Thứ tư, 20/11/2024 04:53     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 21/09/2023 07:00

Bất ngờ thủ phạm gây ung thư ngay trong bữa cơm gia đình

Bát đũa là thứ trực tiếp tiếp xúc với đồ ăn, nếu như không đảm bảo chất lượng và được vệ sinh sạch sẽ thì có thể truyền mầm bệnh, độc tố vào cơ thể dễ dàng.

Để đảm bảo sức khỏe, hầu hết mọi người chỉ quan tâm đến việc chọn thực phẩm mà ít khi để ý đến việc chọn dụng cụ ăn uống như bát, đũa... Tuy nhiên, bát đũa cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Trên thị trường hiện nay có vô vàn các loại bát đĩa khác nhau và việc lựa chọn chất liệu cũng vô cùng đa dạng nhưng không ít loại tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư do làm từ vật liệu kém chất lượng.

Bát sứ giả

Bát giả sứ là loại bát được khuyến cáo không nên sử dụng vì đây loại bát đũa tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư do có thể giải phóng formaldehyde.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, Formaldehyde là hóa chất độc hại với sức khỏe con người, được chứng minh liên quan tới bệnh ung thư. Tiếp xúc lâu dài với liều lượng lớn có thể gây đột biến gen, làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu, ung thư hạch, ung thư vòm họng, ung thư não...

bat

Bát sứ giả có thể giải phóng chất độc formaldehyde gây nguy hại cho sức khỏe (Ảnh minh họa)

Các sản phẩm bát giả sứ hiện được nhiều gia đình sử dụng vì nhẹ, ít bị vỡ và có giá thành rẻ hơn các loại bát sứ thật. Thành phần chính của bát giả sứ là nhựa melamine với tỷ lệ giống gốm sứ lên đến 98%. Tuy nhiên nhược điểm của nhựa melamine là không chịu được nhiệt độ cao. Nếu được đun sôi trong dầu nóng ở nhiệt độ 200°C trong 10 phút, một phần nhựa melamine có thể bị phân hủy và tạo ra các chất độc hại như melamine và formaldehyde.

Đối với một số loại bát melamine kém chất lượng còn nguy hiểm hơn. Theo một thí nghiệm của Đài truyền hình vệ tinh Hồ Nam, Trung Quốc, khi dùng bát sứ giả kém chất lượng để đựng dầu nóng, formaldehyde vượt quá tiêu chuẩn nghiêm trọng.

Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc không thể sử dụng bát sứ giả. Khi mua bát sứ giả nên lưu ý chọn sản phẩm đã được kiểm định về độ an toàn, không nên mua bát sứ giả có hoa văn quá nhiều vì lớp sơn này có thể chứa kim loại nặng, và thôi nhiễm qua đồ ăn.

Ngoài ra, trước khi sử dụng bát sứ giả, hãy ngâm bát trong nước sôi nửa giờ, nếu thấy nước trong bát đổi màu, bát bị phồng rộp, nứt nẻ hoặc có mùi hăng thì tốt nhất không nên sử dụng.

Bên cạnh đó, bát melamine không nên dùng để đựng thức ăn nóng, không được cho vào lò vi sóng, lò nướng để hâm lại thức ăn.

Chọn loại đũa nào để an toàn với sức khỏe?

Hiện nay có rất nhiều loại đũa được sử dụng như đũa inox, đũa nhựa hay đũa tre. Mỗi loại đũa đều có ưu và nhược điểm riêng, nếu không chú ý khi sử dụng có thể khiến loại bát đũa tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư.

Đũa inox

Ưu điểm lớn nhất của đũa inox là dễ dàng vệ sinh và khử trùng. Tuy nhiên, do vấn đề chất liệu nên nó tương đối nặng và trơn, gây bất tiện khi dùng. Khi mua đũa inox, hãy cẩn thận không chọn thông số kỹ thuật 201. Loại thép không gỉ này chứa tỷ lệ niken thấp, khả năng chống ăn mòn kém và cũng có thể chứa quá nhiều kim loại nặng.

m

Khi mua đũa inox, hãy cẩn thận không chọn loại có thông số kỹ thuật 201 (Ảnh minh họa)

Đũa nhựa

Đũa nhựa được nhiều gia đình mua về cho trẻ em dễ sử dụng. Loại đũa này rất nhẹ, gọn nhẹ và nhiều kiểu dáng. Tuy nhiên, nhựa dễ bị biến dạng, nóng chảy khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, màu sắc tươi sáng có thể chứa các chất độc hại. Vì vậy không nên sử dụng thường xuyên.

Đũa gỗ

Đũa gỗ có lẽ là loại đũa được sử dụng phổ biến trong hầu hết các gia đình, tuy nhiên khi dùng đũa gỗ nên hết sức thận trọng vì nó dễ sản sinh nấm mốc trong thời tiết ẩm ướt. Nấm mốc có thể chứa aflatoxin, đây là độc tố gây ung thư gan.

Đũa tre

Đũa tre được làm từ chất liệu tự nhiên, không độc hại. So với đũa gỗ, bề mặt đũa tre ít bị trầy xước và là lựa chọn tốt hơn. Tuy nhiên, một số loại đũa tre có lớp sơn màu bên ngoài có thể chứa các chất gây ung thư như chì, benzen sẽ bay hơi khi tiếp xúc với nhiệt và dễ bong ra sau khi hao mòn.

Đũa tre dùng lâu có thể chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh như Staphylococcus aureus, Escherichia coli gây tiêu chảy, nôn mửa,...

Đũa tre thông thường có thời hạn sử dụng từ ba đến sáu tháng. Nếu môi trường ẩm ướt, nấm mốc có thể phát triển ngay cả khi không sử dụng trong thời gian ngắn.

dua-1676617467835354368607

Đũa tre thông thường có thời hạn sử dụng từ 3 - 6 tháng

Nếu đũa bị đổi màu, có đốm (nấm mốc), cong, biến dạng hoặc mùi chua thì chúng đã bị hỏng. Đặc biệt với các đầu đũa, một khi đã bị sậm màu thì phải thay ngay.

Từ góc độ vệ sinh và sức khỏe, đũa kim loại được đánh giá là loại đũa an toàn và dễ vệ sinh nhất. So với đũa tre và đũa gỗ, đũa kim loại thường được làm bằng thép không gỉ, hạn chế được lượng vi khuẩn bám dính.

--> Người ăn nhanh và người ăn chậm, ai sống lâu hơn?

Phương Anh (Theo Aboluowang)  
Kết hợp chặt chẽ viện - trường, đổi mới đào tạo bác sĩ nội trú để nâng chất lượng nhân lực y tế
Bí quyết hết đau lưng do gai cột sống của cô Miện
Nhiễm trùng đường hô hấp trên ở trẻ và cách cải thiện
TPBVSK K3 đóng góp vào thành công giải Golf Vòng tay nhân ái lần thứ 2
Tìm hiểu về polyp thanh quản và cách cải thiện hiệu quả
Vai trò của y tế tại các giải đấu thể thao
3 phụ nữ Việt trên 50 tuổi lại có 1 người mắc bệnh loãng xương
Suy thận độ 2, phù như cây chuối hột - Thử cách này!
Tiểu đêm nhiều có phải do thận kém?
26 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp nhờ lần khám sức khoẻ định kỳ
Bé 22 tháng tuổi nuốt hạt táo đỏ bị thủng ruột
Mổ thay khớp háng có tốt không, để lại những biến chứng gì?
Gia tăng trẻ viêm màng não khi thời tiết thay đổi: Dấu hiệu nhận biết, phòng bệnh thế nào?
Bí quyết khắc phục chậm nói, tăng động, khó ngủ ở trẻ
Nhiễm Herpes lây sang cả chồng sau lần đến spa
Chảy nước dãi khi ngủ cảnh báo bệnh gì?
Luôn nghĩ mình tài giỏi, cô gái trẻ 'té ngửa' khi đi khám bác sĩ tiết lộ điều này
Người già gãy xương khớp háng nguy hiểm thế nào, phòng tránh ra sao?
Hơn 30.000 người Việt tử vong do tai nạn thương tích mỗi năm
Trẻ mắc sỏi bàng quang hiếm gặp do bố mẹ tự ý chữa tại nhà
Xem thêm