Thứ ba, 14/05/2024 23:44
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 23/09/2023 08:37

Giải pháp nào phân loại rác thải nhựa tại gia đình?

Việc phân loại rác thải nhựa tại gia đình đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý chất thải, góp phần giảm thiểu nguy cơ phát tán các tác nhân gây bệnh, yếu tố độc hại, nguy hiểm.

Rác thải nhựa đang được xem là hiện tượng báo động đỏ, trở thành vấn đề cấp bách tại Việt Nam nói riêng và các nước trên thế giới nói chung. Nhất là khi Việt Nam bị xếp vào một trong những nước có lượng rác thải cao hàng đầu thế giới.

Ông Nguyễn Việt Dũng - Giám đốc Trung tâm truyền thông của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, hiện trung bình mỗi năm Việt Nam thải ra khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa. Trong đó có hơn 30 tỉ túi ni lông, hơn 80% số túi ni lông đó đều bị thải bỏ sau khi dùng một lần.

Việt Nam đứng thứ 4 trên 20 quốc gia ở top đầu, với khoảng 0,28-0,73 triệu tấn/năm, tương đương 6% tổng lượng rác thải nhựa ra biển của thế giới.

rac thaii

Việt Nam bị xếp vào một trong những nước có lượng rác thải cao hàng đầu thế giới (Ảnh minh họa)

Theo đó, rác thải nhựa là những chất không được phân hủy trong môi trường bao gồm nhiều loại chai lọ, túi nilon, cốc nhựa, ống hút nhựa dùng một lần… Tuổi thọ của những vật dụng chất liệu nhựa có thể lên đến hàng trăm năm. Vậy nên, khi rác thải nhựa tồn tại ở ngoài môi trường, chúng rất có hại cho đời sống của con người.

Đáng nói, ô nhiễm rác thải nhựa ở Việt Nam đang ngày càng trở nên trầm trọng, nhưng tác hại và hậu quả đối với môi trường vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức.

Việc phân loại, xử lý rác thải nhựa ở Việt Nam còn mang nhiều bất cập, hạn chế. Lượng chất thải nhựa và túi nilon ở Việt Nam chiếm khoảng 8-12% chất thải rắn sinh hoạt nhưng chỉ có khoảng 11-12 % số lượng chất thải nhựa, túi nilon được xử lý, tái chế, số còn lại chủ yếu là chôn lấp, đốt và thải ra ngoài môi trường.

Do đó, thực trạng ô nhiễm rác thải nhựa gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực và nặng nề tác động trực tiếp lên môi trường sống của sinh vật và con người.

Empty

Việc phân loại rác thải nhựa tại gia đình đóng vai trò quan trọng góp phần giảm thiểu nguy cơ gây bệnh (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, để có thể tái chế rác thải nhựa thành những sản phẩm tái chế đem vào sử dụng hàng ngày thì việc phân loại rác thải nhựa hàng ngày ngay tại gia đình là điều quan trọng. Dù vậy trong sinh hoạt hàng ngày hiện nay ít có gia đình nào có giải pháp cụ thể và hiệu quả cho việc phân loại này cũng như ngay cả khi đã phân loại thì việc tái sử dụng những loại rác thải này cũng là vấn đề đang bỏ ngỏ.

Với ý nghĩa đó, vào ngày 27/9 tới đây tại Hà Nội, Tạp chí Gia đình Việt Nam phối hợp với Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam tổ chức tọa đàm với chủ đề: “Giải pháp phân loại rác thải nhựa tại gia đình” với sự góp mặt của nhiều chuyên gia môi trường nhằm thảo luận, đưa ra những giải pháp cụ thể để phân loại rác thải nhựa tại gia đình, từ đó góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường sống, tiết kiệm nguồn tài chính cho các gia đình.

Empty

Ngày 27/9, Tạp chí Gia đình Việt Nam phối hợp với Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam tổ chức tọa đàm chủ đề “Giải pháp phân loại rác thải nhựa tại gia đình”

Buổi tọa đàm được phát trực tiếp trên Giadinhonline.vn và hệ thống Fanpage của Gia đình Việt Nam.

Ngay từ bây giờ, quý độc giả quan tâm theo dõi về các vấn đề liên quan đến giải pháp phân loại rác thải nhựa có thể tham gia đặt câu hỏi cho các khách mời qua các kênh online nói trên để được tư vấn, giải đáp những thắc mắc và hướng dẫn.

Thúy Ngà  
Những rủi ro “khôn lường” khi ăn hàu sống
Công dụng chữa “bách bệnh” của rau diếp cá
Điều gì xảy ra với cơ thể khi bổ sung quá nhiều chất xơ mỗi ngày?
Bị lạc nội mạc tử cung nên và không nên ăn gì?
5 đồ uống buổi sáng giúp kiểm soát huyết áp mà không cần thuốc
Nhiều người ngáy to nhưng tỉnh dậy vẫn một mực phủ nhận, vì sao vậy?
Nhầm lẫn tai hại trong tiệm spa
9 bước cần thực hiện để xây dựng một lối sống lành mạnh
Biết 5 tác dụng này sẽ hiểu vì sao nhiều người uống nước dừa mỗi ngày
Bé 5 tháng tuổi mặt sưng nề do thói quen tai hại từ người lớn
Ung thư đại trực tràng ở Mỹ tăng 500%, ngày càng trẻ hoá độ tuổi
Giải pháp cải thiện ù tai, nghe kém ở người cao tuổi từ thảo dược
Người Việt thích thưởng trà nhưng đa số mắc 3 sai lầm tai hại
Mùa hè nóng nực ăn kem mỗi ngày có tốt không?
Không còn khàn tiếng, u xơ dây thanh quản nhờ bí quyết thảo dược
7 triệu chứng cholesterol cao thường bị bỏ qua ở phụ nữ tuổi 40
1 người chết, 18 người nhập viện sau khi ăn cỗ ở Thái Bình: Bác sĩ chỉ món khoái khẩu mang ổ bệnh
Không một giọt rượu bia vẫn 'dính' nồng độ cồn do hội chứng kỳ lạ hiếm người gặp
8 lợi ích bất ngờ từ việc ôm đối phương
Dưa hấu và dưa lưới: Ăn loại nào tốt hơn, bao nhiêu là đủ?
Xem thêm