Thứ năm, 02/05/2024 19:54
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 17/12/2022 10:56

Thanh Hóa đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh, thành dẫn đầu về chuyển đổi số

Là một trong những địa phương sớm ban hành Nghị quyết chuyên đề về chuyển đổi số, tỉnh Thanh Hóa quyết tâm nằm trong nhóm 10 tỉnh, thành dẫn đầu về chuyển số vào năm 2025.

CDS1

Năm 2022, nhiều sự kiện lớn về chuyển đổi số đã được tổ chức tại Thanh Hóa

Tháng 11 năm 2021, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thanh Hoá đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Mục tiêu của nghị quyết nhằm đổi mới phương thức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo của cấp ủy đảng, chỉ đạo, quản lý, điều hành của chính quyền các cấp và hoạt động của các cơ quan, đơn vị; tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của các ngành, các sản phẩm, các doanh nghiệp và nền kinh tế của tỉnh; tạo nền tảng để thúc đẩy hình thành và phát triển các ngành, lĩnh vực mới, đẩy nhanh tiến trình xây dựng xã hội văn minh, hiện đại, tiến bộ; tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh.

Như vậy, Thanh Hóa cũng là một trong số ít tỉnh, thành phố trên cả nước ban hành Nghị quyết chuyên đề về chuyển đổi số từ rất sớm, đồng thời xem đây là nhiệm vụ trọng tâm phải thực hiện trong giai đoạn tới.

Thanh Hoá đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 trong nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số. Đến năm 2030 tiếp tục trong nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số và trong nhóm 5 tỉnh, thành phố dẫn đầu về chính quyền số.

CDS3

Thanh Hóa là 1 trong những tỉnh sớm ban hành Nghị quyết chuyên đề về chuyển đổi số

Năm 2022 là năm đầu tiên thực hiện nghị quyết chuyên đề về chuyển đổi số của BTV Tỉnh ủy, công tác chuyển đổi số ở Thanh Hóa đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận.

Theo đó, 100% cán bộ, công chức ở Thanh Hóa thực hiện tiếp nhận, xử lý văn bản và hồ sơ công việc trên môi trường mạng. Tỷ lệ ký số cá nhân đạt 98,7%, tỷ lệ ký số cơ quan đạt 99%, giúp cho hoạt động của các cơ quan, đơn vị được công khai, minh bạch, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành trong cơ quan nhà nước.

Đã có hơn 14.000 doanh nghiệp, tổ chức đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử đạt 97%. Có 27/27 bệnh viện tuyến huyện đã kết nối hệ thống khám chữa bệnh từ xa với các bệnh viện tuyến Trung ương. 100% các bệnh viện công lập triển khai thanh toán phí dịch vụ y tế không dùng tiền mặt; 100% bệnh viện công lập đã triển khai hóa đơn điện tử; triển khai phần mềm quản lý nhà thuốc đến hơn 700 nhà thuốc kết nối với cổng dược Quốc gia nhằm quản lý, kê đơn bán thuốc trong ngành y tế...

Vào tháng 8/2022, Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố Bảng xếp hạng chỉ số chuyển đổi số DTI cấp quốc gia, cấp bộ và cấp tỉnh năm 2021. Theo đó, Thanh Hóa xếp thứ 12/63, tăng 3 bậc so với năm 2020.Về chính quyền số, Thanh Hóa xếp thứ 12, kinh tế số xếp thứ 22, xã hội số xếp thứ 12.

CDS4

Trung tâm giám sát, điều hành thông minh IOC tỉnh Thanh Hóa

Ông Đỗ Hữu Quyết, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa cho biết, với sự chỉ đạo quyết liệt, sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, Thanh Hóa đã trở thành một trong những tỉnh nằm trong top đầu của cả nước triển khai hiệu quả xử lý văn bản trên môi trường điện tử và chữ ký số, mỗi năm tiết kiệm trên 30 tỷ đồng chi phí hành chính của các cơ quan Nhà nước.

Ngoài ra, Thanh Hóa cũng là tỉnh đang triển khai rất hiệu quả hệ thống phần mềm Quản lý văn bản và Hồ sơ công việc tại 100% các cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành. Cổng dịch vụ công, Hệ thống một cửa điện tử đồng bộ, hiện đại, kết nối liên thông, có số lượng rất lớn, phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn; là tỉnh có hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến thuộc diện lớn nhất trong cả nước với hơn gần 400 điểm cầu tại các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và cấp xã của tỉnh, góp phần triển khai nhiệm vụ nhanh chóng, tiết kiệm, nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan Nhà nước, đặc biệt trong giai đoạn phòng chống dich bệnh COVID-19… Đây sẽ là tiền đề, là cơ sở để tỉnh thực hiện chuyển đổi số.

CDS2

Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa thăm quan triển lãm tại ngày chuyển đổi số quốc gia

Tuy nhiên, theo ông Quyết, quá trình chuyển đổi số của tỉnh còn bộc lộ một số khó khăn, hạn chế: Một số lãnh đạo, cán bộ công chức các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng, tính cấp bách của chuyển đổi số; chuyển đổi số trong các ngành, lĩnh vực còn chậm, đặc biệt đối với các ngành, lĩnh vực tỉnh Thanh Hóa có lợi thế như nông nghiệp, du lịch, y tế, giáo dục, thương mại, tài nguyên môi trường, giao thông vận tải,...

Phần lớn các doanh nghiệp chưa quan tâm, tích cực, chủ động tiếp cận, ứng dụng công nghệ số, các nền tảng số phục vụ chuyển đổi số. Phát triển kinh tế số của tỉnh còn mang tính tự phát, quy mô nhỏ, giá trị thấp. Hạ tầng CNTT chưa được đầu tư đồng bộ, dẫn đến khó khăn trong kết nối, liên thông, chia sẻ, khai thác hiệu quả tài nguyên (các cơ sở dữ liệu) của tỉnh. Thiếu nguồn nhân lực nội bộ để ứng dụng CNTT trong chuyển đổi số; nguồn kinh phí dành cho ứng dụng CNTT, chuyển đổi số còn hạn chế.

Chuyển đổi số đặt ra nhiều thách thức cả về kinh tế và xã hội, nhất là ở các vùng khó khăn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số... Công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm trên không gian mạng, bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng còn khó khăn, thách thức...

CDS5

Ông Đỗ Hữu Quyết, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa

“Chuyển đổi số là cả một quá trình diễn ra liên tục phát triển, xuyên suốt trong quá trình phát triển của xã hội ngày nay, theo xu thế phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong mỗi giai đoạn đặt ra những mục để thực hiện. Chuyển đổi số không thể đạt được trong ngày một ngày hai, bởi chuyển đổi số thực chất là cuộc cách mạng về thể chế nhiều hơn là cuộc cách mạng công nghệ.

Để đạt được mục tiêu, chuyển đổi số phải được triển khai toàn diện, đồng bộ trong các cơ quan đảng, nhà nước, Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh. Chuyển đổi số lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ”, ông Quyết nhấn mạnh.

Thanh Hóa, phấn đấu đến năm 2025 sẽ cơ bản hoàn thành việc chuyển đổi số trong các cơ quan đảng, nhà nước, Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp, các doanh nghiệp; người dân được hưởng thụ các dịch vụ, tiện ích từ công cuộc chuyển đổi số; kinh tế số chiếm 20% GRDP; năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%; phấn đấu đến năm 2025 đạt tỷ lệ 01 doanh nghiệp công nghệ số/1000 dân; phổ cập dịch vụ mạng di động 4G, 5G và điện thoại di động thông minh; hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 80% hộ gia đình; tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên đạt 50%,…

Quang Duy  
Nhiều người quen nổ máy khi đổ xăng và làm 3 điều này mà không hay đang làm hỏng xe
Xe hình dáng quan tài giá 700 triệu đồng
Để xe máy dưới trời nắng nóng cần lưu ý gì để bảo vệ xe?
Mất dữ liệu điện thoại vì cố dùng Wi-Fi 'chùa' khi đi nghỉ lễ
7 điều phải học thuộc lòng khi lái xe đường đèo đi chơi lễ
Viettel Store hợp tác với Vitamin Network, phát triển mạnh bán hàng qua Tiktok
Vì sao phải bỏ màng bọc nilon nội thất ngay khi mua xe?
Khách hàng 2G được tặng diện thoại 4G
Gói Data Roaming không giới hạn cho khách hàng đi 20 nước trên thế giới
Khách hàng được lái thử xe điện IONIQ 5 và nhiều mẫu xe hot tại Hyundai Care Day
Hyundai Stargazer X thay đổi đáng kinh ngạc, ra mắt với giá từ 489 triệu đồng
Đổi tên hai mẫu VF 6 Base và VF 7 Base thành VF 6S và VF 7S
Kia ưu đãi tháng 4, Sportage giá đặc biệt chỉ từ 779 triệu đồng
Ford Everest Platinum và Ford Ranger Stormtrak nâng tầm trải nghiệm khách hàng thế hệ mới
Những chủ xe “rinh rồng vàng” nói gì về xe điện?
Doanh nghiệp Việt đồng sáng lập tuyến cáp biển mới kết nối thẳng từ Việt Nam tới Singapore
Xe Hyundai 'sốt' trong tháng cuối quý 1
Khai trương trung tâm dữ liệu lớn nhất Việt Nam
Điểm mặt 6 thứ gây hư hỏng gầm xe ô tô
Corolla Cross 2024 sẽ chính thức ra mắt tháng 5/2024
Xem thêm