhận thức rõ về các việc nên làm và không nên làm trong độ tuổi này, từ đó biết cách bảo vệ sức khỏe, chuyên tâm học tập tốt".

2

Tuyên truyền sức khỏe sinh sản vị thành niên tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS &THPT huyện Chi Lăng

Cùng với 2 ngôi trường trên, trong năm học vừa qua, nội dung giáo dục về giới tính, dân số, sức khỏe sinh sản sức khỏe tình dục, hệ lụy của việc phá thai, bình đẳng giới, về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống được Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu đưa vào trong chương trình giáo dục trong và ngoài các nhà trường. Nhờ đó, giáo dục giới tính và chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên đã trở thành chủ đề quen thuộc trong hoạt động ngoại khóa của các trường.

Bà Vũ Vân Anh, Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh cho biết: "Ở tuổi vị thành niên, dưới tác dụng sinh lý của hormone, cơ thể trẻ em sẽ diễn ra hàng loạt những thay đổi về hình dáng, cơ quan sinh dục, tâm sinh lý, phân biệt rõ giới tính nam/nữ và bắt đầu có khả năng tình dục, khả năng sinh sản. Do đó, Chi cục đã xây dựng các tài liệu truyền thông, giáo dục sức khỏe sinh sản, phối hợp với các nhà trường tổ chức các câu lạc bộ, các buổi sinh hoạt ngoại khóa trang bị cho học sinh về kiến thức sức khỏe sinh sản vị thành niên…"

Bình quân mỗi năm, các trường THCS, THPT, phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn toàn tỉnh tổ chức được 80 buổi ngoại khóa về sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên cho trên 10.000 lượt học sinh. Riêng từ đầu năm 2023 đến nay, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh đã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường THCS, THPT tổ chức được 65 buổi ngoại khóa cho trên 9.550 lượt học sinh.

Nội dung tuyên truyền tập trung vào những thay đổi về tâm lý, sinh lý của cơ thể trong độ tuổi dậy thì; các phương pháp chăm sóc, vệ sinh cá nhân; thực trạng, hậu quả của việc quan hệ tình dục trước hôn nhân, có thai ngoài ý muốn, phá thai không an toàn, tảo hôn, các bệnh lây truyền qua đường tình dục và phòng chống HIV/AIDS; những kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục, mang thai ngoài ý muốn…

1

Đặc biệt, thay vì thuyết trình tập trung, các trường đã chia học sinh thành 2 nhóm riêng theo giới tính (nam, nữ) và gửi tài liệu cho các em để các em tự hỏi và trả lời. Nhờ đó, các em học sinh bớt tâm lý ngại ngùng, thẳn thắn chia sẻ các vấn đề, sự thay đổi của bản thân để nhận được sự tư vấn phù hợp.

Em Hồ Quỳnh Như, lớp 10A1, Trường THPT dân tộc nội trú tỉnh cho biết: Ở các cấp học trước, việc được tham gia các buổi tuyên truyền khiến em không được tự nhiên vì có sự tham gia của các bạn nam, nhưng năm nay đã được học riêng, em thấy rất thoải mái, tự tin khám phá các thông tin về cơ thể mình cũng như tâm lý, tình yêu tuổi học trò. Sau buổi ngoại khóa, em có thêm kỹ năng chăm sóc bản thân.

Việc truyền thông, giáo dục sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho lứa tuổi vị thành niên đã và đang được quan tâm thực hiện tốt giúp các em hình thành kỹ năng sống cần thiết, ý thức được giá trị của bản thân trong các mối quan hệ, hiểu về thể chất, tinh thần, từ đó có hành vi, thói quen ứng xử đúng mực hơn…

Tuy nhiên, để việc giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản được triển khai một cách hiệu quả, kịp thời, cùng với sự nỗ lực của các cấp, ngành, hơn ai hết, các bậc phụ huynh cần hết sức lưu ý chăm sóc sức khỏe tâm sinh lý của trẻ để kịp thời tư vấn, hỗ trợ các em kỹ năng xử lý tình huống phù hợp, giúp con trẻ có bước đệm vững chắc cho giai đoạn trưởng thành.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, ở tuổi vị thành niên, trẻ nữ cần biết cách vệ sinh thời kỳ kinh nguyệt, đi khám nếu đến 15, 16 tuổi vẫn chưa có kinh nguyệt; bổ sung viên sắt theo chỉ định của bác sĩ để phòng tránh thiếu máu do thiếu sắt.

Trẻ nam phải biết phát hiện những bất thường về cơ quan sinh dục của mình để đi khám kịp thời; tránh xa phim ảnh, trang web đồi trụy, khiêu dâm; không nên quan hệ tình dục trước tuổi trưởng thành để tránh mang thai ngoài ý muốn hoặc mắc bệnh lây qua đường tình dục và nhất là HIV/AIDS.

P.V  
Cưới chồng 3 năm không thể mang thai, bác sĩ kết luận do thói quen từ 10 năm trước
Ăn trứng vịt lộn có thực sự giúp quý ông “sung mãn”?
Nam giới ăn giò lợn, chân dê tăng cường 'chuyện ấy' được không?
8.000 trẻ em Việt mắc bệnh tan máu bẩm sinh mỗi năm: 'Đau đầu' bài toán sức khoẻ giống nòi
Phụ nữ sau tuổi 30 kiểm tra ngay 4 điều này để phòng ngừa bệnh tật
Vỡ thai ngoài tử cung do chủ quan: Bác sĩ chuyên khoa nói gì?
Cảnh báo “dọn” bikini quá thường xuyên làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khó chịu tái phát
Thói quen khi tắm khiến phụ nữ mắc bệnh phụ khoa
Quyết sang trời Tây học tập, nữ tiến sĩ hối hận khi ngày trở về không thể sinh con
Căng thẳng làm giảm khả năng mang thai của phụ nữ?
Chuyện 'yêu' ở người cao tuổi: Bao nhiêu là đủ?
Ngân hàng tinh trùng: Giúp nam giới đảm bảo khả năng sinh sản trong tương lai
Vì sao các cặp đôi sắp sinh con đều thích ăn dâu tây?
Nam giới có con ở độ tuổi nào là tốt nhất?
Phát bệnh vì kiêng cữ sau sinh theo tục lệ dân gian
Uống thuốc tránh thai lùi ngày 'đèn đỏ' được không?
Mất hứng “chuyện ấy” sau sinh con
'Kiêng' để dự trữ tinh trùng: Nên không?
Dùng thuốc tiêm tránh thai làm tăng nguy cơ u não gấp 5 lần
Chuyên gia cảnh báo polyp buồng tử cung: Bệnh thường gặp, biến chứng nguy hiểm
Xem thêm