Thứ năm, 09/05/2024 23:21
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 11/03/2023 08:59

Suy gan, tổn thương thận sau khi uống lá du mại chữa… táo bón

Ba ngày sau khi uống nước lá du mại để chữa táo bón, bệnh nhân 73 tuổi xuất hiện mệt mỏi, vàng da và phải nhập viện cấp cứu.

Tiến sĩ Hoàng Công Tình, Trưởng khoa Hồi sức tích cực 1, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, cho biết đơn vị này đang điều trị cho một bệnh nhân 73 tuổi, bị ngộ độc lá cây du mại (cây lộc mại).

la-du-mai-bvdk-hoa-binh-16784339418332116417383-crop-167843395222120343947

Lá du mại hình bầu dục dài 10-14 cm, gốc lá có khía hơi lõm, mép răng thưa. Ảnh: BSCC

Trước nhập viện 3 ngày, bệnh nhân sử dụng lá cây này phơi khô, đun với nước uống để chữa táo bón. Sau đó, bệnh nhân bắt đầu thấy mệt mỏi, vàng da, vàng mắt tăng dần, đi tiểu ít, nước tiểu sẫm màu.

Bệnh nhân được gia đình chuyển đến bệnh viện trong tình trạng lơ mơ, tiếp xúc chậm, da - niêm mạc - củng mạc mắt vàng, thiểu niệu.

"Kết quả xét nghiệm cho thấy người bệnh bị thiếu máu nặng do tan máu, suy gan, tổn thương thận cấp, rối loạn đông máu, điện giải", bác sĩ Tình nói.

Bệnh nhân được điều trị, chăm sóc tích cực bằng truyền máu để hỗ trợ các tạng suy. Sau gần một tuần điều trị, sức khỏe của bệnh nhân tạm ổn định, tiếp tục được điều trị, chăm sóc và theo dõi tích cực.

Theo bác sĩ Tình, dù đã có khá nhiều cảnh báo về sự nguy hiểm của lá lộc mại khi sử dụng làm thức ăn, nước uống, hàng năm, nhiều người vẫn bị ngộ độc loại cây này phải nhập viện cấp cứu.

Cây lộc mại hay mọ trắng, rau mại, rau mọi có nhiều loại và hình dạng lá khác nhau như lộc mại lá dài, lộc mại nhỏ, lộc mại trái láng. Loài cây này mọc tự nhiên, phổ biến ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên.

Lá lộc mại thường được người dân sử dụng làm rau ăn, chế biến với thức ăn hoặc đun nước uống để chữa một số bệnh, trong đó có táo bón. Độc tố của lá cây này có thể gây vỡ hồng cầu (tan máu) dẫn đến thiếu máu nặng, đặc biệt ở những người thiếu hụt men G6PD (Glucose-6-phosphat dehydrogenase).

Vì vậy, bác sĩ Tình khuyến cáo người dân không nên sử dụng lá lộc mại để làm thức ăn hoặc đun nước uống. Khi không may bị ngộ độc độc lá lộc mại, người dân cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được điều trị hoặc chuyển tuyến trên kịp thời.

Kim Ngân  
Không còn khàn tiếng, u xơ dây thanh quản nhờ bí quyết thảo dược
7 triệu chứng cholesterol cao thường bị bỏ qua ở phụ nữ tuổi 40
1 người chết, 18 người nhập viện sau khi ăn cỗ ở Thái Bình: Bác sĩ chỉ món khoái khẩu mang ổ bệnh
Không một giọt rượu bia vẫn 'dính' nồng độ cồn do hội chứng kỳ lạ hiếm người gặp
8 lợi ích bất ngờ từ việc ôm đối phương
Dưa hấu và dưa lưới: Ăn loại nào tốt hơn, bao nhiêu là đủ?
Ăn yến sào hàng ngày được không, nên ăn thế nào cho tốt?
Bí quyết hết nặng ngực, đau nhói tim do suy tim
Lạm dụng đồ uống có đường nhân tạo tăng 20% nguy cơ mắc bệnh tim
Quý ông mất bản lĩnh do... thể thao
Cơ thể con người chịu đựng được mức nhiệt bao nhiêu?
Dấu hiệu của bệnh suy nhược thần kinh mà 99% bị bỏ qua
Phút dại dột sau mâu thuẫn gia đình
Nữ bệnh nhân 17 tuổi suýt chết do biến chứng thủy đậu
30 tuổi không chịu lập gia đình, mẹ đưa vào viện tâm thần phát hiện điều không ngờ
Khám miễn phí cho trẻ đặc biệt nhân Tháng Tự kỷ Thế giới
Điều gì xảy ra với cơ thể khi luôn ăn tối trước 19h?
Phát hiện bệnh nguy hiểm từ những lần đổ mồ hôi bất thường
Tại sao nên sử dụng thực phẩm bổ sung để hỗ trợ sức khỏe âm đạo?
2 người tử vong do nắng nóng: Bác sĩ chỉ dấu hiệu cần đề phòng
Xem thêm