Thứ tư, 24/04/2024 01:38
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 16/06/2022 11:16

Xử lý thế nào khi bị ngứa, nổi mẩn sau tắm biển?

Sứa lửa, nước biển ô nhiễm, nắng nóng cùng các tác động môi trường là nguyên nhân cơ thể mẩn ngứa khi tắm biển.

tam bien

Mùa du lịch, lượng khách đổ về các bãi biển ngày càng đông (Ảnh minh họa)

Theo bác sĩ Đặng Hoàng Thiêm - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, thời tiết nắng nóng tạo điều kiện cho các loài sứa phát triển, dạt vào gần bờ, trong đó có sứa lửa. Sứa lửa có nọc độc khiến người dân khi tắm chạm vào bị mẩn ngứa.

Bên cạnh đó, bác sĩ Thêm cũng cho biết, bị mẩn ngứa khi tắm biển còn từ rất nhiều nguyên nhân khác. Ví dụ nước biển bị ô nhiễm do có nhiều loại ấu trùng, ký sinh trùng cùng với các tác động từ ánh nắng mặt trời làm cho da dị ứng, ngứa. Trường hợp đi tắm biển về xuất hiện mẩn ngứa, có thể do vô tình chạm phải sứa biển, nơi bị sứa bám vào nổi mẩn đỏ, ngứa.

Bác sĩ Hoàng Hồng Vân - Bệnh viện Việt Đức khuyến cáo, khi tắm biển có cảm giác bỏng rát, rất có thể bạn đã bị sứa cắn. Vì vậy cần lập tức đi vào bờ, lấy cát đắp lên để hạn chế nọc độc của sứa.

sua bien

Sứa "lang thang" ở bãi biển khiến nhiều du khách "gặp họa" khi đi nghỉ mát

Các trường hợp mẩn ngứa và dị ứng sau khi tắm biển

Ban ngứa khi tắm biển: Đây là một phản ứng miễn dịch ngắn hạn xảy ra do cơ thể bị nhiễm ấu trùng của một nhóm kí sinh trùng giun tròn thuộc họ schistosomatidae có trong nước. Phản ứng này gây ra những đốm ngứa nhẹ ban đầu trên da. Trong vài giờ những đốm này sẽ lớn lên, trở thành một khối u lớn ngoài da gây ngứa ngáy cực độ.

Rộp da sau khi tắm biển: Là tình trạng ngứa, viêm da xảy ra do phản ứng mẫn cảm của cơ thể với tuyến chất độc chưa được hoàn thiện của một số ấu trùng sứa. Các chất độc này không gây hại cho cơ thể nhưng hệ thống miễn dịch sẽ tự động tiết ra một số chất chống độc có khả năng gây viêm, ngứa…

Viêm da do rong biển: Viêm da do rong biển là phản ứng mẫn cảm của cơ thể do tiếp xúc với một số loại rong biển, trong đó phổ biến nhất là Lyngbya majuscule – một loại rong biển có chất độc nhẹ. Khi bơi lội ở những nơi có loài rong biển này, các mảnh nhỏ của rong biển có thể mắc kẹt vào da.

Khi lên bờ, các mảnh rong biển khô chà sát vào da, phóng thích chất độc ra ngoài và làm kích hoạt các phản ứng miễn dịch gây viêm. Đây chính là nguyên nhân tại sao các loại rong biển cũng có thể gây ra tình trạng ngứa ngáy cho người tắm biển.

Viêm da do vi khuẩn: Đây là tình trạng phát ban đỏ do một số vi khuẩn phát triển trong các bộ đồ bơi, lặn. Khi chúng ta bơi lội, các loại vi khuẩn như trực khuẩn mủ xanh Pseudomonas, liên cầu khuẩn sinh mủ Streptococcus hay tụ cầu khuẩn Staphylococcus có thể chui vào quần áo. Sau đó, chúng sinh sống và phát triển bên trong gây ra một số bệnh như người phát ban đỏ viêm da, nhiễm trùng viêm nang long,…

Viêm da mẩn ngứa do sứa: Đây là tình trạng bị viêm, ngứa, đau nhức do tiếp xúc với một số loài sứa. trong xúc tu của một số loài sứa có chứa chất độc. Những chất độc này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể con người. Trường hợp nhẹ thì gây ngứa ngáy, khó chịu, lở loét. Trường hợp nặng có thể dẫn tới sốc phản vệ, khó thở, mạch đập nhanh, nhỏ, tụt huyết áp, bất tỉnh và thậm chí dẫn đến tử vong.

sua bienn

Bị ngứa, nổi mẩn sau khi tắm biển khiến nhiều người lo lắng

Phương pháp trị ngứa và mẩn đỏ sau khi tắm biển hiệu quả

Các bác sĩ khuyến cáo, cách trị ngứa đơn giản mà người dân có thể áp dụng là dùng cát biển chà xát nhẹ hoặc đắp lên vùng da bị ngứa. Tuy nhiên, không nên chà sát quá mạnh vì có thể làm da bị xước gây đau rát.

Nếu bị viêm da do rong biển gây ra có thể sử dụng khăn ướt hoặc một số loại kem trị ngứa để bôi vào vùng da bị ảnh hưởng. Tiếp theo sử dụng một số loại thuốc kháng histamine để giảm bớt tình trạng viêm.

Để điều trị ban ngứa do ký sinh trùng, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc kháng histamine như dung dịch cortisone, thuốc uống hydroxyzine,… Ngoài ra, tắm trong bột yến mạch, muối nở,…cũng có thể làm giảm các triệu chứng.

Để bảo vệ sức khỏe khi tắm biển, du khách nên bôi kem chống nắng trước 30 phút khi ra biển để tránh các tác động từ tia cực tím tới làn da.

Tắm biển chừng 30 phút đến một giờ và tắm từ 15h trở đi khi nắng bớt gắt. Về nhà cần tắm gội lại để tránh những tổn thương từ nước biển cho da và tóc.

Muốn biết mình có bị dị ứng với nước biển không, hãy ngâm chân xuống biển một lúc rồi quan sát. Nếu như sắc mặt tái đi, toàn thân mệt mỏi, da nổi mần đỏ… chứng tỏ đã bị dị ứng với nước biển và không nên tắm biển.

-->> "Kẻ giết người" thầm lặng trên biển: 1 phút chủ quan có thể cướp mạng người

Kim Ngân  
Tăng 10% nguy cơ đột quỵ do thói quen khi ngủ
Nơi bẩn nhất trong phòng làm việc, chứa ổ vi khuẩn gấp 400 lần bồn cầu
Bệnh viện không được từ chối, chậm trễ cấp cứu trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5
Tầm soát sức khỏe toàn diện giúp chủ động cuộc sống
“Đu trend” pha mắm tôm vào trà sữa: Thú vui đánh đổi nguy cơ ngộ độc
Dấu hiệu u xơ tử cung thường gặp là gì?
Chuyên gia y tế thế giới bàn chiến lược cải thiện sức khỏe và bất bình đẳng giới
Thịt gà có 6 dấu hiệu này tuyệt đối không ăn
Cải thiện ngồi lâu giúp tăng tuổi thọ ở người lớn tuổi
Loại thực phẩm giúp vui vẻ cả ngày phải bổ sung thường xuyên trong bữa ăn
Hoạt động thể chất làm giảm 23% nguy cơ bệnh tim
Công thức “vàng” cho bữa ăn nhẹ dinh dưỡng, tiện lợi từ sữa tươi và yến mạch
Hoại tử vùng rốn sau khi hút mỡ bụng theo quảng cáo trên mạng
Tập thể dục buổi tối giúp giảm 61% nguy cơ tử vong sớm
Chế độ ăn của người dân Vùng xanh: Bí quyết sống lâu sống khoẻ
Lão hoá và và 4 cách làm chậm lại sự già đi của cơ thể
Cao huyết áp uống rượu được không?
Bé gái 12 tuổi bị xâm hại sinh con: Chuyên gia nhắn nhủ gì với phụ huynh?
Tủ lạnh mất điện bảo quản được thực phẩm trong bao lâu?
Bị rối loạn tâm thần vì loại đồ uống khó bỏ
Xem thêm