Thứ hai, 13/05/2024 23:02
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 25/09/2023 05:00

Sinh vật đáng sợ ẩn nấp trên giường ngủ

Ngay cả không gian ngủ có vẻ sạch sẽ cũng có thể tồn tại rệp và những thứ khó chịu khác ẩn nấp bên dưới gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe.

Khoảng 1/3 cuộc đời con người ở trên giường nhưng hiếm khi chúng ta nhận ra rằng có thể có thứ gì đó tồn tại ngay trên tấm ga trải giường, gây khó chịu cho cuộc sống và sức khỏe mỗi người.

Mạt bụi

Mạt bụi thuộc họ nhện là loài bọ có kích thước nhỏ, sống trong bụi nhà và tồn tại ở mọi nơi. Những con bọ nhỏ này thích ẩn nấp trong các đường nối của giường ngủ và ghế sofa, ăn các tế bào da chết mà con người để lại.

picture2_3

Mạt bụi tồn tại trên giường ngủ có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe (Ảnh minh họa)

Theo Hội đồng quốc gia về bệnh hen suyễn của Úc, mặc dù mạt bụi nhìn chung là vô hại, nhưng chất thải mà những con bọ này để lại có thể gây dị ứng, bệnh chàm và thậm chí là các cơn hen suyễn nghiêm trọng. Vì vậy, nếu thành viên trong gia đình có dấu hiệu bị ngứa, thở khò khè, ho hoặc sổ mũi khi đi ngủ thì đó có thể là mạt bụi.

Những sinh vật này có thể được loại bỏ bằng cách hút bụi thường xuyên, giặt ga trải giường và vỏ gối hàng tuần trong nước nóng hơn 55°C và sấy khô bằng máy sấy khô. Ngoài ra, thỉnh thoảng hãy mở rèm cửa vì những con bọ này ghét ánh sáng mặt trời trực tiếp.

Rệp

Theo Tiến sĩ Will Hently của Đại học Sheffield, rệp giường rất phổ biến, có thể được tìm thấy trên sofa, giường ngủ và quần áo và có thể khó loại bỏ chúng khi chúng xuất hiện.

Tiến sĩ Hently cho biết sự tồn tại của rệp có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần và mức độ căng thẳng của con người, và trong những trường hợp nghiêm trọng thậm chí có thể gây thiếu máu khi nhiều con bọ ký sinh trên người.

Rệp nổi tiếng là khó loại bỏ và có thể mất hàng tháng để làm sạch và sử dụng thuốc trừ sâu. Cách tốt nhất là hạn chế sự xuất hiện của rệp ngay từ đầu bằng cách vệ sinh giường ngủ sạch sẽ.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng rệp thích quần áo bẩn và đây thường là cách chúng lây truyền, vì vậy hãy để quần áo bẩn hay hành lý tránh xa giường để hạn chế sự lây lan của rệp.

cach-de-de-ngu1

Để có một giấc ngủ ngon, cần vệ sinh giường ngủ để hạn chế sự sinh sôi của rệp (Ảnh minh họa)

Nấm mốc

Chuyên gia vệ sinh nệm chuyên nghiệp Steve Stoward cho biết mặc dù không đáng sợ bằng bọ nhưng vấn đề phổ biến nhất của đệm là nấm mốc. Nấm mốc có thể hình thành từ những thói quen như ăn uống trên giường ngủ hay những sự cố như nôn trớ khi nuôi trẻ nhỏ.

Nấm mốc có thể gây khó chịu khi nó bám chặt trên chăn ga. Do đó, để hạn chế tình trạng nấm mốc, các gia đình nên thường xuyên giặt chăn ga hoặc phơi đệm ngoài trời nắng. Ngoài ra, các gia đình cũng nên tránh kê đệm trực tiếp trên sàn nhà vì nấm mốc có thể tích tụ bên dưới mặt đệm do thiếu không khí.

Bao lâu nên thay đổi khăn trải giường?

Theo các chuyên gia, cứ sau một đến hai tuần là tần suất cần thay đổi khăn trải giường. Tiến sĩ Moira Junge của Sleep Foundation, cho biết điều này không chỉ giúp giường ngủ của các gia đình sạch sẽ mà còn có thể giúp ngủ ngon hơn.

Phòng ngủ là không gian để thư giãn, nghỉ ngơi và giúp mọi người cảm thấy thoải mái. Nếu có mùi hoặc khăn trải giường ẩm ướt và không dễ chịu về mặt thẩm mỹ, điều đó có thể góp phần gây ra trạng thái tinh thần khó ngủ.

thay ga

Thay ga trải giường 1-2 tuần/lần giúp hạn chế sự phát triền của vi khuẩn (Ảnh minh họa)

Khi nào nên thay đệm và gối?

Đệm là khoản đầu tư dài hạn nhưng chúng cần được thay thế vào một thời điểm nào đó. Không có hạn sử dụng chính thức, nhưng các chuyên gia da liễu cho biết hầu hết các tấm đệm có thể tồn tại cả thập kỷ nếu được vệ sinh thường xuyên.

Thông thường việc vệ sinh ít nhất mỗi năm một lần sẽ giúp kéo dài tuổi thọ cho tấm nệm. Nhưng nếu đó là một tấm nệm rẻ tiền, bị mất hình dạng và không còn bảo hành, các chuyên gia khuyên các gia đình nên xem xét về việc mua một cái mới thay vì bảo dưỡng cái cũ.

Bên cạnh đó, mỗi người nên thay gối hay vỏ gối thường xuyên hơn, khoảng một đến hai năm một lần, tùy thuộc vào chất liệu làm ra chúng.

Phương Anh (Theo The House of Wellness) )  
Điều gì xảy ra với cơ thể khi bổ sung quá nhiều chất xơ mỗi ngày?
Bị lạc nội mạc tử cung nên và không nên ăn gì?
5 đồ uống buổi sáng giúp kiểm soát huyết áp mà không cần thuốc
Nhiều người ngáy to nhưng tỉnh dậy vẫn một mực phủ nhận, vì sao vậy?
Nhầm lẫn tai hại trong tiệm spa
9 bước cần thực hiện để xây dựng một lối sống lành mạnh
Biết 5 tác dụng này sẽ hiểu vì sao nhiều người uống nước dừa mỗi ngày
Bé 5 tháng tuổi mặt sưng nề do thói quen tai hại từ người lớn
Ung thư đại trực tràng ở Mỹ tăng 500%, ngày càng trẻ hoá độ tuổi
Giải pháp cải thiện ù tai, nghe kém ở người cao tuổi từ thảo dược
Người Việt thích thưởng trà nhưng đa số mắc 3 sai lầm tai hại
Mùa hè nóng nực ăn kem mỗi ngày có tốt không?
Không còn khàn tiếng, u xơ dây thanh quản nhờ bí quyết thảo dược
7 triệu chứng cholesterol cao thường bị bỏ qua ở phụ nữ tuổi 40
1 người chết, 18 người nhập viện sau khi ăn cỗ ở Thái Bình: Bác sĩ chỉ món khoái khẩu mang ổ bệnh
Không một giọt rượu bia vẫn 'dính' nồng độ cồn do hội chứng kỳ lạ hiếm người gặp
8 lợi ích bất ngờ từ việc ôm đối phương
Dưa hấu và dưa lưới: Ăn loại nào tốt hơn, bao nhiêu là đủ?
Ăn yến sào hàng ngày được không, nên ăn thế nào cho tốt?
Bí quyết hết nặng ngực, đau nhói tim do suy tim
Xem thêm