Thứ tư, 03/04/2024 14:01
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 25/09/2023 09:17

Phân loại rác thải nhựa tại gia đình: Thói quen nhỏ bảo vệ sự sống

Phân loại rác thải nhựa tại gia đình là công việc ai cũng có thể làm nhưng lại ít người quan tâm. Thay đổi nhận thức từ mỗi nhà được cho sẽ góp phần to lớn vào việc bảo vệ sự sống trái đất.

Rác thải nhựa đang được xem là hiện tượng báo động đỏ, trở thành vấn đề cấp bách tại Việt Nam nói riêng và các nước trên thế giới nói chung. Nhất là khi Việt Nam bị xếp vào một trong những nước có lượng rác thải cao hàng đầu thế giới.

Thông tin của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, hiện trung bình mỗi năm Việt Nam thải ra khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa. Trong đó có hơn 30 tỉ túi ni lông, hơn 80% số túi ni lông đó đều bị thải bỏ sau khi dùng một lần.

Việt Nam đứng thứ 4 trên 20 quốc gia ở top đầu, với khoảng 0,28-0,73 triệu tấn/năm, tương đương 6% tổng lượng rác thải nhựa ra biển của thế giới.

rac-tha-i-nhua-da-i-duong-nhu-ng-con-so-da-ng-ba-o-do-ng

Lượng rác thải nhựa thải ra môi trường ngày một nhiều (Ảnh minh họa)

Theo đó, rác thải nhựa là những chất không được phân hủy trong môi trường bao gồm nhiều loại chai lọ, túi nilon, cốc nhựa, ống hút nhựa dùng một lần… Tuổi thọ của những vật dụng chất liệu nhựa có thể lên đến hàng trăm năm. Vậy nên, khi rác thải nhựa tồn tại ở ngoài môi trường, chúng rất có hại cho đời sống của con người.

Đáng nói, ô nhiễm rác thải nhựa ở Việt Nam đang ngày càng trở nên trầm trọng, nhưng tác hại và hậu quả đối với môi trường vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức.

Việc phân loại, xử lý rác thải nhựa ở Việt Nam còn mang nhiều bất cập, hạn chế. Lượng chất thải nhựa và túi nilon ở Việt Nam chiếm khoảng 8 - 12% chất thải rắn sinh hoạt nhưng chỉ có khoảng 11 - 12 % số lượng chất thải nhựa, túi nilon được xử lý, tái chế, số còn lại chủ yếu là chôn lấp, đốt và thải ra ngoài môi trường.

Do đó, thực trạng ô nhiễm rác thải nhựa gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực và nặng nề tác động trực tiếp lên môi trường sống của sinh vật và con người.

Tuy nhiên, để có thể tái chế rác thải nhựa thành những sản phẩm tái chế đem vào sử dụng hàng ngày thì việc phân loại rác thải nhựa hàng ngày ngay tại gia đình là điều quan trọng. Dù vậy trong sinh hoạt hàng ngày hiện nay ít có gia đình nào có giải pháp cụ thể và hiệu quả cho việc phân loại này cũng như ngay cả khi đã phân loại thì việc tái sử dụng những loại rác thải này cũng là vấn đề đang bỏ ngỏ.

Với ý nghĩa đó, vào ngày 27/9 tới đây tại Hà Nội, Tạp chí Gia đình Việt Nam phối hợp với Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam tổ chức tọa đàm với chủ đề: “Giải pháp phân loại rác thải nhựa tại gia đình” với sự tham gia bàn luận của của TS. Hoàng Dương Tùng – Nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam cùng PGS. TS Bùi Thị An - nguyên Đại biểu quốc hội khoá XIII, Viện trưởng viện tài nguyên, môi trường và phát triển cộng đồng.

Tại tọa đàm các chuyên gia sẽ thảo luận, đưa ra những giải pháp cụ thể để phân loại rác thải nhựa tại gia đình, từ đó góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường sống, tiết kiệm nguồn tài chính cho các gia đình.

rac thai nhua (1)

Tọa đàm chủ đề “Giải pháp phân loại rác thải nhựa tại gia đình” do Tạp chí Gia đình Việt Nam phối hợp với Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam tổ chức vào sáng 27/9

Chương trình tọa đàm được phát trực tiếp trên Giadinhonline.vn và hệ thống Fanpage của Gia đình Việt Nam.

Quý độc giả quan tâm về vấn đề phân loại rác thải nhựa tại gia đình theo dõi và tham gia đặt câu hỏi cho các khách mời qua các kênh nói trên để được tư vấn, giải đáp và hướng dẫn cụ thể về các vấn đề liên quan.

Thúy Ngà  
Cưỡi ngựa - thú chơi quý tộc mới của giới nhà giàu Việt Nam
Vượt hơn 380km nghe kể chuyện về người Tây Nguyên
Thói quen đầu hè giúp tiết kiệm, tránh nguồn lây bệnh cho gia đình
Đau chân trái đột ngột, suýt phải cắt bỏ do tắc động mạch cấp
Nhân viên sân bay miệt mài dưới nắng nóng 50°C trên đường băng
Gia đình 'hục hặc' vì giá chung cư: (Kỳ 2) Nhu cầu thực hay 'sốt giá ảo'?
Hỗ trợ gia đình thăm khám, chăm sóc nữ sinh bị đánh tại Trường THCS Tả Thanh Oai - Hà Nội
Hành trình “Sinh viên 5 tốt” TP. Cần Thơ về với địa chỉ đỏ
Học sinh Hà Nội truyền đam mê khoa học đến hàng triệu người
Ghép thận cứu sống bé gái 9 tuổi
Bác sĩ ngủ ngồi tại hành lang bệnh viện
Người trẻ đổ xô tìm cách giải nhiệt cuộc sống vì nắng nóng
Hành trình ý nghĩa của chương trình “Toyota cùng em học An toàn giao thông”
Hoa gạo trăm tuổi nhuộm đỏ góc Hồ Gươm
Vì sao 40 ha cây hồi tại huyện Bình Liêu - Quảng Ninh bị rụng hoa quả?
Cắt khối ung thư đại tràng cứu sống cụ ông 72 tuổi
Khám phá lịch sử nhân loại cùng trẻ khuyết tật Hà Nội
5 lần tự sinh con dưới biển
Dinh dưỡng trong học đường: Muốn khoa học, đảm bảo cần có chính sách hỗ trợ
Về Tây Ninh xem bắn pháo hoa tầm cao và biểu diễn 3D Mapping qua 'Khúc hát tự hào' 
Xem thêm