Chủ nhật, 05/05/2024 08:48
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 04/06/2021 10:00

"Người hùng" giữa tâm dịch Bắc Giang

Những câu chuyện đang diễn ra những ngày qua tại Bắc Giang khiến ai cũng nghẹn lòng để rồi “trong hoạn nạn mới thấu ân tình” của người dân, đồng bào.

Mỗi ngày trôi qua lại có thêm vài chục ca lây nhiễm, thậm chí có những ngày con số đó lên tới hơn 200. Trong đó Bắc Giang tiếp tục là địa phương "nóng" nhất cả nước.

Dịch COVID-19 bỗng xuất hiện như một cơn cuồng phong làm lao đao biết bao người dân Bắc Giang và nhiều tỉnh thành. Ban chỉ đạo phòng chống dịch làm việc thâu đêm, đội ngũ y bác sĩ tuyến đầu gấp rút lao vào cuộc chiến. Các chốt kiểm soát dịch bệnh rải rác các ngõ phố, thôn, xóm; tin tức về dịch bệnh được cập nhật liên tục; danh sách các F0, F1, F2 được chia sẻ với tốc độ nhanh chóng.

tam dich bac giang Giadinhvietnam (8)

Người dân đi cách ly ngay trong đêm.

Dịch tràn vào các khu công nghiệp lớn khiến hàng chục nghìn người lao động nghỉ việc để cách ly. Mọi hoạt động sản xuất buộc phải dừng lại. Người người vội vã di chuyển đến khu cách ly, những đứa trẻ ngây thơ, ngơ ngác ôm ba lô theo chân các bác sĩ dù trong lòng đang không hiểu việc gì xảy ra.

tam dich bac giang Giadinhvietnam (1)

Xe cứu thương chở người dân đi cách ly.

Những cảnh tượng này đang diễn ra những ngày qua ở Bắc Giang khiến ai cũng nghẹn lòng. Để rồi “trong hoạn nạn mới thấu ân tình”, những câu chuyện đẹp đã được viết lên, những dòng tâm sự đã được cất cánh.

Nắng nóng không nao núng tinh thần chống dịch

Kể từ ngày cả tỉnh Bắc Giang oằn mình gồng gánh dịch bệnh, lực lượng y tế cả nước đều hướng về Bắc Giang. Những chàng trai, cô gái trẻ hay bác sĩ trung tuổi, cao tuổi đều sẵn sàng dốc tâm lực xung phong vào tâm dịch.

Mặc dù đã gần 80 tuổi nhưng bác sĩ Nguyễn Văn Trang ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An vẫn tràn đầy nhiệt huyết viết đơn xin gia nhập lực lượng tuyến đầu.

Bác sĩ Trang viết: “Tinh thần minh mẫn sáng suốt, thể lực an khang, sức khỏe A1. Suốt nhiều năm công tác tôi làm Trưởng khoa nhi, Trưởng khoa tổng hợp nội, nhi lây Đông y.

Tôi muốn gia nhập đoàn quân áo trắng (đồng nghiệp của tôi) bằng tâm huyết cao mong về già còn làm thêm được việc có ích cho xã hội.

Đặt tay lên trái tim mình, nghe trái tim mách bảo: hãy sống bằng trách nhiệm, tình thương, đừng bao giờ vô cảm trước mọi sự bất hạnh. Hãy tới đó (nơi tâm dịch) làm điều tử tế.

Nếu được chuẩn y, tôi vô cùng cảm ơn và coi đó là vinh dự lớn trước hết cho bản thân và gia đình.

Nếu có mệnh hệ gì thì như tôi đã nói: Khi ta sống ta làm thầy thuốc/Bất luận là gì phải giữ được cái tâm/Muốn khi chết hóa thành cây cổ thụ/Để cho đời thêm một bóng râm”.

Tinh thần tương thân, tương ái của vị bác sĩ cao tuổi thật đáng kính trọng khiến bao người xúc động.

tam dich bac giang Giadinhvietnam (7)

Ở tuổi 78, bác sĩ Nguyễn Văn Trang viết đơn xung phong vào tâm dịch.

Từ câu chuyện của bác Trang, hàng nghìn người trẻ khác cũng sẵn sàng ghi tên mình vào danh sách chi viện, hỗ trợ tâm dịch. Tại mặt trận COVID-19, lực lượng y tế, các tình nguyện viên là những chiến sĩ không cầm súng mà sức chiến đấu sục sôi không gì lay chuyển được.

Trên đường vào tâm dịch Bắc Giang, cô gái tình nguyện viên đã viết một lá thư gửi bố mẹ: “Khi bố mẹ đọc được những dòng này con biết là bố mẹ sẽ vô cùng tức giận và lo lắng. Con xin lỗi vì đã làm trái lời mẹ nhưng mẹ ơi đây là chuyến đi con tin chắc rằng con gái của mẹ sẽ trưởng thành hơn rất nhiều. Mẹ luôn dạy con là cho đi rồi sẽ được nhận lại nên quyết định hôm nay của con sau này có thế nào con cũng sẽ không hối hận.

Bố mẹ yên tâm bên cạnh con còn có các bạn, các y bác sĩ và toàn thể bà con huyện Hiệp Hoà, Bắc Giang. Con gái đi rồi sẽ khoẻ mạnh trở về mà. Mẹ ơi khi nào mẹ thật bình tĩnh và ủng hộ thì hãy gọi cho con nha".

Biết rằng quyết định vào tâm dịch sẽ khiến bố mẹ lo lắng, đau lòng nhưng cô gái trẻ vẫn quyết tâm lên đường. Đúng như tinh thần “giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh”.

Là một phóng viên, mặc dù không được trực tiếp tác nghiệp tại tâm dịch nhưng Nguyễn Kế, một người con Bắc Giang vẫn ngày ngày dùng cây bút để lan tỏa những thông điệp, đăng tải những thông tin chính thống góp phần định hướng dư luận giúp người dân có thể hiểu và nắm rõ hơn về tình hình dịch bệnh.

tam dich bac giang Giadinhvietnam (5)

PV Nguyễn Kế tác nghiệp tại Bắc Giang.

Kế chia sẻ: “Trong quá trình viết bài, tôi đã chứng kiến rất nhiều những hình ảnh, những câu chuyện vô cùng xúc động về tình người trong tâm dịch, mọi người chia nhau mớ rau, quả trứng để cùng nhau sống qua mùa dịch. Những chuyến xe tình nghĩa chở nhu yếu phẩm của các tỉnh đổ về Bắc Giang. Những bạn sinh viên trường y hoãn thi để lao vào tâm dịch hỗ trợ chống dịch. Các y bác sĩ không ngại đường xa nguy hiểm và xung phong lên đường đến với Bắc Giang đã đủ thấy tình cảm của người Việt Nam ta đối với nhau trân quý đến nhường nào”.

Quả đúng như vậy, những “thiên thần áo trắng”, “chiến sĩ áo xanh” ngày đêm trực chiến tại điểm dịch nóng nhất cả nước. Thời tiết dù khắc nghiệt nhưng nắng nóng không nao núng tinh thần, mệt mỏi chỉ là cảm giác. “Bắc giang 39 độ, nhưng chúng tôi có trái tim nóng hơn”.

tam dich bac giang Giadinhvietnam (3)
tam dich bac giang Giadinhvietnam (4)

Tinh thần "chống dịch như chống giặc" của lực lượng tuyến đầu.

Suốt gần 1 tuần qua trên các cánh đồng, "áo xanh thanh niên" vẫn cần mẫn tình nguyện gặt lúa giúp bà con vùng dịch, có ngày phải tranh thủ thu hoạch lúa vào lúc đêm muộn nhưng vẫn kiên trì soi đèn hỗ trợ đồng đội khuân vác bao lúa chất lên xe, đưa lúa từ các cánh đồng về đến tận các gia đình.

tam dich bac giang Giadinhvietnam (2)

Tình nguyện viên hỗ trợ người dân Bắc Giang.

Gia đình là điểm tựa, là nguồn động lực lớn nhất cho lực lượng tuyến đầu

Chị Trần Thanh Hằng, chiến sĩ công an đang công tác tại tâm dịch tâm sự rằng, mỗi ngày, lực lượng ở đây phải lấy hàng chục nghìn mẫu xét nghiệm. 1 giờ đêm mới được đặt lưng nghỉ ngơi, 4 giờ sáng đã phải tiếp tục công việc của mình. Có những người đã gục xuống vì mệt mỏi, có những giọt nước mắt đã rơi. Ngay cả bản thân Hằng vẫn có giây phút yếu đuối.

“Tự nhiên cảm thấy nhớ nhà, nhớ da diết, nhớ một cách kinh khủng. Ước gì mình được về nhà ôm mẹ 1 cái rồi đi. Thèm cơm mẹ nấu dã man” – chị Hằng chia sẻ.

tam dich bac giang Giadinhvietnam (6)

Khối lượng công việc căng thẳng như thế, mạnh mẽ đến đâu cũng sẽ có lúc mệt mỏi. Những lúc đó, điều mà họ nhớ nhất là những người thân yêu.

Lời chia sẻ của một nữ bác sĩ tuyến đầu chống dịch tại Bắc Giang khiến ai cũng xót xa:

“Mẹ yêu ơi...

Mấy đêm nay Bắc Giang không ngủ

Những người lính tuyến đầu không ngủ

Những chuyến đi chưa định ngày về.

Bầu trời Việt Yên rực sáng chân đê,

Phụ lão, bé thơ trong cơn mê thảng thốt

Từng chỉ số F0 tăng đột ngột

Ánh mắt con gầy trên điểm nóng Quang Châu

***

Mẹ có biết không...

Ba trăm chiến sĩ ra trận xếp hàng,

Bốn trăm tình nguyện viên trên tuyến đầu tiếp lửa

Cuộc chiến sinh tồn đau như dao cứa

Khi biết bao ca mắc mới mỗi ngày

***

Bốn khu công nghiệp đang xiết chặt vòng vây

Chúng con khoanh vùng tìm F0 thần tốc

Báo chí, truyền thông nhanh như cơn lốc

Cũng kịp thời về đưa tin hoả tốc covi

Cuộc chiến này dẫu có phải trường kỳ

Nhưng nhất định chúng con sẽ đi tới đích…”.

“Chia lửa” với tâm dịch Bắc Giang là sự hỗ trợ, động viên của biết bao người dân nước Việt. “Cả nước hướng về, Bắc Giang cố lên” là thông điệp tràn ngập mạng xã hội bao ngày nay. Những đoàn từ thiện sẵn sàng chi viện, những cuộc “giải cứu” nông sản, những lời kêu gọi ủng hộ Bắc Giang,… Có lẽ, sự đoàn kết, tình yêu thương, tương trợ của tất cả người dân Bắc Giang cùng sự giúp sức, động viên bằng sức người, vật chất của các địa phương khác trong cả nước sẽ là sức mạnh lớn lao nhất để chiến đấu với dịch bệnh.

Gần hơn nữa là những lời động viên trực tiếp từ gia đình góp phần tiếp thêm ngọn lửa chiến đấu cho lực lượng y tế.

Giống như Thanh Hằng, mọi bước đi của cô sẽ luôn có bố dõi theo. Chỉ một dòng tin nhắn cũng khiến Hằng can đảm hơn rất nhiều: “Chào chiến sĩ công an của bố, tình hình Bắc Giang đang rất căng thẳng, con còn trẻ hãy cống hiến không được khuất phục. Cố lên con gái, bố tự hào về con”.

Anh Triệu Quang Tùng (Hiệp Hòa, Bắc Giang) đã gửi lời nhắn nhủ tới vợ và y bác sĩ đang phục vụ cuộc chiến: “Nhìn thấy đội quân áo trắng, áo xanh, áo vàng... dài như sông, như suối, như tiếng hát ấy đang trên đường chi viện cho Bắc Giang, Bắc Ninh; nhìn thấy sự hy sinh ấy mới thấy tổ quốc tôi chưa bao giờ đẹp đến thế!

Đừng khóc vợ nhé! Nước mắt chỉ dành cho ngày chiến thắng. Bởi đất nước này chưa bao giờ có cuộc chia ly!”.

Rồi một ngày không xa, dịch bệnh sẽ được đẩy lùi, mọi người sẽ được đoàn tụ với nhau trong niềm vui và hạnh phúc. Khi ấy, nhìn lại chặng đường dài đang chiến đấu ngày hôm nay, chúng ta sẽ thấy mình mạnh mẽ và can đảm thế nào. Trong gian khó, tình người vẫn sáng lên như ánh nắng xua tan mọi khó khăn, khốc liệt.

Mong bình yên cho tất cả chúng ta!

Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ

Thùy Linh  
Công việc nhàm chán gây mất 37% trí nhớ sau tuổi 70
Chán cảnh nghỉ lễ dài ngày rồi lại làm bù
'Siêu phủi' Racheen Bello dự giải bóng đá 7 người tỉnh Thanh Hóa
Già hóa dân số tại Việt Nam: Phụ nữ cao tuổi chịu nhiều ảnh hưởng nhất
3 bước từ bỏ Google
Học viện cưỡi ngựa Hoàng Gia ghi danh Việt Nam lên bản đồ môn thể thao quý tộc thế giới
Vụ gần 500 người nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai: Đình chỉ cơ sở bánh mì '3 không'
Gần 200 gian hàng tham gia Viet Nam Dairy 2024: Cơ hội cho người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe
Đau đầu kéo dài, bé gái 9 tuổi bất ngờ phát hiện khối u màng não khổng lồ
Quảng Ninh gặp mặt, tri ân các chiến sỹ Điện Biên Phủ
Triển lãm ảnh, tư liệu “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Một thiên sử vàng”
Gần 150 doanh nhân Hà Tĩnh phía Nam tham gia giải Golf gây quỹ
Cháu bé 2 tuổi bị sụp mi bẩm sinh gây nhược thị
Gần 1.500 công trình đề cử tham gia giải thưởng VinFuture 2024
Lên núi Thạch Bàn tận mắt xem nơi tiên đánh cờ
Ngắm bình minh đẹp như tranh vẽ tại bến Ninh Kiều, chợ nổi Cái Răng
'Ngân hàng sữa mẹ” cưu mang sức khỏe đầu đời cho trẻ sơ sinh
Đồng hồ 7 tỷ đồng xem giờ bằng cách… đếm hoa
Hơn 400 người thương vong do TNGT trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5
Đột nhập bệnh viện đánh thuốc mê trộm tài sản
Xem thêm