Chủ nhật, 24/11/2024 05:40     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 01/01/2019 17:30

Muốn con hạnh phúc, hãy dạy con biết lạc quan

Những đứa trẻ luôn nhìn thấy “một nửa cốc nước còn đầy”, thay vì nhìn thấy “một nửa cốc nước đã hết” sẽ đối phó tốt hơn với những thử thách trong cuộc sống.

Dạy con biết lạc quan để hạnh phúc hơn

Trẻ con vì nhận thức còn non nớt, hay lấy sự đánh giá của người khác để đánh giá bản thân. Đánh giá xấu, trẻ sẽ tự ti. Đánh giá tốt, trẻ được khích lệ.

Dưới đây là những nguyên tắc để giúp con luôn luôn có suy nghĩ lạc quan, tích cực, từ đó phát triển tốt hơn cả về thể chất và tinh thần.

lac-quan

Hãy dạy con biết lạc quan để cuộc sống hạnh phúc hơn (Ảnh minh họa)

Dừng phàn nàn

Melissa Baldauf (Mỹ) thường phát hiện thấy mình than thở về mọi việc trong khi đang lái xe chở 2 cậu con trai, một 2 tuổi và đứa còn lại 4 tuổi, đi học.

Cô phàn nàn những chuyện rất đơn giản như: “Mẹ con mình cứ đi muộn suốt” hoặc “Đi mãi mà không đến nơi thế nhỉ”.

Chú ý vào những suy nghĩ tiêu cực, thất vọng là một lỗi thường gặp của các bà mẹ. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, bạn càng thường xuyên rên rỉ về những khó khăn trong công việc, các vấn đề tài chính trước mặt con, thì con càng dễ học theo thói quen xấu đó.

Thay vì kêu ca than vãn, hãy nói với con về những điều tốt đẹp nho nhỏ mà bạn gặp phải (ví dụ: “Hôm nay mẹ đã xong một dự án kéo dài ở chỗ làm” hoặc “Chưa bao giờ mẹ gặp một cô thu ngân dễ thương như ở siêu thị hôm nay”).

Jenn McCreary, một bà mẹ ở Philadelphia, đã chơi trò “hoa hồng và gai” với 2 cậu con trai 9 tuổi.

Mỗi thành viên trong gia đình họ sẽ tiết lộ điều tốt nhất (hoa hồng) và tồi tệ nhất (gai) trong ngày với những người còn lại. Jenn McCreary nhận thấy các con cuối cùng sẽ chú ý hơn đến “hoa hồng” so với phàn nàn về “gai”.

Phần cuối của trò chơi mà điều mà cả gia đình McCreary yêu thích: “Chúng tôi chia sẻ về những hi vọng mà mình muốn đạt được vào ngày mai” cô nói.

Làm gương cho con

Sự lạc quan của cha mẹ sẽ giúp bé hiểu rõ hơn về nguyên tắc suy nghĩ tích cực. Hãy đánh giá mọi việc một cách lạc quan, cởi mở trò chuyện và chia sẻ với con. Ví dụ trước ngày đầu con đi học, hãy hỏi: “Mai là ngày đầu con lên lớp, chắc sẽ có nhiều chuyện thú vị lắm nhỉ?”.

Nếu bé tỏ ra lo lắng, hãy giúp con điều chỉnh suy nghĩ: “Nếu con lo lắng, mọi chuyện sẽ trở nên tồi tệ hơn. Sao con không nghĩ tới những chuyện vui có thể xảy ra ở trường nhỉ?”. Trẻ học cách suy nghĩ tích cực càng sớm sẽ sử dụng chúng càng hiệu quả.

Nhìn nhận khía cạnh tiêu cực và điều chỉnh nó

Suy nghĩ tích cực không đồng nghĩa với việc phớt lờ những mặt tiêu cực. Nếu bé bị gãy tay và đang hồi phục, hãy nhìn nhận rằng chuyện này khiến bé đau: “Mẹ biết là con rất đau”.

Rồi cho bé thấy cách bạn điều chỉnh tình huống tiêu cực: “Nếu mẹ con mình cứ chú ý tới cái tay đau này thì cả hai sẽ rất khổ sở. Sao mình không nghĩ tới những trò thú vị có thể làm với khuôn bó bột này nhỉ”. Kỹ thuật điều chỉnh suy nghĩ tiêu cực sẽ giúp nuôi dưỡng khả năng thích ứng của trẻ.

-> Đi tìm lời giải khiến thị lực của học sinh đang dần bị phá hủy

Video: Cách làm ổ cho trẻ sơ sinh

Phương Vũ (T/h)  
IVF thất bại có nên làm lại, kinh phí như thế nào?
Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm thế nào?
Bệnh chàm có khỏi không, chữa đâu cho chuẩn?
Trên 60 tuổi nên duy trì thể dục hàng ngày nhưng tránh 6 động tác
Truy cập Internet tốc độ cao tăng nguy cơ béo phì
5 vật dụng trong nhà dễ trở thành 'ổ chứa' chất gây ung thư
4 cách phòng ngừa đột quỵ não mùa lạnh ai cũng cần biết
Mù mắt sau 1 đêm do thói quen nhiều người mắc
Cách cải thiện suy tim tại nhà an toàn, hiệu quả
3 người trong gia đình cùng bị nhiễm nấm da từ mèo hoang
Chữa khỏi bệnh nấm móng bằng cách nào?
Chuyên gia VinFuture “mổ xẻ” nguyên nhân đột quỵ ngày càng trẻ hóa
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Vì sao con người lùn đi khi về già?
Lạc nội mạc tử cung mang thai được không?
Kết hợp chặt chẽ viện - trường, đổi mới đào tạo bác sĩ nội trú để nâng chất lượng nhân lực y tế
Bí quyết hết đau lưng do gai cột sống của cô Miện
Gian nan căn bệnh 10 phụ nữ có 1 người mắc, 'cản bước' hành trình làm mẹ
Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Xem thêm