Thứ năm, 19/09/2024 09:05     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 16/08/2017 14:54

Hội chứng TIC là gì, nguy hiểm thế nào khi trẻ em nghiện điện thoại?

Trẻ 'nghiện' chơi game, smartphone bị giật cơ mặt, thậm chí nôn ói là biểu hiện của hội chứng TIC.

Hội chứng TIC là gì?

Định nghĩa hội chứng TIC, theo khoa Tâm lý lâm sàng - Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, là một vận động hay phát âm không chủ ý, xảy ra nhanh, tái diễn, không có nhịp và thường liên quan đến một nhóm cơ nhất định.

hoi-chung-TIC-168

Trẻ em lạm dụng điện thoại bị giật cơ mặt, nháy mắt nhíu mũi.

TIC xuất hiện đột ngột và không có mục đích rõ ràng. Các TIC thường không thể kìm nén được, nhưng nói chung cũng có thể làm mất đi tạm thời trong thời gian vài phút đến vài giờ (do chủ ý hay do đãng trí).

Trẻ em và vị thành niên là các đối tượng thường bộc lộ các hành vi TIC, chúng thường xảy ra sau một nhân tố kích thích, hoặc do phản ứng lại với các tình huống từ bên trong.

Hội chứng TIC không di truyền, không gây nguy hiểm cho bệnh nhi. Nhóm trẻ từ 4 - 10 tuổi thường dễ mắc, tỷ lệ bé trai mắc nhiều hơn bé gái. Hội chứng này được phân ra làm 3 nhóm gồm: vận động, âm thanh, hoặc hỗn hợp giữa âm thanh và vận động.

Một vài trường hợp TIC liên quan tới thực thể như bệnh nhi bị viêm kết mạc, viêm xoang, do đau thần kinh ở mặt hoặc tổn thương màng não (u màng não). Để tránh bỏ sót bệnh, bác sĩ các khoa tai mũi họng, răng hàm mặt…nên thăm khám, loại trừ tổn thương.

Trẻ em bị hội chứng TIC vì 'nghiện' điện thoại

Lạm dụng smart phone hay xem ti vi nhiều thực ra chỉ tạo ra stress, một trong những yếu tố khởi phát hoặc làm tái phát hội chứng TIC.

Mới đây, bé gái B.T.H. (10 tuổi) bị cận thị bẩm sinh, khoảng 3 tháng qua phụ huynh cũng ghi nhận những bất thường của bé như máy giật ở mắt, dù đã làm nhiều cách nhưng không hết giật. Đến bác sĩ khám mắt thì không ghi nhận bệnh lý liên quan, khi vào Bệnh viện Nhi Đồng kiểm tra, cha mẹ của bé mới hay con bị hội chứng TIC do “nghiện” điện thoại.

Phương pháp điều trị hội chứng TIC

Tư vấn gia đình bệnh nhân có ý nghĩa quan trọng trong việc điều trị hội chứng TIC. Gia đình bệnh nhân có thể lo sợ TIC và có các phản ứng khác nhau. Do đó, cần giải thích cho các thành viên gia đình hiểu biết về TIC, nhận rõ và làm dịu các phản ứng đó: không quá lo sợ TIC, không kìm nén TIC, không xem TIC là vấn đề gì lớn, đồng thời có thái độ đúng mực với bệnh nhân.

Khi điều trị TIC phải xem xét và tính đến các tâm bệnh lý kèm theo hay kết hợp.

Liệu pháp hóa dược: Haloperidol (Haldol) là thuốc được lựa chọn hàng đầu để điều trị TIC, Clonidin (Catapresan): đây là thuốc chọn lựa thứ hai nếu điều trị bằng Haloperidol không hiệu quả.

Bên cạnh đó bệnh nhân còn được điều trị bằng liệu pháp tâm lý và liệu pháp hành vi.

Phương Vũ  
Ôm hận sau lần 'gần gũi' với bạn đồng giới
Mệt mỏi sau cuộc 'yêu': Bình thường hay bất thường?
Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần đầu giúp an toàn cả mẹ và con
Kiểm soát suy thận độ 1 do sỏi thận, suy thận cấp
Thực phẩm mua từ siêu thị có cần rửa trước khi chế biến không?
Vì sao phụ nữ mang thai mắc hội chứng 'não cá vàng'?
Hạn sử dụng bánh trung thu bao lâu, còn thừa phải bảo quản thế nào?
Lo sợ ảnh hưởng thai nhi, mẹ bầu tìm cách 'trốn' bác sĩ
Cách giảm đường huyết từ 13 về 6.6mmol/l chỉ sau 3 tháng
Thực hư bổ sung vitamin tổng hợp làm tăng nguy cơ tử vong
Hút chân không thực phẩm cứu trợ lũ lụt dễ sinh vi khuẩn cực độc
Nguy cơ mắc 'bệnh khó nói' khi dầm mình trong nước lũ
Tích trữ đồ ăn phòng lũ biết 7 điều này để đảm bảo an toàn
2 mẹ con cùng mắc ung thư sau thời gian dùng khung lốp xe ô tô làm bếp nướng
Khuyến cáo người dân không dùng gia cầm chết chế biến thực phẩm
Bị vảy nến 20 năm, anh Thái đã hết tự ti nhờ…
Việc cần làm để an toàn, phòng chống dịch bệnh mùa lũ
Làm gì để phòng bệnh ngoài da khi lội nước?
81 tuổi không lo thiếu máu cơ tim, suy tim nhờ cách này
5 bệnh thường gặp sau mưa bão, biết những điều này để an toàn cho cả nhà
Xem thêm