Thứ sáu, 22/11/2024 18:18     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 16/10/2023 05:30

Sai lầm nguy hiểm khi vào bếp nhiều người Việt đang mắc phải

Việc vội vã khi xử lý các thực phẩm trong nhà bếp mà không chú ý đến các quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm có thể gây ra nguy cơ ngộ độc thực phẩm, nhiễm trùng chết người.

Hầu hết các bà nội trợ đều nhận thức được tầm quan trọng của việc xử lý thịt sống vì lo ngại an toàn vệ sinh thực phẩm. Thế nhưng không phải ai cũng chú trọng trong việc vệ sinh các thực phẩm khác như rau củ quả.

Các dữ liệu y tế công cộng của Mỹ cho thấy trong những năm gần đây, trái cây và rau củ có liên quan đến nhiều mầm bệnh nguy hiểm hơn so với protein từ động vật.

hj

‏Ảnh minh họa.

‏Các sản phẩm nhiễm mầm bệnh được tìm thấy trong môi trường nuôi trồng, ở các chuỗi cung ứng đến cả nhà bếp của nhiều gia đình. Những sinh vật có thể dẫn đến tình trạng sức khỏe nghiêm trọng như ngộ độc thực phẩm, nhiễm trùng chết người.

Darin Detweiller, phó giáo sư giảng dạy tại Đại học Northeastern (Mỹ) cảnh báo không chỉ thịt sống mà bất cứ thực phẩm nào cũng có thể chứa mầm bệnh nên mọi người luôn cần cẩn trọng khi nấu ăn. ‏

Theo các chuyên gia, bất kể các bà nội trợ định nấu món gì cũng cần làm sạch cả tay của mình, bề mặt dụng cụ cũng như nguyên liệu để giữ an toàn cho bản thân và gia đình. Nếu làm bước này qua loa, sẽ nguy hiểm ngang với việc ăn thịt sống chưa qua xử lý vì thực phẩm vẫn còn chứa nhiều mầm bệnh. ‏

Rửa tay qua loa

Rửa tay là yêu cầu tất yếu trước khi chế biến thực phẩm. Tuy nhiên nhiều người chỉ rửa tay qua loa với nước. Việc làm này khiến vi khuẩn tồn tại trên tay không được loại bỏ hết, dẫn tới nguy cơ lây nhiễm chéo sang dụng cụ nấu nướng hay thực phẩm vào cơ thể người.

w

Ảnh minh họa.

‏Do đó, trước khi chế biến thực phẩm, cần rửa tay thật kỹ bằng xà phòng kháng khuẩn, chà tay ít nhất 20 giây cuối cùng lau khô sau đó mới tiến hành vệ sinh các thực phẩm cần chế biến. Trong quá trình nấu ăn, người nội trợ cũng nên rửa tay nhiều lần, đặc biệt là sau khi chế biến thịt sống hoặc cầm vào điện thoại, máy tính bảng.‏

Rửa rau củ không đúng cách

‏Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), sau khi lấy tất cả nguyên liệu khỏi tủ lạnh, bước quan trọng là rửa đúng cách từng loại.

Đối với những thực phẩm có vỏ nên rửa sạch chúng trước khi gọt vỏ. Điều này ngăn chặn bụi bẩn và vi trùng từ bên ngoài xâm nhập vào trong.‏

Đối với trái cây và rau quả, các gia đình cần chú ý rửa dưới vòi nước chảy nhẹ, dùng tay hoặc dụng cụ chà rửa bề mặt thật kỹ cho đến khi không còn vết bẩn nào. Đừng bỏ qua các loại dưa có vỏ dày, cam quýt và rau bắp cải, tất cả đều cần rửa sạch trước khi gọt bỏ vỏ ngoài.

e

‏Ảnh minh họa.

Một lưu ý khác khi rửa rau củ hay hoa quả là không nên ngâm các loại thực phẩm này trong nước quá lâu. Theo Linda Harris, một nhà nghiên cứu về an toàn thực phẩm tại Đại học California, việc ngâm rau củ trong nước không giúp làm sạch, mà nhiều khi còn tạo môi trường lây nhiễm chéo giữa các loại thực phẩm.

Marisa Bunning, giáo sư về khoa học thực phẩm và dinh dưỡng con người tại Đại học bang Colorado cho biết, sau khi rửa sạch trái cây bằng rau quả bằng nước, cần lau khô chúng bằng khăn giấy. Độ ẩm trên trái cây hoặc rau củ có thể khuyến khích sự phát triển của vi khuẩn.

Vệ sinh thớt sai cách

Thớt là vật dụng không thể thiếu trong căn bếp của mỗi gia đình. Tuy nhiên không phải bà nội trợ nào cũng biết cách lựa chọn và sử dụng thớt cho an toàn.

Một thí nghiệm của Giáo sư Cliver, trường đại học California (Mỹ) đã khẳng định rằng thớt gỗ an toàn hơn thớt nhựa vì thớt nhựa chứa nhiều vi khuẩn hơn thớt gỗ, kể cả khi đã rửa sạch.

kl

Ảnh minh họa.

‏Tuy nhiên việc sử dụng thớt cũng cần lưu ý để tránh lây nhiễm chéo trong quá trình chế biến thực phẩm. Theo nhiều nghiên cứu, nhiều trên bề mặt của thớt có thể chứa nhiều vi khuẩn như E.coli, salmonella và Campylobacter (các vi khuẩn gây tiêu chảy và bệnh đường ruột) có thể lây lan từ thớt sang thức ăn và khi cơ thể hấp thụ sẽ gây bệnh. Đặc biệt là những chiếc thớt đã sử dụng lâu năm, có nhiều rãnh sâu trên bề mặt. Vậy nên hãy phân chia những loại thớt riêng cho thịt tươi sống, rau củ và đồ chín.‏

Sau khi sơ chế nguyên liệu nấu ăn xong, cần rửa thớt bằng xà phòng, để ở nơi thoáng gió cho khô để tránh bề mặt của thớt trở thành nơi trú ngụ cho các loại vi khuẩn. Ngoài ra, mọi người không nên cho vào máy rửa bát vì nhiệt độ có thể làm hỏng thớt, khiến nhiều vi khuẩn xâm nhập hơn.

--> Dao, thớt, đũa... dùng bao lâu nên thay mới?

Phương Anh (Theo NYPost)  
Kết hợp chặt chẽ viện - trường, đổi mới đào tạo bác sĩ nội trú để nâng chất lượng nhân lực y tế
Bí quyết hết đau lưng do gai cột sống của cô Miện
Nhiễm trùng đường hô hấp trên ở trẻ và cách cải thiện
TPBVSK K3 đóng góp vào thành công giải Golf Vòng tay nhân ái lần thứ 2
Tìm hiểu về polyp thanh quản và cách cải thiện hiệu quả
Vai trò của y tế tại các giải đấu thể thao
3 phụ nữ Việt trên 50 tuổi lại có 1 người mắc bệnh loãng xương
Suy thận độ 2, phù như cây chuối hột - Thử cách này!
Tiểu đêm nhiều có phải do thận kém?
26 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp nhờ lần khám sức khoẻ định kỳ
Bé 22 tháng tuổi nuốt hạt táo đỏ bị thủng ruột
Mổ thay khớp háng có tốt không, để lại những biến chứng gì?
Gia tăng trẻ viêm màng não khi thời tiết thay đổi: Dấu hiệu nhận biết, phòng bệnh thế nào?
Bí quyết khắc phục chậm nói, tăng động, khó ngủ ở trẻ
Nhiễm Herpes lây sang cả chồng sau lần đến spa
Chảy nước dãi khi ngủ cảnh báo bệnh gì?
Luôn nghĩ mình tài giỏi, cô gái trẻ 'té ngửa' khi đi khám bác sĩ tiết lộ điều này
Người già gãy xương khớp háng nguy hiểm thế nào, phòng tránh ra sao?
Hơn 30.000 người Việt tử vong do tai nạn thương tích mỗi năm
Trẻ mắc sỏi bàng quang hiếm gặp do bố mẹ tự ý chữa tại nhà
Xem thêm