Thứ sáu, 13/06/2025 19:25     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 29/05/2025 10:01

Chân sưng tấy, phồng rộp sau 15 phút tắm biển

Sau 15 phút tắm biển, nam thanh niên cảm thấy chân bỏng rát, ngứa lan dần, khiến anh phải quay vào bờ ngay lập tức và phát hiện sứa bám chặt vào chân trái, rất khó khăn mới gỡ được.

Bỏng rát toàn bộ chân trái sau 15 phút tắm biển

Chiều cuối tuần đầu tháng 5, anh Hoàng (tên nhân vật đã được thay đổi), 42 tuổi, sống ở Hà Nội cùng nhóm bạn đi tắm biển trong chuyến du lịch đầu hè. Chỉ sau khoảng 10 phút bơi, Hoàng bất ngờ cảm thấy chân nhói buốt như có ai dùng vật sắc cứa mạnh. Vài phút sau, cảm giác bỏng rát, ngứa lan dần, khiến anh phải quay vào bờ ngay lập tức, thấy sứa bám chặt vào chân trái, rất khó khăn mới gỡ được.

Tưởng chỉ bị kích ứng nhẹ không nguy hiểm, Hoàng không xử lý gì ngoài việc tắm lại bằng nước ngọt. Tuy nhiên, vài giờ sau, vùng chân bắt đầu nổi mẩn đỏ, bỏng rát.

Tuy nhiên, thay vì đi thăm khám, Hoàng cho rằng tổn thương đơn giản sẽ tự lành, một phần vướng lịch đi công tác nên anh tự mua thuốc ở quầy điều trị. Sau gần nửa tháng, tổn thương không thuyên giảm mà càng trầm trọng hơn, anh mới quyết định tìm gặp bác sĩ.

Chân bệnh nhân phồng rộp, nhiều vết thương do bị sứa chích khi tắm biển (Ảnh: BSCC)

Trực tiếp thăm khám cho bệnh nhân, ThS.BSCKII Nguyễn Tiến Thành – thành viên Hội Da liễu Việt Nam cho biết, bệnh nhân đến trong tình trạng viêm da tiếp xúc bội nhiễm và đã có sẹọ phì đại do sứa biển. Trên da có những vết sưng đỏ hình dây, xuất hiện bọng nước, bọng mủ và đau rát lan rộng. Đây là biểu hiện thường gặp khi độc tố từ xúc tu sứa tác động trực tiếp lên da.

Theo BS Tiến Thành, xúc tu sứa có chứa nematocyst, khi tiếp xúc da sẽ phóng thích độc tố như protein, histamin, serotonin và enzym gây viêm, kích thích mạnh da, gây bỏng rát, phù nề hoặc nổi bọng nước. Chỉ cần tiếp xúc ngắn, vùng da bị chích sẽ phản ứng dữ dội. Một số trường hợp có thể nổi mề đay toàn thân, khó thở, tụt huyết áp – dấu hiệu của sốc phản vệ cần cấp cứu nhập viện ngay lập tức. 

Bệnh nhân được điều trị bằng thuốc kháng viêm, thuốc bôi tái tạo da, đắp các dung dịch và chiếu laser giảm nề, giảm ngứa… và hướng dẫn tránh nắng hoàn toàn trong ít nhất 10 ngày.

Sau một tuần điều trị tình trạng viêm da tiếp xúc, bội nhiễm… bác sĩ sẽ tiếp tục điều trị xóa sẹo, giảm thâm bằng những công nghệ Laser, ánh sáng… Tuy nhiên, bác sĩ cho biết sẽ mất vài tháng để da phục hồi hoàn toàn phần sẹo do sứa gây ra.

“Đáng tiếc, nếu bệnh nhân đi thăm khám sớm hơn, việc xử trí sẽ hiệu quả hơn và ít để lại di chứng”, BS Thành chia sẻ.

Bác sĩ Thành thăm khám cho bệnh nhân (Ảnh: BSCC)

Cách xử lý đúng khi bị sứa chích

Một trong những sai lầm phổ biến mà nhiều người mắc phải khi bị sứa chích là rửa vết thương bằng nước ngọt, chà xát hoặc dùng đá lạnh. Theo BS Thành, đây là điều tuyệt đối không nên làm, vì sẽ khiến các nang chứa độc tố trên da vỡ ra, giải phóng thêm nọc và làm tổn thương trầm trọng hơn.

Xử trí đúng trong trường hợp này là giữ bình tĩnh, không cào gãi, không chà mạnh. Có thể rửa nhẹ vùng da bằng nước biển sạch nếu không có gì khác. Trong trường hợp có sẵn, giấm trắng (axit acetic) được xem là một lựa chọn an toàn để bất hoạt độc tố từ một số loài sứa phổ biến. Sau sơ cứu tại chỗ, người bệnh nên nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được đánh giá mức độ tổn thương và điều trị kịp thời.

Theo chuyên gia, để phòng tránh nguy cơ sứa chích, đặc biệt là sứa lửa, người dân nên chủ động hơn trong khâu chuẩn bị và phòng ngừa. Trước tiên, nên tìm hiểu kỹ thông tin về vùng biển sẽ tắm, tham khảo dự báo hoặc hỏi nhân viên cứu hộ, người dân địa phương về nguy cơ có sứa trong khu vực. Những ngày có triều cường, nước nổi bọt trắng hoặc biển nhiều vệt màu lạ, sứa thường xuất hiện với mật độ cao.

Ngoài ra, nên lựa chọn trang phục bơi che phủ tốt. Mặc áo bơi dài tay, quần dài và vớ chân giúp hạn chế tối đa tiếp xúc giữa da với xúc tu sứa. Mũ rộng vành hoặc khẩu trang chống nắng cũng là lựa chọn hữu ích để bảo vệ vùng mặt và cổ – những nơi da mỏng và dễ tổn thương.

“Nếu không may bị sứa chích, cần ghi nhớ ba nguyên tắc cơ bản: không chà xát, không rửa bằng nước ngọt và không chủ quan. Trong tình huống không thể đến cơ sở y tế ngay, có thể rửa vết thương bằng nước biển sạch, dùng giấm trắng nếu có và chườm lạnh để giảm sưng.

Khi thấy da nổi bọng nước lớn, mẩn ngứa lan rộng, khó thở hoặc chóng mặt, cần đến bệnh viện ngay để được can thiệp kịp thời”, BS Thành nhắn nhủ.

Kim Ngân  
Bác sĩ cảnh báo chấn thương nguy hiểm khi không thể giơ tay chải đầu, với ra sau lưng
Triệu chứng viêm thanh quản và giải pháp hỗ trợ từ thảo dược
Suýt điếc vĩnh viễn vì thói quen nhiều người trẻ hay làm
Bé gái 21 tháng tuổi nuốt phải kẹp tóc khi chơi đùa
Dập nát bàn tay do dùng điện thoại khi sạc pin
Ù tai ở người cao tuổi: Vấn đề không thể xem thường
Hành trình 10 ngày giành giật sự sống cho bé trai sơ sinh
Thay toàn bộ xương đùi cho bệnh nhi ung thư nhỏ tuổi nhất thế giới
Người suy thận độ 1 làm gì để bệnh không tiến triển?
Nội soi phế quản – “chìa khóa vàng” trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý hô hấp
Chấn thương do đá bóng thường gặp nhưng dễ bị xem nhẹ
Khi nào cần mổ u xơ tử cung?
Cựu bác sĩ Đội tuyển Quốc gia Việt Nam cảnh báo chấn thương âm thầm cản bước đam mê sân cỏ
Long Châu hợp tác công ty dược phẩm hàng đầu Đức tầm soát sớm bệnh thận mạn miễn phí
Thói quen buổi tối làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày gấp 7 lần
Thịt lợn có những dấu hiệu này, rẻ mấy cũng tránh xa kẻo “rước bệnh vào người”
Vì sao ăn nhiều đường lão hóa nhanh hơn?
Chính thức bỏ quy định mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh một hoặc hai con
100 ngàn người Việt tử vong mỗi năm vì thuốc lá
Có thể phạt đến 100 triệu đồng khi chọn giới tính thai nhi
Xem thêm