Thứ hai, 20/05/2024 23:53
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 16/07/2021 14:33

Nỗi lo “vi rút mỡ” xâm nhập mùa dịch, làm gì cho khỏe?

Các chuyên gia cho rằng, trong thời gian giãn cách xã hội, nguy cơ thừa cân béo phì gia tăng do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do hạn chế vận động, “vi rút mỡ” vì thế thừa cơ xâm nhập.

Những ngày nghỉ cách ly tại nhà là những ngày nhàn rỗi với các gia đình. Trong một không gian nhỏ, cung bậc cảm xúc của các thành viên liên tục thay đổi nên nhu cầu ăn cũng tăng vọt. Do đó lượng thực phẩm đưa vào cơ thể nhiều hơn, cộng với không có nơi vận động, đi lại nên dinh dưỡng đưa vào lại tích lũy thành mỡ thừa. Nhiều người cho biết thời gian này cả nhà đều tăng cân thấy rõ.

Uống nước lã cũng mập

Chị Mai Thủy (TP.HCM) chia sẻ: “Quen rồi, không phải đi làm nên tôi thường ngủ muộn, dậy trễ. Nhiều khi sáng không ăn, trưa ăn luôn thể. Dù có đi bộ lòng vòng trong nhà, nhưng chả ăn thua, tăng cân vù vù, người cứ ì ạch”.

“Tránh dịch, tôi có tập yoga. Buổi tối, nếu không bận gì, tôi còn chạy vài vòng trên sân thượng nữa mới yên tâm. Ăn uống cũng cố “bóp mồm bóp miệng”, nhưng rồi lại “vui miệng” và vài ngày sau lại thấy tăng cân. Có lẽ tại cơ địa của tôi, uống nước lã thôi cũng mập”, chị Nga (Bình Thạnh, TP.HCM) than thở.

Các chuyên gia cho rằng, việc quanh quẩn ở nhà, ăn ngủ nhiều, hạn chế vận động, lười tập thể dục thể thao hoặc đặt thức ăn nhanh qua mạng... khiến dễ tăng cân.

Tình cảnh này diễn ra với rất nhiều phụ nữ. Dù chăm chỉ luyện tập thể dục hoặc nỗ lực tìm cách ăn uống để giảm cân, nhưng tình trạng cân nặng và sức khỏe vẫn không cải thiện.

Giãn cách xã hội tăng nguy cơ béo phì

Theo các chuyên gia dinh dưỡng - sức khỏe, trong thời gian đại dịch và đặc biệt là thời gian giãn cách xã hội, nguy cơ thừa cân béo phì gia tăng do nhiều nguyên nhân.

Nhiều người tăng tiêu thụ mì gói, thức ăn chế biến sẵn, giảm tiêu thụ các loại rau, trái cây. Việc thu gom và tích trữ thức ăn không phù hợp cũng “góp phần" không nhỏ đến nguy cơ gây tăng cân.

Kế tiếp là làm việc tại nhà, giảm di chuyển, giảm tập thể dục dẫn đến giảm hoạt động thể lực, giảm tiêu hao năng lượng. Thậm chí có nhiều người, sau khi ăn lại “ngả lưng” ngay, ít vận động.

Do đó giữ cân trong thời gian dịch bệnh và giãn cách xã hội là việc khó với nhiều người. Những người đã thừa cân béo phì, việc dành thời gian theo đuổi chế độ giảm cân trong những ngày dịch lại càng trở nên khó khăn.

Khi cân nặng tăng lên thì rất khó giảm, vì vậy cần phải có kế hoạch dự phòng để tránh gây nguy hại cho sức khỏe như tăng huyết áp cao, đái tháo đường, tăng cholesterol trong máu, các triệu chứng của bệnh tim mạch…

Làm thế nào để kiểm soát việc tăng cân?

Hãy luôn nhớ rằng tình hình dịch bệnh còn đang diễn biến phức tạp nên chúng ta không thể đợi hết dịch mới ăn kiêng hoặc tập luyện để giảm cân. Vì vậy, cần xây dựng kế hoạch ăn uống, nghỉ ngơi, học hành, thể dục thể thao điều độ… để đề phòng “vi rút mỡ” thừa cơ xâm nhập trong mùa dịch.

Theo huấn luyện viên Nguyễn Thị Thuỳ Trang - Hệ thống Phòng tập Curves, chị em nên tránh ăn nhiều đồ đóng hộp, tránh ăn vặt, tránh ngủ quá nhiều; nên ăn uống đúng giờ, chế độ ăn thực phẩm đảm bảo protein, chất xơ, thư giãn để tránh tình trạng căng thẳng…

Ngoài ra huấn luyện viên Nguyễn Thị Thuỳ Trang chia sẻ với chị em 6 động tác thể dục đơn giản, nhưng hiệu quả trong giảm mỡ toàn thân.

Động tác 1

Empty
2

Động tác tập vai: Luân phiên nâng tạ hoặc chai nước lên với tay gần như thẳng, sau đó kéo tay về vị trí ban đầu. Có thể tập tay không cũng được nhé.

Động tác 2

3
4

Động tác tập tay và đùi. Chân dang rộng bằng vai, ngồi hơi khuỵ gối, đầu gối không vượt quá mũi chân, giữ lưng và đùi gần như vuông góc đồng thời luân phiên từng tay kéo tạ hoặc chai nước nhỏ lên.

Động tác 3

5
6

Động tác mông, đùi. Tay giữ cố định tạ ngang vai, chân dang rộng bằng vai, thực hiện động tác squat ngồi xuống nhấp 2 lần sau đó đứng trở về vị trí ban đầu. Khi chúng ta ngồi xuống, đùi song song mặt sàn, đầu gối không vượt quá mũi chân.

Động tác 4

7
8

Động tác tập cơ ngực và bụng. Giữ tư thế ngồi gập bụng, nhấc chân lên khỏi sàn, giữ chân và lưng vuông góc, luân phiên đẩy tay ra và kéo về vị trí ban đầu. Lưu ý siết chặt cơ bụng.

Động tác 5

9

Động tác đùi trước và đùi sau. Chân dang rộng bằng vai, giữ cố định một chân, chân còn lại khuỵ gối 1 góc 90 độ, lần lượt bước về phía trước sao cho lòng bàn chân chạm sàn và bước về phía sau sao cho mũi chân nhón gót. Lưu ý đầu gối không vượt quá mũi chân.

Động tác 6

10
11

Động tác tay và sau bả vai. Giữ chắc 2 tạ hoặc chai nước hướng lên trên trần nhà, sau đó liên tục đưa tạ xuống sau đầu và tiếp tục nâng lên đến khi tay gần như thẳng.

Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ

Đông Hường  
Món ăn ngon từ mướp đem lại vô vàn lợi ích sức khỏe
Bí quyết trường thọ của Từ Hi Thái hậu từ 3 thực phẩm bình dân
5 bí kíp giúp các sĩ tử 'học đâu nhớ đó' suốt mùa thi
Dùng ống hút tiện lợi khi uống nước nhưng 2 đối tượng phải tuyệt đối tránh
Thực phẩm giúp giải độc tố gan tự nhiên, ngăn ngừa suy gan
Cách giữ sức khỏe và chế độ dinh dưỡng cho các sĩ tử mùa thi
Loại rau giúp giảm lượng đường trong máu tốt nhất
Nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?
Vì sao ăn nhiều trước khi ngủ lại thấy đói hơn vào sáng sớm?
Quy tắc 20-20-20: Bí quyết giúp bảo vệ đôi mắt giữa thời 4.0
Giải pháp giúp giảm bớt hội chứng thị giác màn hình
Người nhóm máu O hay bị muỗi đốt có đúng không?
5 lý do phụ nữ nên kết hợp hạnh nhân vào chế độ ăn hằng ngày
Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn hai quả trứng mỗi ngày?
Vì sao không va chạm vẫn có vết bầm tím trên người?
Leo cầu thang làm giảm 39% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch
5 thực phẩm tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường
5 thực phẩm bổ não, tiếp sức sĩ tử trong mùa thi
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm, Thứ trưởng Bộ Y tế nêu 3 cách giải quyết nỗi lo
Bé gái 17 tháng tuổi mắc bệnh hiếm 1 triệu trẻ mới có 1 người bị
Xem thêm