Thứ sáu, 10/05/2024 03:16
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 27/07/2022 09:43

Dịch sốt xuất huyết, làm sao để bảo vệ cả gia đình?

Sốt xuất huyết chưa bao giờ “giảm nhiệt” vì luôn trở lại hàng năm đem theo rất nhiều điều nguy hại. Vậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ bản thân và người nhà?

Cảnh báo: Số ca mắc sốt xuất huyết đang tăng lên chóng mặt

Bệnh sốt xuất huyết gây ra bởi virus Dengue thông qua vết đốt của muỗi vằn Aedes. Trong khi đó, khí hậu ở Việt Nam lại là điều kiện lý tưởng để muỗi vằn sinh sôi nảy nở, đặc biệt là vào mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 10.

Empty

Tháng 7-10 là cao điểm của dịch sốt xuất huyết

Bộ Y tế cảnh báo, hiện đang là cao điểm mùa dịch, số ca mắc liên tục tăng cao. So với cùng kỳ năm 2021, số ca mắc tăng 53%, tử vong tăng 17 trường hợp.

PGS.TS. Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, sốt xuất huyết gây sốt cao liên tục, trên người nổi da xung huyết đỏ, đau bụng vùng gan, buồn nôn. Nặng hơn, bệnh nhân có thể bị rối loạn đông máu và suy tuần hoàn rất nguy hiểm.

sot xuat huyet (2)

Sốt xuất huyết gây chảy máu dưới da rất nguy hiểm

Trước tình hình nguy cấp, mọi người nên biết những kiến thức cơ bản về bệnh cũng như cách bảo vệ bản thân và gia đình để tránh gặp những rủi ro không đáng có.

Hướng dẫn cách chăm sóc và bảo vệ gia đình trong mùa dịch sốt xuất huyết

Khi mùa sốt xuất huyết bùng phát trên diện rộng, điều mọi người quan tâm đó là làm gì để phòng ngừa cũng như cách chăm sóc, điều trị nếu chẳng may nhiễm bệnh.

Điều trị cho người sốt xuất huyết

Việc điều trị sốt xuất huyết chủ yếu là hạ sốt và bù nước. Trường hợp nặng sẽ cần điều trị nội trú trong bệnh viện.

Thuốc hạ sốt paracetamol thường được dùng khi sốt cao 39 - 40 độ C. Tuy nhiên, thuốc này có thể gây tổn thương gan nếu dùng quá nhiều cộng thêm việc bản thân virus cũng gây hại cho gan nên nếu dùng paracetamol không đúng chỉ định sẽ gây viêm gan nghiêm trọng. Đặc biệt, bác sĩ khuyến cáo không nên dùng ibuprofen, aspirin hay analgin vì nguy cơ cao gây chảy máu ồ ạt. Đây là điểm khác biệt trong việc hạ sốt cho bệnh nhân sốt xuất huyết và bệnh nhân mắc bệnh sốt virus thông thường.

Bác sĩ Đỗ Duy Cường cũng cảnh báo khi bệnh nhân cảm thấy mệt hoặc chán ăn, không thiết chơi (ở trẻ nhỏ) là những dấu hiệu rất sớm cho thấy cần đưa người bệnh nhập viện.

Empty

Chỉ nên dùng paracetamol để hạ sốt khi bị sốt xuất huyết

Bổ sung đủ nước khi mắc sốt xuất huyết là một điều cực kỳ quan trọng để ngăn bệnh chuyển nặng. Ở trẻ nhỏ, việc bù nước khó khăn hơn do trẻ quấy khóc và thường không tự uống. Nếu cha mẹ không chú ý bù đủ nước cho con thì nguy cơ chuyển nặng sẽ rất cao. Các loại nước được khuyến khích sử dụng để bù nước cho cơ thể người bệnh là nước lọc, oresol hoặc nước hoa quả như chanh, cam, nước dừa,... Nếu bệnh tình diễn biến nặng, đôi khi cần truyền dịch.

Chăm sóc cho người sốt xuất huyết

Khi có chỉ định điều trị tại nhà, ngoài việc tuân thủ hướng dẫn uống thuốc hạ sốt và bù nước, việc chăm sóc cũng rất quan trọng.

- Tắm rửa: Bệnh nhân vẫn có thể tắm rửa bình thường khi bị nhiễm sốt xuất huyết, nhưng do tính chất của bệnh này là “xuất huyết” nên khi tắm cần tránh các động tác kỳ cọ mạnh, vì khi đó dễ gây ra chảy máu. Nhưng cơ thể đang sốt, tốt nhất vẫn nên hạn chế tắm gội để tránh việc thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột khiến bệnh tiến triển nặng thêm. Thay vào đó người bệnh nên vệ sinh cơ thể bằng cách lau rửa nhẹ nhàng. Nếu buộc phải tắm thì nên tắm bằng nước ấm.

- Nghỉ ngơi: Bệnh nhân nên nằm nghỉ, nhất là khi đang sốt và tiến hành theo dõi thân nhiệt 4-6 giờ/ lần.

- Chú ý dinh dưỡng: Không nên ăn thức ăn khó tiêu, thay vào đó, hãy ăn đồ loãng như súp, cháo hoặc uống sữa. Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ nhưng nên tránh các loại thực phẩm có màu đỏ thẫm, màu đen hoặc nâu để dễ dàng nhận biết dấu hiệu xuất huyết dạ dày chứ không phải do màu thực phẩm. Do trong quá trình bị nhiễm bệnh người bệnh có thể đi ngoài ra phân đen, hoặc khi nôn mửa sẽ ói ra máu nếu bị xuất huyết dạ dày.

Empty

Không nên ăn thực phẩm thẫm màu để tránh bỏ qua triệu chứng xuất huyết

- Dùng thực phẩm bổ sung: Hiện chưa có thuốc kháng virus Dengue mà việc điều trị vẫn chủ yếu là giảm triệu chứng. Tuy nhiên, một số sản phẩm TPBVSK vừa có công dụng hỗ trợ tăng cường đề kháng lại có khả năng kháng virus như cốm Subạc sẽ làm được điều này. Cốm Subạc chứa các thành phần kháng virus tự nhiên sẽ giúp bệnh nhân nhanh chóng cải thiện bệnh và sớm phục hồi sức khỏe, không lo nguy cơ kháng thuốc.

Phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết

Với bệnh sốt xuất huyết, việc phòng ngừa được đặt lên hàng đầu để tránh nhiễm bệnh bởi nếu có mắc bệnh, dù nặng hay nhẹ cũng đều gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Để phòng chống bệnh sốt xuất huyết, mọi người cần:

- Dọn dẹp sạch sẽ, tạo không gian thoáng mát cho môi trường sinh sống, làm việc.

- Không để đọng nước làm phát sinh lăng quăng, muỗi (lật úp các xô, lọ, chai cũ không dùng đến; cọ rửa và thay nước lọ hoa, chén nước cúng, dọn dẹp mái hiên, nóc nhà, máng xối… để tránh muỗi đẻ trứng và phát sinh lăng quăng).

- Có thể sử dụng bình xịt, nhang muỗi, thuốc xịt hoặc thoa để xua muỗi, mặc quần áo dài tay, ngủ mùng kể cả ban ngày để tránh muỗi đốt.

Empty

Cả nhà nên uống cốm Subạc để bảo vệ cơ thể trong mùa sốt xuất huyết

- Cả nhà nên uống cốm Subạc để tăng cường đề kháng. Nếu muỗi đốt và virus Dengue có xâm nhập thì đã có sẵn đội quân bắt giữ virus, bảo vệ cơ thể. Chẳng may có nhiễm virus thì bệnh cũng sẽ nhẹ và nhanh phục hồi.

Trên đây là những hướng dẫn về cách bảo vệ bản thân và gia đình trong mùa sốt xuất huyết. Để yên tâm hơn, hãy chuẩn bị sẵn cốm Subạc trong nhà để cả gia đình cùng uống trước, trong và sau khi nhiễm sốt xuất huyết. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ tổng đài 024. 38461530 - 028. 62647169.

* Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Khánh Vũ  
Không còn khàn tiếng, u xơ dây thanh quản nhờ bí quyết thảo dược
7 triệu chứng cholesterol cao thường bị bỏ qua ở phụ nữ tuổi 40
1 người chết, 18 người nhập viện sau khi ăn cỗ ở Thái Bình: Bác sĩ chỉ món khoái khẩu mang ổ bệnh
Không một giọt rượu bia vẫn 'dính' nồng độ cồn do hội chứng kỳ lạ hiếm người gặp
8 lợi ích bất ngờ từ việc ôm đối phương
Dưa hấu và dưa lưới: Ăn loại nào tốt hơn, bao nhiêu là đủ?
Ăn yến sào hàng ngày được không, nên ăn thế nào cho tốt?
Bí quyết hết nặng ngực, đau nhói tim do suy tim
Lạm dụng đồ uống có đường nhân tạo tăng 20% nguy cơ mắc bệnh tim
Quý ông mất bản lĩnh do... thể thao
Cơ thể con người chịu đựng được mức nhiệt bao nhiêu?
Dấu hiệu của bệnh suy nhược thần kinh mà 99% bị bỏ qua
Phút dại dột sau mâu thuẫn gia đình
Nữ bệnh nhân 17 tuổi suýt chết do biến chứng thủy đậu
30 tuổi không chịu lập gia đình, mẹ đưa vào viện tâm thần phát hiện điều không ngờ
Khám miễn phí cho trẻ đặc biệt nhân Tháng Tự kỷ Thế giới
Điều gì xảy ra với cơ thể khi luôn ăn tối trước 19h?
Phát hiện bệnh nguy hiểm từ những lần đổ mồ hôi bất thường
Tại sao nên sử dụng thực phẩm bổ sung để hỗ trợ sức khỏe âm đạo?
2 người tử vong do nắng nóng: Bác sĩ chỉ dấu hiệu cần đề phòng
Xem thêm