Thứ sáu, 17/05/2024 08:17
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 23/05/2019 09:39

Giấy khen hay là tấm bình phong thành tích?

Nhiều bậc cha mẹ muốn con mình nhận nhiều giấy khen, điểm A mà quên mất những kỹ năng cần thiết để rồi khi ra đời mớ giấy khen không giúp con tránh khỏi những thất bại.

Tờ giấy khen hay kỹ năng, đâu mới là quan trọng?

Câu chuyện thành tích ở Việt Nam chưa bao giờ nguội, thậm chí đang có xu hướng tăng mạnh. Bất kỳ nơi đâu từ một cuộc họp quan trọng đến quán trà đá vỉa hè và đau đớn hơn ngay trong môi trường giáo dục người ta đang bàn luận đến thành tích như một câu cửa miệng ra rả suốt ngày.

Chính nếp nghĩ đó của xã hội đã tạo một áp lực không nhỏ lên từng bậc làm cha mẹ khiến họ có cái nhìn sai lệch về chính thành tích và năng lực của con.

Khi suốt ngày nghe bên tai 2 tiếng thành tích, dù ông bố bà mẹ nào cứng đến đâu cũng bỗng một ngày chuyển lối suy nghĩ đến sự lệch lạc khó hiểu. Nhiều phụ huynh chỉ quan tâm con mình được mấy giấy khen, được bao nhiêu điểm tốt mà quên mất sự quan tâm thực sự họ cần đó là việc con mình được học gì ở trường và học như thế nào?.

giay khen thanh tich ao

Trường điểm hay những tờ giấy khen có giúp con tránh được thất bại khi ra đời? (Ảnh minh họa/Nguồn: Zing.vn)

Và rồi thôi, mọi hành động đều bắt đầu từ suy nghĩ. Chính lối nghĩ đó lâu dần hình thành tư duy cho các bậc làm cha mẹ là phải bằng mọi cách ép con mình, thậm chí là mua điểm, chạy điểm để con có thành tích khi kết thúc năm học để bố mẹ được “nở mày nở mặt” với anh em bạn bè, đòng nghiệp hay ít ra là có cái cớ để khoe lên mang xã hội như một thành tích ít người đạt được.

Cha mẹ đã bao giờ quan tâm đến cảm giác của con cái?

Thiết nghĩ bậc làm cha mẹ vốn xưa nay có vô vàn cách để thể hiện tình yêu và trách nhiệm với con cái. Nhưng thực tế đã có những sự áp đặt nhất định của người lớn lên tâm hồn và nếp nghĩ vốn non nớt và đáng yêu của trẻ.

Một tấm bằng khen hay những điểm A bất chấp có được bằng cách nào đó có thể khiến cho người lớn vui lòng nhưng đã bao giờ người lớn ngồi lại để suy nghĩ về cảm giác của những đứa trẻ sau tất cả những câu chuyện đó.

Đã có những tổn thương ghê gớm đối với những đứa trẻ thực sự biết chúng là ai và điều chúng cần là gì.

Đứa trẻ sẽ đau lòng biết bao khi biết được rằng những tờ giấy, điểm số đang làm cho bố mẹ chúng vui mừng khoe khoang ngoài kia là sự hổ thẹn với bản thân chúng. Năng lực mình đến đâu, vì sao mình đang được tung hô không lẽ các em không biết?

Không những không biết mà ngược lại các em còn biết rất rõ và chính điều này đã tạo nên những sự mặc cảm cho chính bản thân các em.

Thách tích là cần thiết nhưng là những đứa trẻ ngây thơ hãy để cho chúng tự xây dựng thành tích cho mình dựa trên những định hướng đúng đắn mà mà người lớn đã chỉ ra. Đó phải là chúng học được điều gì ở trường thay vì chúng được mấy giấy khen, mấy điểm A.

Điểm cao để làm gì?

Điểm cao hay những tờ giấy khen sẽ chẳng có ý nghĩa gì cả bởi khi rơi xuống sông đứa trẻ cần biết bơi để tự cứu sống mình. Đứng trong thang máy cùng một kẻ xấu đang sẵn sàng làm hại mình đứa trẻ phải biết tự vệ và tự giải thoát mình… lúc này tờ giấy khen sẽ trở nên vô nghĩa và không ông bố bà mẹ nào có thể ở đó để giúp con mình trong những tình huống như vậy. Đứa trẻ chỉ được an toàn thực sự khi có những kỹ năng sống mà chúng phải tự học, tự rèn luyện trong chính gia đình, nhà trường của mình.

Các bậc làm cha mẹ hãy một lần dám chấp nhận sự thất bại của con cái để nhìn chúng đứng lên và trưởng thành đừng mãi coi chúng là những đứa trẻ còn trong nôi. Đó là cách duy nhất để các con hiểu trách nhiệm của mình khi sinh ra trên đời và phải hoàn thành sứ mệnh đó trước hết là với bản thân.

Kỹ năng mới là điều cần thiết cho một đứa trẻ chứ không phải là những tờ giấy khen hay những điểm A sáng lóa.

Thương con hãy để cho con hành động và tự rèn luyện bản thân đừng cố bao bọc chúng trong những thành tích ảo trên giấy tờ chỉ để thỏa mãn sự vui vẻ cho người lớn trong thoáng chốc.

-> Ngẫm gia đình - Ngẫm để sống

Tuấn Khanh  
Vì sao người xưa nói “nghèo không lễ Phật”?
“Cái chết trắng” bên thảm cỏ xanh
Cổ nhân khuyên gì từ câu nói “nghèo củi, giàu bể nước”?
Một lần vào bệnh viện
Cuộc sống vô nghĩa khi bất chấp vứt bỏ 3 thứ
Đi du lịch để... sống ảo và 'cúng' Face
Hé lộ 20 sự thật cuộc đời trong buổi họp lớp sau 30 năm tốt nghiệp Harvard
Cuộc chiến vào… lớp 10
Cho người con cá không bằng chỉ người cách câu
Nghèo khó không thề thốt 3 điều, không tiền đừng dính vào 3 tình cảm
Ngựa không tranh tốc độ với trâu, chồng không tranh thắng thua với vợ
Đức mỏng quyền cao ắt gặp họa
Vì sao không phải lễ vật nào dâng lên cũng được thần linh chấp nhận?
Đàn ông sợ vợ
Khốn cảnh của người trung niên
Chậm rãi sống bình yên sau tuổi 40
Một đời làm nghề y, ba đời khanh tướng
Người có 3 hành vi này dễ bị hủy hoại vận may trong năm mới
Vì sao nói “Cười kẻ nghèo khó chứ không cười phường kỹ nữ”?
Tuổi 70 sợ điều gì?
Xem thêm