Thứ ba, 14/05/2024 18:19
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 24/07/2019 10:19

  Lầm tưởng nghiêm trọng về tiêm filler làm đầy mũi dẫn đến hậu quả khôn lường

Tin tưởng các thông tin quảng cáo phóng đại, thần thánh hóa phương pháp tiêm filler làm đầy mũi đến những kiến thức sai lệch, gây hậu quả nghiêm trọng với sức khỏe.

Một người phụ nữ 27 tuổi thực hiện tiêm filler tại một cơ sở spa ở Đài Loan (Trung Quốc) để tạo hình mũi bằng kim nhọn. Sau 7 ngày tiêm filler làm đầy mũi, người này đã phải nhập viện trong tình trạng mặt mũi sưng vù, thâm tím do bị tắc động mạch ở mắt.

nhung lam tuong nghiem trong ve tiem filler lam day mui dan den hau qua khon luong giadinhvietnam (2)

Mũi bị sưng vù sau 7 ngày tiêm filler làm đầy mũi

TS Vũ Thái Hà - Trưởng khoa Nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, 7 ngày sau khi tiêm bệnh nhân mới về Việt Nam, vì thế đã quá trễ để xử lý, mắt phải khó có thể giữ được. Bệnh viện sẽ tiến hành điều trị theo đúng phác đồ xử trí tắc mạnh, cùng với đó là phối hợp với chuyên khoa mắt để cố gắng xử lý thị lực mắt phải.

Các chuyên gia y tế đều khẳng định: Tiêm filler làm đầy mũi là một phương pháp không quá phức tạp, nhưng người thực hiện phải là bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ nếu không dễ dẫn đến mũi tiêm không đảm bảo. TS Phạm Cao Kiêm, Trưởng khoa Phẫu thuật thẩm mỹ và phục hồi chức năng (Bệnh viện Da liễu Trung ương) lo ngại với thực trạng các cơ sở thẩm mỹ tư nhân, quán cắt tóc, gội đầu cũng quảng cáo là có thể tiêm filler “xách tay” nước ngoài giá rẻ khiến nhiều người mù quáng tin theo.

Tiêm filler là gì?

Vậy tiêm filler có gì mê hoặc khiến nhiều phụ nữ lựa chọn để làm đẹp. Filler là một hợp chất được cấu tạo từ Axit Hyaluronic, có tác dụng làm đầy giống như một chất tự nhiên tồn tại trong cơ thể. Chính vì thế chất làm đầy này thường được ưa chuộng trong lĩnh vực thẩm mỹ bằng cách dùng kim chuyên biệt tiêm vào phần da cần thay đổi một lượng rất nhỏ. Khi được tiêm vào, chất này sẽ tạo thành một khối mô dày nằm dưới những nếp nhăn giúp xóa vết chân chim trên khuôn mặt, nâng cơ mặt, làm đầy má. Đồng thời, chúng cũng được dùng để độn cằm, làm thẳng sống mũi, làm hở cánh mũi, tạo đường cong mà không cần phẫu thuật. Quan trọng nhất là thời gian thực hiện của phương pháp này rất nhanh, chỉ trong vài chục phút là hoàn thành.

Với những thông tin trên, có thể nói tiêm filler là một phương pháp thẩm mỹ khá đơn giản. Nhưng vấn đề đặt ra là nó có thật sự an toàn như những cơ sở thẩm mỹ, những nơi có thực hiện tiêm filler quảng cáo. Về vấn đề này, đầu tiên có thể nói trên thị trường hiện nay, có rất nhiều người sử dụng phương pháp tiêm filler làm đầy bị biến chứng, phá hủy các bộ phận trên gương mặt và nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến nguy hiểm tính mạng.

Vì sao phương pháp này lại gây nguy hiểm đến như thế?

Đầu tiên có thể kể đến là nguồn gốc và chất lượng thực sự của các loại filler. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại nhưng không phải loại nào cũng có nguồn gốc rõ rãng và đảm bảo chất lượng. Có giá thành rẻ, thường xuyên khuyến mãi để đánh vào tâm lý khách hàng, khiến nhiều người lựa chọn để làm đẹp. Nhưng khi tiêm các chất này vào da sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm đến mũi, mắt và nhiều bộ phận khác và tệ hơn nữa là tạo nên các khối u xơ.

Hình thức tiêm filler được đông đảo phụ nữ lựa chọn là do chịu ảnh hưởng từ những quảng cáo phóng đại, "thần thánh" hóa chất làm đầy từ những trung tâm thẩm mỹ, những gương mặt nổi tiếng, hay những thông tin do các cơ sở làm đẹp đưa ra. Bên cạnh đó nhu cầu muốn đẹp nhanh cũng là lý do khiến nhiều người đổ xô đi thực hiện. Hay đơn giản là nhìn thấy cái đẹp trước mắt của những người tiêm filler thành công để áp dụng vào bản thân.

Các chuyên gia thẩm mỹ nhận định rằng, filler chỉ thực sự mang lại hiệu quả làm đẹp khi được sử dụng với liều lượng hợp lý, độ sâu và vị trí tiêm phải chính xác. Hơn nữa, tùy từng cơ địa từng người mà thích hợp với những phương pháp nhất định, không phải ai cũng có thể sử dụng tiêm filler.

Nhưng điều này cũng rất khó để thực hiện, vì filler chỉ có tác dụng trong một thời gian nhất định, làm đẹp nhanh thì cũng dễ biến chứng nhanh. Đến thời hạn, các bộ phận có sử dụng tiêm filler sẽ có hiện tượng chảy xệ, mất đi độ đàn hồi, chắc chắn và xuống cấp so với tình trạng ban đầu. Theo TS.BS Phạm Trịnh Quốc Khanh, Trưởng khoa Bỏng - Tạo hình thẩm mĩ (Bệnh viện Trưng Vương), tiêm chất làm đầy mũi là một trong những bộ phận dễ gặp biến chứng nhất trong phẫu thuật làm đẹp. Vì các tế bào trong đó đã bị biến đổi hoặc phá hủy.

Thường nếu gặp phải tình trạng này thì khách hàng sẽ lựa chọn tiếp tục tiêm thêm filler để phục hồi cấu trúc, càng nhiều lần thì càng không có dấu hiệu dừng lại. Có những người sẽ hình thành nên hội chứng nghiện tiêm chất làm đầy. Việc đưa quá nhiều lượng filler vào khuôn mặt sẽ gây ra những hậu quả khôn lường.

Một điều đáng lo ngại là nhiều người lại tin tưởng các cơ sở không có uy tín, không có chuyên môn để thực hiện tiêm filler. Những suy nghĩ đơn giản về làm đẹp mà không nhìn xa về những nguy cơ, hậu quả có thể xảy ra đã khiến một bộ phận tự tin trở thành các “bác sĩ thẩm mỹ dởm” và nhiều người trở thành người tiêu dùng thiếu tỉnh táo.

Minh chứng cho hiện trạng trên, PGS.TS Đỗ Quang Hùng, Trưởng khoa Tạo hình thẩm mỹ (Bệnh viện Chợ Rẫy) cho biết một phụ nữ 18 tuổi (quê tỉnh Tiền Giang, đang sống ở quận Gò Vấp, TPHCM) nhập viện trong tình trạng bị biến chứng đau nhức, sưng tím mặt,… Được biết, chồng của người này mua filler với giá 1,2 triệu đồng rồi thực hành trên cô vợ. Điều đáng nói là người chồng vốn không biết gì về y khoa, chỉ vừa học xong khóa tiêm filler tại một bệnh viện thẩm mỹ tư nhân ở TPHCM.

Không ai dám chắc các bác sĩ có chuyên môn về thẩm mỹ, có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm sẽ đạt được độ hiệu quả 100% nhưng điều quan trọng là sẽ đảm bảo được tính an toàn, hạn chế những rủi ro ngoài ý muốn. Những trường hợp bị hoại tử mũi, gây mù mắt, phá hỏng các bộ phận khuôn mặt xảy ra rất nhiều và phần lớn đến từ những cơ sở thẩm mỹ không giấy phép, thiếu chuyên môn.

Nếu không gặp phải những vấn đề gì quá lớn thì không nên sử dụng phương pháp này, những bộ phận tự nhiên lúc nào cũng bền và an toàn nhất. Tiêm filler như một con dao hai lưỡi, đúng là có hiệu quả nhưng cũng mang lại nhiều hậu quả. Mỗi người cần phải cân nhắc độ cần thiết, cơ địa và sức khỏe từ những tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa. Những thông tin quảng cáo chỉ dùng để tham khảo, không đặt nhiều sự tin tưởng mà cần phải có sự hướng dẫn, định hướng của người có chuyên môn.

Ý kiến chuyên gia

Vì tính chất công việc thường xuyên tiếp nhận những ca biến chứng sau khi tiêm filler, PGS-TS-BS Đỗ Quang Hùng, Trưởng Khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ BV Chợ Rẫy lo ngại khi các cơ sở chỉ có chức năng chăm sóc da đơn thuần nhưng vẫn nhận tiêm filler, nâng mũi,…

nhung lam tuong nghiem trong ve tiem filler lam day mui dan den hau qua khon luong giadinhvietnam (1)

PGS-TS-BS Đỗ Quang Hùng

Những trường hợp khách hàng trong lúc đi làm tóc được nhân viên tư vấn tiêm filler nâng mũi thì lại dễ dàng đồng ý thực hiện dù không đáp ứng được kỹ thuật, phòng vô trùng.

BS Hùng cũng nói thêm: “Hiện khách hàng tiêm filler mũi rất phổ biến vì nghĩ dễ làm, nhanh chóng. Tuy nhìn đơn giản nhưng phải là BS phải có giấy phép hành nghề và được đào tạo về kỹ thuật để biết chỗ nào là mạch máu, dây thần kinh mà tránh chích vào đó. Mạch máu chi phối cánh mũi, thân mũi thường rất nhỏ”.

->Bảo vệ sức khỏe người cao tuổi mùa nắng nóng bằng những giải pháp đơn giản

Xem thêm: Hé lộ quy trình tiêm filler làm đầy mũi

Huyền Trần  
Loại lá quốc dân này chính là 'kem chống nắng tự nhiên'
Công dụng chữa “bách bệnh” của rau diếp cá
Điều gì xảy ra với cơ thể khi bổ sung quá nhiều chất xơ mỗi ngày?
Hè nắng nóng, đừng bỏ qua món ăn từ mướp đắng vừa bổ dưỡng, vừa thanh nhiệt
Bị lạc nội mạc tử cung nên và không nên ăn gì?
5 đồ uống buổi sáng giúp kiểm soát huyết áp mà không cần thuốc
Nhiều người ngáy to nhưng tỉnh dậy vẫn một mực phủ nhận, vì sao vậy?
Nhầm lẫn tai hại trong tiệm spa
9 bước cần thực hiện để xây dựng một lối sống lành mạnh
Công thức diện áo thun trẻ trung dành cho phụ nữ U40+
Biết 5 tác dụng này sẽ hiểu vì sao nhiều người uống nước dừa mỗi ngày
Những điều cần thực hiện trước khi thoa kem chống nắng
Ra mắt bộ sưu tập “Mẹ yêu” nhân ngày Mother's Day
Bé 5 tháng tuổi mặt sưng nề do thói quen tai hại từ người lớn
Thoa kem chống nắng bao lâu thì có thể tiếp xúc với nước?
Cưới chồng 3 năm không thể mang thai, bác sĩ kết luận do thói quen từ 10 năm trước
Ung thư đại trực tràng ở Mỹ tăng 500%, ngày càng trẻ hoá độ tuổi
Vì sao đồ cũ của Chanel, Louis Vuitton có giá bán 'trên trời'?
Ăn trứng vịt lộn có thực sự giúp quý ông “sung mãn”?
Lời khuyên 'vàng' cho người cao huyết áp
Xem thêm