Thứ bảy, 27/04/2024 22:16
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 09/06/2022 09:16

Chuyên gia mách nước nhà thầu ứng phó “bão giá” vật liệu xây dựng

Trừ giá thép giảm liên tiếp, thị trường vật liệu xây dựng đang chứng kiến đà tăng phi mã thời gian qua.

Vật liệu xây dựng đồng loạt leo thang

Theo Bộ Xây dựng, giá cả các nguyên liệu đầu vào trong sản xuất xi măng, thép… đều tăng cao nên từ quý 1/2022, nhiều vật liệu xây dựng thiết yếu đã chứng kiến quá trình tăng nóng. Đặc biệt, sự khan hiếm xăng dầu do xung đột giữa Nga - Ukraine vừa ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, vừa làm tăng chi phí vận chuyển, khiến các doanh nghiệp phải liên tục điều chỉnh giá bán vật liệu xây dựng cung ứng ra thị trường.

Trong quý 1/2022, giá xi măng tăng từ 30.000 - 50.000 đồng/tấn, tương đương tăng 1 - 3% so với quý 4/2021 và cao hơn 11 - 15% so với cùng kỳ năm 2021. Đến đầu tháng 5, các thương hiệu lại tiếp tục tăng giá với mức tăng dao động từ 60 – 100 nghìn đồng/tấn.

Theo anh Nguyễn Minh Hòa, chủ một cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng ở Hà Nội, chưa khi nào anh chứng kiến xi măng “nhảy giá” đột biến như từ đầu năm đến nay. “Bình thường mỗi lần tăng chỉ khoảng 5 – 10 nghìn đồng/tấn, lần này tăng gấp chục lần, mỗi lần tăng ngưỡng 100 nghìn đồng/tấn. Vậy nên, dù xi măng mới tăng giá 2 lần, các hộ kinh doanh cũng phải đau đầu để xoay tiền nhập hàng” - anh Hoà chia sẻ.

Đối với giá thép, tính từ tháng 5, dù đã hạ nhiệt so với đỉnh cao trong tháng 3 (hơn 20 triệu đồng/tấn), về ngưỡng từ 18,5 – 18,7 triệu đồng/tấn, tuy nhiên, mức giá này cũng cao hơn 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên vật liệu đầu vào trở nên đắt đỏ cũng khiến các loại vật liệu xây dựng khác như cát, đá, gạch được tiếp đà tăng giá.

Trong tháng 5, giá nhựa đường các loại tăng từ 800 – 1000 đồng/kg so với tháng 4; cát vàng tăng 20000 đồng/m3, cát đen tăng khoảng 5000 đồng/m3; gạch nung tăng 500 đồng/viên; các loại đá xây dựng như: đá đen, đá xanh, sỏi xây dựng tăng khoảng 10000 đồng/m3.

dangcongsan.vn

Các nhà thầu đang đối mặt các đợt "bão giá" khi triển khai dự án. (Ảnh: Dangcongsan.vn)

Theo niêm yết giá vật liệu xây dựng quý 2/2022 từ Sở Xây dựng TP.HCM dù có sự chênh lệch giữa mức giá trên từng địa bàn nhưng trung bình, giá đá xây dựng (đá 1x2 và đã 4x6) không dưới 330.000 đồng/m3, xi măng dao động trong khoảng 80.000 – 100.000 đồng/bao 50kg… tùy loại. Mức tăng ghi nhận hơn 20 – 40% cùng kỳ cho mỗi loại mặt hàng.

Xoay xở trước "bão giá"

Trước tình hình vật liệu xây dựng tăng phi mã, đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là các công ty xây dựng, bởi giá lên đột ngột nên không thể điều chỉnh kịp giá chào thầu, cũng không điều chỉnh kịp giá thầu. Nhà thầu rơi vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan” bởi càng làm lại càng lỗ, chậm, dừng thi công sẽ bị phạt hợp đồng, mất uy tín.

Theo ông Lê Viết Hải, Phó chủ tịch Thường trực Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam, đối với các dự án mới, các nhà thầu nên lựa chọn phương án tốt nhất là ký hợp đồng có trượt giá, tăng tính tăng, giảm tính giảm. Nếu chủ đầu tư sẵn sàng hỗ trợ, chia sẻ khoảng 50% trượt giá cũng có thể giảm bớt gánh nặng cho nhà thầu khi vật giá leo thang.

Với Bộ Xây dựng, để kiểm soát, bình ổn thị trường vật liệu, trách các hiện tượng lợi dụng khả năng cung để đầu cơ, thổi giá, Bộ đã thành lập Tổ theo dõi thông tin thị trường giá xây dựng, bất động sản, dịch vụ hạ tầng đô thị. Tổ thị trường có nhiệm vụ tổng hợp, báo cáo các nội dung đánh giá về diễn biến giá vật liệu xây dựng, đồng thời dự báo các kịch bản trong trường hợp biến động giá vật liệu làm cơ sở tham mưu cơ chế, chính sách điều hành của Chính phủ.

Mới đây, Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cũng ra quyết định kiểm tra việc quản lý chi phí hợp đồng xây dựng, trong đó có việc quản lý giá vật liệu, thiết bị, đơn giá xây dựng tại 7 địa phương bao gồm: Quảng Ninh, Thanh Hóa, Khánh Hòa, Đồng Nai, Lâm Đồng, Cần Thơ, Tiền Giang, thời gian kiểm tra trong quý 2 và quý 3/2022. Việc kiểm soát chi phí hợp đồng xây dựng, trong đó có việc công bố đơn giá vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị xây dựng trong bối cảnh giá cả vật liệu leo thang thời gian qua là rất cần thiết, góp phần hỗ trợ các nhà thầu trong giai đoạn khó khăn này.

Từ đó, mỗi địa phương cũng cần xác định vai trò quan trọng của mình trong việc ngăn chặn đầu cơ, thổi giá, công bố kịp thời đơn giá vật liệu sát với thị trường để hỗ trợ các nhà thầu. Đây là biện pháp nhằm giảm thiếu các khó khăn, vướng mắc cho công tác lập, quản lý chi phí đầu tư xây dựng, hợp đồng xây dựng, giúp đảm bảo tiến độ thực hiện và công tác giải ngân của các dự án.

Bùi Tam  
Nestlé Việt Nam thúc đẩy sáng kiến giảm phát thải trong chuỗi cung ứng
Viettel Store “sale to” giảm đến 50% mừng Đại lễ 30/4 - 1/5
CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông
Nagakawa ghi danh Top 50 DN tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam
Amway 12 năm liên tiếp dẫn đầu ngành bán hàng trực tiếp thế giới
Doanh số triệu đô, mỹ phẩm Việt “công phá” thị trường sản phẩm Làm đẹp trên Amazon
Bosch Việt Nam và Đại học RMIT hợp tác đào tạo và phát triển nhân lực 
BIDV chung tay khơi thông điểm nghẽn vốn cho doanh nghiệp
Cách chọn quạt điện mùa hè vừa đơn giản lại mua được hàng chuẩn
Vinamilk có thêm nhà máy đạt chứng nhận trung hòa Carbon, đẩy mạnh “xanh hóa” sản phẩm
 SHB năm thứ hai liên tiếp được vinh danh Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất
MILO rèn sức bền cho trẻ qua chuỗi hoạt động online
Đâu là động lực cho mảng xuất khẩu của Vinamilk 2024 đang trên đà đi lên?
 BIDV trao tặng công trình Nhà văn hoá cộng đồng tránh lũ tại Quảng Nam
Chi tiêu “thả ga”, hoàn tiền “cực đã” lên tới 3 triệu đồng cùng thẻ tín dụng quốc tế SHB
7 sản phẩm và giải pháp ứng dụng công nghệ của BIDV đã được vinh danh Sao Khuê
Ba giải pháp số của Vietcombank nhận giải thưởng Sao Khuê 2024
Amway Việt Nam là doanh nghiệp FDI phát triển nền kinh tế xanh bền vững
 Prudential và Vinmec ký hợp tác chiến lược, mang lại giải pháp tốt nhất cho khách hàng
“Trạm sạc Sức bền 24h Khổng lồ” của Nestlé MILO tiếp tục tổ chức tại Hà Nội
Xem thêm