Thứ hai, 20/05/2024 21:59
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 03/11/2023 06:00

Bữa ăn nên kéo dài trong bao lâu?

Xã hội hiện đại khiến bữa ăn của con người cũng trở nên vội vã, chớp nhoáng. Đó cũng là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe.

Ăn trong bao lâu tốt cho sức khỏe?

Bữa ăn kéo trong thời gian bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, đặc thù công việc, tình trạng sức khỏe,...

Đối với người trẻ tuổi

Ở độ tuổi này, mọi bộ phận như hàm nhai, hệ tiêu hóa đều đang khỏe cùng với đó là công việc bận rộn nên có người ăn rất nhanh chỉ 10 phút xong bữa. Tuy nhiên, nếu duy trì kiểu ăn này cũng không tốt, dễ ảnh hưởng và gây áp lực cho hệ tiêu hóa.

photo1618367694574-16183676948011508833033-_1_

Ảnh minh họa.

Trái lại, nếu đang ở độ tuổi thanh niên mà ăn tới 45 phút mới xong thì lại quá lâu, ảnh hưởng đến nhiều vấn đề trong đó có chất lượng bữa ăn và cả công việc.

Đối với trẻ nhỏ

Với trẻ nhỏ, thời gian ăn rất khác nhau, có trẻ ăn rất nhanh, nhưng có trẻ ăn cả tiếng mới xong. Điều này là do trẻ nhỏ ham chơi hoặc biếng ăn nên phụ huynh gặp khó trong việc cho con ăn. Tuy nhiên, dù là trẻ nhỏ cũng không nên ăn quá 30 phút.

Đối với người trung niên

Với người từ 40 tuổi trở lên, thời gian ăn một bữa cơm nên duy trì trong ít nhất 20 phút. Độ tuổi này không nên ăn nhanh, cần nhai kỹ hơn vì đây là giai đoạn dạ dày, hệ tiêu hóa bắt đầu suy yếu.

Đối với người cao tuổi

Người cao tuổi thường có hệ tiêu hóa suy giảm, khả năng nhai hay nuốt cũng không còn hoạt động tốt như khi còn trẻ nên có người mặc dù thức ăn đã nghiền nát thành súp nhưng họ sẽ ăn lâu hơn. Do vậy, độ tuổi này sẽ tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe để có thể ăn uống với thời gian hợp lý.

gia

Nhìn chung bữa ăn tốt nhất về mặt dinh dưỡng, tiêu hóa với người bình thường chỉ nên dài khoảng 20-30 phút, tính từ khi miệng có hoạt động nhai đến khi buông đũa, không bao gồm lúc dọn cơm hoặc nói chuyện sau ăn.

Mỗi lần nhai, mọi người nên nhai từ 15 đến 32 lần, tùy từng loại thực phẩm. Với rau quả tươi và thịt, cần phải nhai kỹ hơn để thức ăn được tiêu hoá hoàn toàn.

Tác hại của việc ăn quá nhanh

Nhiều người vì đặc thù công việc quá bận rộn nên thường ăn nhanh nuốt vội trong bữa cơm. Cũng có trường hợp vì quá đói nên ăn nhanh hoặc đơn giản là do thói quen nên bữa ăn thường chỉ kéo dài 10 - 15 phút. Tuy nhiên, thói quen ăn quá nhanh gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.

Thông thường khi nhai, các tuyến nước bọt bắt đầu hoạt động, cơ thể được thông báo sẽ được cung cấp thức ăn và tạo thêm thời gian chuẩn bị cho quá trình tiêu hóa. Nếu ăn quá nhanh, thức ăn chưa được nghiền nát hoặc chưa thực sự nhỏ, khi xuống dạ dày mất nhiều thời gian hơn mới tiêu hóa được thức ăn làm tăng gánh nặng cho dạ dày.

Ăn nhanh trong một thời gian dài có thể gây ra tình trạng đau dạ dày và làm dây thần kinh vị giác vẫn ở trạng thái hưng phấn, kéo dài như vậy sẽ ảnh hưởng đến vị giác. Ngoài ra, ăn nhanh, nuốt vội còn gây đầy hơi, chướng bụng, cảm giác mệt mỏi sau kết thúc bữa cơm.

afbnjuy

Ảnh minh họa.

Mặt khác, thức ăn không được nghiền kỹ khi đi qua thực quản sẽ khiến bộ phận này dễ bị tổn hại, dẫn đến viêm cấp tính. Nếu viêm nhiễm này để lại sẹo sẽ ảnh hưởng đến chức năng hoạt động, gây khó khăn cho việc nhai và nuốt, thậm chí ung thư thực quản.

Việc ăn nhanh cũng làm tăng nguy cơ béo phì do cơ thể sẽ ngừng tiết hormone có nhiệm vụ thông báo lên não khi dạ dày đã đầy. Cảm giác no ở dạ dày phải mất 20 phút mới được thông tin đầy đủ đến não. Nếu ăn nhanh, rất dễ xảy ra tình huống là ăn nhiều thức ăn hơn mức cần thiết trước khi nhận ra là mình đã no, sau đó thấy quá no không thể kiểm soát được lượng thức ăn vào cơ thể.

Đây cũng là hệ lụy của rất nhiều bệnh do lượng thức ăn vào cơ thể liên tục khiến cơ thể không kịp xử lý gây ra tình trạng ứ đọng chất béo, đường... từ đó ảnh hưởng đến sự điều tiết insullin và hậu quả là làm tăng nguy cơ bệnh đái tháo đường.

Tác hại của việc ăn quá chậm

Ăn quá chậm cũng không tốt. Dịch tiêu hóa tiết ra nhiều nhất thường trong khoảng 15 phút từ khi bắt đầu ăn. Trong thời gian này, thức ăn sẽ được tiêu hóa tốt nhất, có lợi cho quá trình phân giải và hấp thụ các nguyên tố dinh dưỡng.

Khi ăn nhiều chất béo và dầu mỡ, dịch trong túi mật sẽ chảy vào ruột để phân giải. Nếu ăn quá lâu, dịch mật tiết ra không đủ, chất béo không được phân giải hết và tích tụ lại, dẫn đến béo phì.

an-nha

Ảnh minh họa.

Nếu bữa ăn quá 30 phút, một số vấn đề có thể xảy ra, như thực phẩm nguội lạnh, biến chất, vi khuẩn xâm nhập, cảm giác không ngon miệng. Chưa kể ô nhiễm từ ngoài như bụi bặm, côn trùng, nhất là các quán ăn vỉa hè.

Đặc biệt, nhiều gia đình cho con ăn rong, bữa ăn kéo dài đến 1-2 tiếng, có thể gây hại sức khỏe. Quá 30 phút, thức ăn của bé nguội, vữa nát, trẻ không muốn ăn hoặc khó tiêu thụ. Từ đó, phát sinh tâm lý bực dọc, căng thẳng ở cả cha mẹ lẫn trẻ, góp phần gây chứng biếng ăn kéo dài.

-> Sai lầm nguy hiểm khi vào bếp nhiều người Việt đang mắc phải

Phương Anh (Theo Healthline)  
Món ăn ngon từ mướp đem lại vô vàn lợi ích sức khỏe
Bí quyết trường thọ của Từ Hi Thái hậu từ 3 thực phẩm bình dân
5 bí kíp giúp các sĩ tử 'học đâu nhớ đó' suốt mùa thi
Dùng ống hút tiện lợi khi uống nước nhưng 2 đối tượng phải tuyệt đối tránh
Thực phẩm giúp giải độc tố gan tự nhiên, ngăn ngừa suy gan
Cách giữ sức khỏe và chế độ dinh dưỡng cho các sĩ tử mùa thi
Loại rau giúp giảm lượng đường trong máu tốt nhất
Nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?
Vì sao ăn nhiều trước khi ngủ lại thấy đói hơn vào sáng sớm?
Quy tắc 20-20-20: Bí quyết giúp bảo vệ đôi mắt giữa thời 4.0
Giải pháp giúp giảm bớt hội chứng thị giác màn hình
Người nhóm máu O hay bị muỗi đốt có đúng không?
5 lý do phụ nữ nên kết hợp hạnh nhân vào chế độ ăn hằng ngày
Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn hai quả trứng mỗi ngày?
Vì sao không va chạm vẫn có vết bầm tím trên người?
Leo cầu thang làm giảm 39% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch
5 thực phẩm tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường
5 thực phẩm bổ não, tiếp sức sĩ tử trong mùa thi
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm, Thứ trưởng Bộ Y tế nêu 3 cách giải quyết nỗi lo
Bé gái 17 tháng tuổi mắc bệnh hiếm 1 triệu trẻ mới có 1 người bị
Xem thêm