Thứ năm, 16/05/2024 16:44
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 25/01/2018 08:44

Liver Rolex, Gan Rolex – “thần dược” hay "đánh lừa" khách hàng?

Không chỉ đánh lừa khách hàng về quảng cáo Gan Rolex, mà công ty phân phối còn vẽ ra những giấy tờ chứng nhận “ảo”?.

Từ vi phạm quảng cáo...

Theo phản ánh của nhiều người tiêu dùng đến báo Gia đình Việt Nam tại nhiều website http://bacsitribenhgan.com/yduochn/ và http://www.dieutrigan.net/ cùng nhiều địa chỉ facebook, zalo có quảng cáo về sản phẩm một mặt là Liver Rolex, mặt sau là Gan Rolex với đủ các loại công năng như một loại thuốc có khả năng "chữa bệnh", "điều trị", “đặc trị”, bệnh viêm gan B, và các bệnh về gan.

Nếu đọc những lời tư vấn quảng cáo đó, không ít người mắc bệnh đã tin dùng sản phẩm như thuốc chữa bệnh mà không hề biết đó là TPCN chỉ giúp hỗ trợ điều trị.

Empty

Lời giới thiệu sản phẩm như một thần dược về điều trị các bệnh về gan gây hiểu nhầm là thuốc chữa bệnh.

Hầu hết công ty này quảng cáo dưới dạng bài viết chia sẻ để nhiều người tin vào công dụng sản phẩm.

Empty

Các nhân vật chia sẻ dưới dạng nhiều motip khác nhau

Môtíp chung của các nhân vật chia sẻ và các dạng tin nhắn phản hồi là trước khi sử dụng sản phẩm thì khổ sở về bệnh tật như thế nào, sau khi sử dụng sản phẩm một thời gian thì bệnh tình thuyên giảm, khỏi hẳn các triệu chứng do bệnh gây nên - đó cũng chính là lý do để nhân vật viết cảm ơn, chia sẻ với người khác.

Để thêm tính thuyết phục, những bài chia sẻ đều có tên, tuổi, hình ảnh cụ thể của nhân vật đã dùng sản phẩm. Theo tìm hiểu, các bài viết này ngoài được đăng các trang tin chính thức, các dạng bài giới thiệu, video cảm ơn của bệnh nhân cũng được đăng rất nhiều trên mạng xã hội.

Empty

Những con số đưa lên cho có sự thu hút?

Tại Điều 3, Thông tư 08/2013/TT-BYT hướng dẫn về quảng cáo thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế có ghi rõ một trong các hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo thực phẩm là: "Sử dụng hình ảnh, uy tín, của các đơn vị y tế, nhân viên y tế, thư cảm ơn, chia sẻ của bệnh nhân để quảng cáo thực phẩm".

Tuy nhiên, trên nhiều trang quảng cáo có nội dung, hình ảnh mô tả các sản phẩm TPCN như một loại thuốc chữa bệnh:

Để tìm hiểu rõ hơn về sản phẩm, PV đã liên hệ với số điện thoại và địa chỉ ghi trên bao bì sản phẩm nhưng số điện thoại luôn trong trạng thái không liên lạc được.

Câu hỏi đang được người tiêu dùng đặt ra, “biệt dược” Gan Rolex, Liver Rolex thực chất là cái gì? Và có nguồn gốc như thế nào?

… Đến giấy tờ chứng nhận “ảo”?

Theo tìm hiểu của phóng viên, TPCN Gan Rolex do công ty TNHH Hoa Mộc Đường phân phối, bên dưới mỗi bài quảng cáo đều ghi rõ: “Sản phẩm được Bộ y tế kiểm định chất lượng và cấp chứng nhận lưu hành số: 33331/2015/ATTP – XNCB.” Tuy nhiên, khi tra cứu số hiệu này lại ra sản phẩm Bình Vị Khang đăng kí xác nhận quảng cáo.

mhd-2

Giấy xác nhận công bố quảng cáo lại có hai số hiệu?

Chưa hết, về phần tư vấn bên công ty này có quảng cáo: “dược sĩ đầu ngành tư vấn miễn phí”. Thật bất ngờ “dược sĩ đầu ngành” khi hỏi ra mới chỉ sinh năm 1996 đến 1990…

Không chỉ liên quan tới việc vi phạm quảng cáo, công ty TNHH Mộc Hoa Đường còn có rất nhiều vấn đề bất cập trong hoạt động kinh doanh. Khi phóng viên đến địa chỉ đăng kí kinh doanh của công ty TNHH Hoa Mộc Đường tại số 81 ngõ 25 Vũ Ngọc Phan thì không hề thấy tên công ty, thay vào đó là nhà văn hoá của phường Láng Hạ.

nha-mhd

Địa chỉ công ty là địa chỉ "ma", không hề tồn tại?

Theo luật sư Nguyễn Đức Trang, văn phòng luật Hồng Việt, việc công ty TNHH Mộc Hoa Đường mập mờ địa chỉ đã vi phạm luật Doanh nghiệp.

Theo luật sư Trang, căn cứ vào điều 29 của luật Doanh nghiệp 2014, khi thay đổi trụ sở của công ty thì doanh nghiệp phải thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp, thời hạn thay đổi trong vòng 10 ngày. Đối với hành vi chậm thay đổi, căn cứ vào điều 21 Nghị định 155/2013/NĐ-CP xử phạt như sau:

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp không đúng thời hạn quy định.

- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp sau 10 ngày kể từ ngày có quyết định thay đổi.

Như vậy, việc công ty TNHH Hoa Mộc Đường mập mờ địa chỉ, không chỉ gây hiểu lầm cho khách hàng mà còn khiến cho các cơ quan chức năng bị động trong việc quản lý. Hơn hết, việc này còn vi phạm pháp luật và cần có những biện pháp cứng rắn để xử phạt.

Những ý kiến cụ thể của cơ quan chức năng vào cuộc, Gia đình Việt Nam sẽ chuyển tải tới độc giả trong những bài viết sau.

Theo Thông tư số: 08/2013/TT-BYT hướng dẫn về quảng cáo thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế:

Điều 3 . Các hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo thực phẩm:

Quảng cáo thực phẩm khi chưa có giấy xác nhận nội dung quảng cáo của cơ quan y tế có thẩm quyền cấp.

Quảng cáo thực phẩm là hàng giả, hàng kém chất lượng.

Quảng cáo thực phẩm có tác dụng như thuốc chữa bệnh.

Quảng cáo thực phẩm không phù hợp với nội dung đã công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp với quy định về an toàn thực phẩm hoặc quảng cáo quá tác dụng của thực phẩm.

Quảng cáo thực phẩm dưới hình thức bằng các bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế có nội dung mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh.

Sử dụng hình ảnh, uy tín, thư tín của các đơn vị y tế, nhân viên y tế, thư cảm ơn của bệnh nhân để quảng cáo thực phẩm.

Các hành vi cấm khác đã được pháp luật về quảng cáo quy định.

Thanh Thảo  
Mồ côi bố mẹ, nam thanh niên 'khuyết tật' đang từng ngày vật lộn với bệnh tim
Ông nội nhọc nhằn níu giữ sự sống cho cháu trai mắc bệnh tan máu bẩm sinh
Nhặt ve chai nuôi vợ con tâm thần, lo cháu ngoại ăn học
Mẹ con tật nguyền mưu sinh trong ngôi nhà chưa đầy 10m2
Mỗi tuần một địa chỉ nhân đạo giúp 10 gia đình nghèo ổn định cuộc sống
Vợ bệnh tật hơn 6 năm chăm chồng bị liệt
Bé trai 6 tuổi mắc xơ gan hiếm gặp, mất 200 triệu đồng vẫn đau đớn từng ngày
Éo le phận đời 4 chị em mất mẹ giữa những ngày mưa lũ
Xem thêm